Những Nguyên Nhân Của Những Thành Công, Tồn Tại, Hạn Chế‌


- TP.HCM là một trong những địa phương chưa xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Vì vậy xét ở góc độ phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững du lịch nói riêng vẫn còn những tồn tại hạn chế trong đó nổi bật là tình trạng ô nhiễm và hướng xử lý.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên bao gồm:

- Chưa có một chiến lược, kế hoạch tổng thể khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch của TP. Chưa xây dựng được cơ chế tạo nguồn thu từ du lịch cho công tác bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên du lịch.

- Chưa có được cơ chế, quy định có hiệu lực trong thực tế để quản lý tác động của hoạt động du lịch nói riêng, của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung đến tài nguyên du lịch.

- Chưa có sự thống nhất, phối hợp có hiệu quả giữa du lịch và các ngành có liên quan trong việc quản lý tài nguyên du lịch. Chưa có được những định hướng cụ thể trong việc phối hợp với các địa phương vùng phụ cận để phát triển du lịch, góp phần làm giảm tình trạng khai thác quá tải tài nguyên du lịch ở TP.HCM.

- Chưa xây dựng và thực hiện được chiến lược phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững du lịch nói riêng.

2.4.4 Những nguyên nhân của những thành công, tồn tại, hạn chế‌

Nguyên nhân của những thành công

- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch: TP.HCM vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch, có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên...). Bên cạnh đó, Ngành Du lịch TPHCM phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Du lịch trên địa bàn như xây dựng và triển khai chương trình hành động và phát triển Du lịch Đường sông; quảng bá và có kế hoạch thực hiện chương trình “TP.HCM – 100 Điều thú vị” lần 2; thúc đẩy chương trình “Dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn” …và từng bước đưa Du khách đến với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ Du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Hạ tầng DL phát triển: TP.HCM được Chính Phủ quan tâm đầu tư nâng cấp nên hạ tầng DL nói riêng của TP.HCM đã có những bước phát triển.


Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 9

- Môi trường đầu tư kinh doanh: môi trường đầu tư kinh doanh TPHCM ngày càng thuận lợi, thông thoáng tạo điều kiện cho các DNDL dịch vụ phát triển, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển Du lịch trên địa bàn.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Về kinh tế

Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, tình trạng doanh nghiệp hoạt động trái phép, hoạt động không phép vẫn còn và chưa xử lý kịp thời.

Khách quốc tế tăng nhanh đến TP bằng nhiều đường khác nhau, đường hàng không, đường bộ, đường biển. Tuy nhiên TP Hồ Chí Minh chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động còn hạn chế.

Cơ sở vui chơi giải trí của TP còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Việc kết nối các sản phẩm với các DNDL với nhau trong khai thác sản phẩm chưa thật sự đồng bộ.

- Về văn hóa - xã hội

Để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã tự ý cải tạo và sáng tạo mới trong bản sắc văn hoá dân tộc đã làm mất đi ý nghĩa và giá trị truyền thống của nó và biến thành tầm thường. Ví dụ : các kiến trúc cổ, các đồ giả cổ, tranh, hoạ giả cổ… bán cho khách, các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian đã trở thành trò diễn mua vui cho khách du lịch.

Khách du lịch nước ngoài đem theo một số nếp sinh hoạt, hoặc văn hoá khác với truyền thống văn hoá của địa phương dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ tới nếp sống của người dân đặc biệt là tầng lớp trẻ. Ví dụ: nếp sống thực dụng và hưởng thụ không nghĩ tới tương lai, không phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội.

Tình trạng trộm cướp, cướp giật, móc túi tại các khu du lịch còn thường xuyên sảy ra. Đặc biệt là tình trạng chèo kéo đeo bám du khách có dấu hiệu tăng trở lại, tình


trạng taxi dù, nhái nhãn hiệu, tự ý đẩy giá dịch vụ vào mùa cao điểm vẫn còn tồn tại, tình trạng ăn xin tập trung nhiều ở các điểm du lịch gây phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý du khách và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Quốc gia.

Công tác hậu thanh tra, kiểm tra về hoạt động kinh doanh một số ngành nghề trong lĩnh vực du lịch chưa tương xứng với đà tăng trưởng, quy mô hoạt động du lịch ngày càng lớn của ngành du lịch thành phố.

