Doanh Thu Du Lịch, Đóng Góp Của Du Lịch Vào Tăng Trưởng Gdp Của Tp.hcm‌


Bảng 2.3 trên cho thấy tổng lượng du khách quốc tế đến TP.HCM năm sau luôn thay đổi và có xu hướng cao hơn năm mặc dù gặp phải khó khăn do chịu tác động của suy thoái kinh tế vào những năm 2008-2009 lượng du khách quốc tế có giảm do nhiều nguyên nhân bởi sự suy thoái nền kinh tế thế giới, dịch bệnh, chất lượng... Nhưng du lịch TP có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng về thu hút khách quốc tế. Đây thực sự là tín hiệu tốt cho thấy du lịch TP tăng trưởng bền vững, ổn định.

2.3.1.3. Doanh thu du lịch, đóng góp của du lịch vào tăng trưởng GDP của TP.HCM‌

Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, bán hàng và các sản phẩn dịch vụ khác. Doanh thu du lịch TP.HCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006-2013


Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Doanh thu du lịch

của TP.HCM

Tăng trưởng (%)

Doanh thu du của

lịch cả nước

Tỷ lệ (%)

2006

16.200

21,35

51.000

31,76

2007

24.000

48,15

56.000

42,86

2008

31.000

29,17

60.000

51,67

2009

38.334

23,65

68.000

56,37

2010

44.918

17,17

96.000

46,79

2011

56.842

26,55

130.000

43,72

2012

71.279

25,3

160.000

44,55

2013

83.191

17

200.000

41,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 6

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.


Doanh thu du lịch TP tăng bình quân 27%/ năm; năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 83.191 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm 2013, chiếm 41.6% tổng doanh thu du lịch Việt Nam (đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ).


Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy doanh thu du lịch TP.HCM tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại không ổn định. Cụ thể năm 2007 tốc độ tăng trưởng là 48,15% chiếm 42,86% doanh thu du lịch của cả nước. Nhưng 2008 tốc độ tăng trưởng giảm còn 29,17%, và tiếp tục giảm trong 2009 xuống 23,65%, đến 2010 chỉ còn 17,17%. Do chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kinh tế thế giới suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của doanh thu du lịch TP.HCM. Đến năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam dần phục hồi, theo đó tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch TP.HCM đạt 26,55%.

GDP du lịch TP.HCM:

Tỷ lệ phần trăm giá trị kinh tế từ du lịch so với GDP của TP.HCM từ 1 con số đã tăng lên ở 2 con số cụ thể như sau: Năm 2006 du lịch đóng góp 8,5% GDP của TP.HCM. Đến năm 2013 du lịch đóng góp 10,88% GDP của TP.HCM.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch TP.HCM và GDP của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng


900

800

764.561

700

600

591.863

500

512.721

Tổng GDP TP.HCM

400

422.27

300

337.04

287.513

200

190.561

229.197

Doanh thu Du lịch TP.HCM

71.279

83.191

100

16.2

24

31

38.334

44.918

56.842

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Bảng 2.5: Bảng doanh thu du lịch so với GDP Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Năm


Doanh thu Du lịch TP.HCM


GDP TP.HCM

Tỷ lệ phần trăm giá trị kinh tế từ du

lịch so với GDP của

TP.HCM ( %)

Tổng

Tăng trưởng

2006

16.200

190.561

15,3%

8,50%

2007

24.000

229.197

20,3%

10,47%

2008

31.000

287.513

25,4%

10,78%

2009

38.334

337.040

17,2%

11,37%

2010

44.918

422.270

25,3%

10,64%

2011

56.842

512.721

21,4%

11,09%

2012

71.279

591.863

15,4%

12,04%

2013

83.191

764.561

29,2%

10,88%

Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, Cục thống kê TP.HCM.


Nhờ doanh thu du lịch tăng lên nên đóng góp của ngành du lịch vào GDP của TP.HCM ngày càng tăng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP ngày càng chuyển biến tích cực.

- Đánh giá chung: TP.HCM có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Du lịch góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế TP.HCM. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành du lịch TP phát triển chủ yếu là theo chiều rộng. Bên cạnh đó sự phát triển quá nóng về xây dựng ở trung tâm TP cộng với tốc độ đô thị hóa quá nhanh ở các Quận, Huyện đã để lại những hệ lụy không nhỏ về cân bằng sinh thái. Sự xuất hiện ngày càng đông các DNDL như khách sạn, nhà hàng, các đơn vị lữ hành làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng của TP. Nghĩa là TP vẫn thiếu một chiến lược PTDLBV. Vì vậy trong thời gian tới cần phải chú trọng hơn các khía cạnh về phát triển du lịch theo hướng bền vững như kinh tế, môi trường bền vững và đời sống người dân được cải thiện.


2.3.1.4. Sản phẩm du lịch‌

Những năm gần đây, sản phẩm du lịch TP.HCM ngày càng được quan tâm và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Dưới đây là một số sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.

Du lich sinh thái: TP đang đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này, các điểm du lịch trọng điểm :

- Khu Du lich sinh thái Cần Giờ: được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố, khu DLST Cần Giờ với nhiều địa điểm nổi tiếng như đảo khỉ, khu du lịch rừng ngập mặn Vàm Sát, Đầm Dơi, Tràm Chim hay khu du lịch 30/4 là những địa điểm thích hợp cho một chuyến dã ngoại đầy lý thú. Tuy nhiên, những địa điểm ăn uống ở Cần Giờ thường có giá cả thất thường nên cần phải có chính sách giá thống nhất đối với nơi đây.

- Khu du lich sinh thái Bình Mỹ (Củ Chi): nằm ven sông Sài Gòn, khu DLST Bình Mỹ (Củ Chi) mang một màu xanh của cỏ cây, mây trời và sông nước với những vẻ đẹp còn hoang sơ và mộc mạc.

Du lịch ẩm thực: là trung tâm của vùng đất phương Nam, dân cư ba miền hội đủ đã khiến TP.HCM trở thành mảnh đất có nền ẩm thực phong phú nhất với những con phố ăn uống, những quán xá với hàng trăm món ăn truyền thống độc đáo. Điển hình : khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh, Khu Ẩm Thực Sinh Thái Bình Xuyên...hay những con đường với đủ các món ăn vặt mang hương vị của mọi miền đất nước.

Du lịch tham quan thành phố: thu hút đông đảo du khách bởi những công trình kiến trúc, phong tục tập quán, di tích lịch sử - cách mạng, tín ngưỡng,... chứa đựng biết bao giá trị lịch sử, văn hóa: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Thành Phố, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng và hệ thống bảo tàng, hệ thống chùa, đình, đền, miếu…

- Du lịch mua sắm: TP.HCM có nhiều điểm mua sắm hấp dẫn, với hàng trăm chợ lớn nhỏ cùng các trung tâm thương mại góp phần thúc đẩy du lịch mua sắm lên ngôi, với sự phong phú và đa dạng của các mặt hàng hóa. Điển hình: chợ Bến Thành, Saigon Square, Chợ Bình Tây; các trung tâm mua sắm: Diamond plaza, Parkson,


Vincom, Saigon Centre; các con phố thời trang: Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Lê Văn Sỹ...

- Du lịch đường sông: sở hữu sông Sài Gòn - nơi dừng chân của nhiều tàu biển quốc tế và khu dự trữ sinh quyển - rừng ngập mặn Cần Giờ. TP.HCM đã xác định sẽ phát huy thế mạnh hệ thống sông rạch và tài nguyên ven sông du lịch đường thuỷ. TP đang nghiên cứu tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên sông như: hội hoa trên sông vào dịp tết âm lịch, lễ hội văn hóa-thể thao-du lịch trên sông vào mùa hè, lễ hội Nghinh ông Cần giờ vào trung thu tháng 8 âm lịch. Bên cạnh đó cũng mới đưa vào khai thác các tour du lịch đường sông khám phá các tuyến điểm hấp dẫn tại TP.HCM, với đội tàu khoảng 10 chiếc, sức chứa từ 6-40 khách:

- Tour Đại Lộ Đông Tây: khởi hành tại Bến Thủy Nội Địa Thủ Thiêm qua các địa danh: Bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, Cầu Khánh Hội, Cầu Móng, Cầu Ông Lãnh, Cầu Chữ Y, Cầu Chà Và, Bến Bình Đông.