- Về môi trường

TP cũng đang đứng trước những thách thức lớn đối với sự phát triển du lich bền vững, điều này thể hiện rõ qua những vấn đề về giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và thực hiện công bằng xã hội.

Công tác an ninh, an toàn, văn minh du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn thực hiện rất sơ sài.

Vấn đề về giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề đáng quan ngại ảnh hưởng rất lớn đối với du lịch TP.

Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

Sản phẩm du lịch TP nhìn chung chưa thực sự phong phú, trong khi các loại hình sản phẩm du lịch mới (du lịch đường thủy, chương trình nghệ thuật phục vụ khách...) triển khai còn chậm so với yêu cầu.

Cơ chế, cơ sở hạ tầng giao thông TP chưa đồng bộ, môi trường du lịch chưa thực sự nề nếp. Điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch tại TP chưa hoàn thiện và đồng bộ như còn thiếu bến cảng, cầu tàu du lịch đúng tiêu chuẩn.

Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế, công tác quản lý nhà hàng, Đơn vị tính lữ hành, khách sạn chưa chặt chẽ; chưa phối hợp tốt các cấp các ngành còn nhiều bất cập còn tình trạng chồng chéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý nguồn nhân lực còn yếu về chất lượng, cần được đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng giao tiếp ứng xử.


Các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch đều đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm.

Ý thức một số người dân còn thấp làm du khách có cài nhìn xấu về con người VN nói chung và ảnh hưởng tới du lịch nói riêng.

- Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt, chia sẻ thị trường đăc biệt các nước trong khu vực với bề dày kinh nghiệm đã và đang thực hiện tạo sức hút đáng kể đối với du khách. Bên cạpnh đó TP còn gặp phải nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh giữa các địa phương như: việc miễn thị thực với thời hạn lưu trú tối đa 30 ngày cho khách nước ngoài đến Phú Quốc sẽ tạo điều kiện cho một lượng khách quốc tế đi thẳng đến Phú Quốc mà không lưu trú ơ TP.HCM.

Tình hình căng thẳng Biển Đông tạm thời lắng dịu nhưng không lường hết được những bất ổn sảy ra như đã từng diễn ra và tác động đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Bên cạnh đó khủng khoảng kinh tế, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành du lịch.

Tính mùa vụ của du lịch thể hiện khá rõ nét: vào các dịp Lễ, Tết, mùa hè khách đến nhiều, mùa thấp điểm (mùa mưa) khách đến không nhiều.


Kết luận chương II‌

TP.HCM là “cực tăng trưởng” kinh tế lớn nhất cả nước. Du lịch TP.HCM không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của thành phố mà còn có vị trí quan trọng trong sự phát triển du lịch Việt Nam. Tuy vậy theo quy luật của phát triển và cũng theo xu hướng chung du lịch TP.HCM cần chuyển đổi phương thức, đường lối phát triển. Đó là hướng trọng tâm phát triển đến phát triển bền vững. Như ở chương I đã luận giải, trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là khai thác, sử dụng với hiệu


quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất tài nguyên du lịch của TP.HCM, không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà quan trọng hơn là hiệu quả cho tương lai lâu dài.

Tài nguyên du lịch được hiểu là khách thể du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch gồm: tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch xã hội, tài nguyên du lịch kinh doanh. Dựa trên những tiêu chí đánh giá du lịch phát triển bền vững và dựa trên những công cụ thống kê, phân tích về:

- Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013.

- Doanh thu du lịch, đóng góp của du lịch vào tăng trưởng GDP của TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Sự phát triển sản phẩm du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Thực trạng doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013.

- Thực trạng thu hút quần chúng tham gia vào phát triển du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013..

Từ góc độ phát triển bền vững tài nguyên du lịch TP.HCM có thể rút ra những nguyên nhân thành công sau:

- Ngành du lịch TP.HCM đã phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện các đề án phát triển du lịch TP giai đoạn 5 năm: 1996 - 2000, 2000 - 2005, 2005 - 2010 và 2010 - 2015.

- Hạ tầng du lịch và môi trường kinh doanh được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.

- Nguyên nhân của những thành tựu này gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.


+ Về nguyên nhân khách quan có thể diễn đạt một cách tổng quát là TP.HCM hội đủ các yếu tố: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển du lịch bền vững và là địa bàn có truyền thống phát triển thị trường.

+ Nguyên nhân chủ quan là các thế hệ quản lý du lịch TP.HCM qua các giai đoạn khác nhau đều nhất quán quan điểm phát triển bền vững

Những tồn tại hạn chế trong phát triển du lịch TP.HCM theo hướng bền vững:


- Tình trạng ô nhiệm môi trường sinh thái trên các phương diện: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất...chậm được khắc phục.

- Trình độ (chất lượng) nguồn lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc thu hút nhân dân tham gia vào phát triển du lịch chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Hạ tầng kỹ thuật - xã hội của du lịch còn yếu kém.

- Nguyên nhân chủ quan công tác quản lý nhà nước còn tồn tại hạn chế. Năng lực điều hành, chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển du lịch chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Các đề án phát triển du lịch mang tính dàn trải, các mục tiêu chưa hướng đến mục tiêu ưu tiên là phát triển bền vững.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030‌


3.1. Quan điểm phát triển du lịch‌

Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 đã đề cập đến những vấn đề làm cơ sở cho du lịch TP.HCM phát triển, Nghị quyết có nêu “Thúc đẩy phát triển các nhóm ngành dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả; trong đó, có ngành du lịch”. Bên cạnh đó nghị quyết còn đề ra các nhiệm vụ về mặt văn hóa xã hội như “Phát triển, nâng cao chất lượng và quản lý tốt các hoạt động văn hoá theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của TP Hồ Chí Minh”

Với những mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch TP.HCM phát triển và bền vững. Trên cơ sở đó, để được xem là phát triển bền vững ngành du lịch TP.HCM cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ ổn định, bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực với môi trường, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. PTDLBV trên cơ sở khai thác những tiềm năng và lợi thế của TP về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, tiềm lực kinh tế, cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch.

- Chất lượng dịch vụ: nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch để đạt chuẩn.

- Sản phẩm: phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên những lợi thế của TP.HCM, tạo ra nét đặc trưng riêng về sản phẩm du lịch TP.HCM.

- Quản lý nhà nước: hoàn thiện khung pháp lý để phối hợp giữa ngành du lịch và các ngành, lĩnh vực khác địa bàn phát huy được hiệu quả; Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển du lịch. Tạo mối liên kết với các địa phương trong cả nước trong phát triển du lịch.


- Môi trường du lịch: sử dụng các tài nguyên hiệu quả, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách.

- Nguồn nhân lực: đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch TP.HCM.

3.2. Phương hướng phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh

Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch

Trung ương và TP đang kêu gọi đầu tư, bên cạnh đó tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho du lịch phát triển như :

- Xây dựng các tuyến xe điện mặt đất TP.HCM, xây dựng cầu Rạch Chiếc 2, cầu Thủ Thiêm 2 và 3.

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội đô vành đai trong (sông Sài gòn - sông Trường Đai - rạch Bến Cát - rạch Nước lên - sông Bến Lức - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn) đạt chuẩn kênh cấp 4.

- Cải tạo, nâng cấp vành đai ngoài (sông Sài Gòn - kênh Xáng - rạch Tra - kênh An Hạ - Chợ Đệm - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn) đạt chuẩn kênh cấp 4.

- Xây mới bến tàu khách quốc tế 50.000 DWT tại khu vực Mũi Đèn Đỏ (phường Phú Thuận, quận 7) và bến thủy nội địa tại khu vực cảng Sài Gòn - Khánh Hội.

- Xây dựng các tuyến đường cao tốc: Cao tốc TP.HCM - Củ Chi - Mộc Bài, Cao tốc TP.HCM - Chơn Thành - Lộc Ninh.

- Mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

- Đồng thời sửa chữa và nâng cấp các trục đường đã xuống cấp gây tắc nghẽn giao thông.

Tập trung xây dựng và hoàn thành các khách sạn cao cấp, các khu phức hợp thương mại, mua sắm và các điểm vui chơi giải trí.

Cải tạo và xây mới Thương xá TAX thành trung tâm thương mại Quốc tế 35 Nguyễn Huệ, quận 1.

Cải tạo và xây mới chợ Tân Bình thành Trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ truyền thống Tân Bình.

Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và hoàn thành khu tưởng niệm Tết Mậu Thân 1968 tổng diện tích 12 hecta tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.

Ngày đăng: 01/09/2022