- Tour Bạch Đằng – Bình Quới: khởi hành tại Bến Thủy Nội Địa Thủ Thiêm qua các địa danh: Nhà Máy Ba Son, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, bán đảo Thanh Đa Bình Quới.

- Tour Bạch Đằng – Địa Đạo Củ Chi: khởi hành tại Bến Bạch Đằng, tham quan Bán Đảo Thanh Đa Bình Quới, Cầu Bình Lợi, Chợ Lò Gốm Lái Thiêu, Thị Xã Bình Dương, ngã ba Bến Cát, Bến Đình.

- Tour Bạch Đằng – Khu sinh thái Đảo khỉ Cần Giờ: khởi hành tại Bến Bạch Đằng – cảng Nhà Rồng – cầu Tân Thuận – Ngã ba đèn đỏ – Phú Xuân – Kho Xăng Nhà Bè – Phà Bình Khánh - tham quan Chợ Bình Khánh - tham quan Đảo Khỉ, tham quan chiến khu Rừng Sác.

- Tour Bạch Đằng – Khu Du lịch Vàm Sát: khởi hành tại bến Thủy Nội Địa Thủ Thiêm và tham quan theo tuyến Bạch Đằng – cảng Bến Nghé – cầu Tân Thuận – Ngã ba đèn đỏ – Phú Xuân – Kho Xăng Nhà Bè- tham quan Khu Du Lịch Vàm Sát (Tràm chim, Vườn cá sấu…)

- Tour Bạch Đằng – Nhà Vườn Long Phước Quận 9: khởi hành từ Bến Bạch Đằng dọc hai bên sông hạ lưu của sông Đồng Nai qua các điểm: cảng Cát Lái – cù


Lao Dừa – sân Golf Nhơn Trạch –và điểm đến là một trong các khu Nhà Vườn Long Phước, Chùa Bảo Tháp, Khu Nhà Việt.

- Tour Bạch Đằng – Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng: khởi hành tại bến Thủy Nội Địa Thủ Thiêm Bạch Đằng qua các điểm: cầu Khánh Hội – cầu Ông Lãnh – Kênh Tẻ - rạch Ông Lớn – Cầu Ánh Sao – khu mua sắm Phú Mỹ Hưng – cầu Phú Xuân – ngã ba Đèn Đỏ - cầu Phú Mỹ Cảng Tân Thuận.

Chúng ta cho rằng tiềm năng du lịch đường thủy của TP.HCM rất đa dạng nhưng thời gian qua chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. Vì vậy một trong những hướng trọng tâm của du lịch TP cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch đường thủy trong thời gian tới.

- Du lịch Mice, hội nghị: MICE (du lịch kết hợp với hội thảo và triển lãm) đang được chọn làm sản phẩm chính cho TP.HCM. Với sự hoàn thành trung tâm Hội nghị triển lãm ở quận 7, diện tích lớn gấp 6 lần Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế hiện tại ở quận Tân Bình, Trung tâm này có một trung tâm hội nghị quốc tế và khách sạn 4-5 sao đủ sức phục vụ những hội nghị lớn. Hứa hẹn sẽ góp phần giúp du lịch Mice TP.HCM làm tăng giá trị ngành du lịch TP.HCM và tăng nhanh nguồn thu.

Nhìn chung: Hiện trạng sản phẩm du lịch TP.HCM còn ít và chưa thật sự hấp dẫn. TP đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh chuỗi các sự kiện như: đường hoa Nguyễn Huệ, ngày hội du lịch, lễ hội trái cây Nam bộ, liên hoan món ngon các nước, hội chợ quốc tế… Để thu hút du khách cũng như đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trong thời gian tới TP đang tập trung phát triển du lịch đường sông nội đô, DLST nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch đến TP. Tăng tình hiệu quả tương xứng với tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu PTDLBV.

2.3.1.5. Cơ sở hạ tầng du lịch

- Hệ thống giao thông

TP.HCM ngoài là một đầu mối giao thông trọng điểm của khu vực phía Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy rất phát triển, TP còn nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang


Tây. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Hệ thống đường sông ở TP và phụ cận tương đối đều khắp, chủ yếu tập trung ở phía Đông và phía Nam. TP có các cảng chính: cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng dầu Nhà Bè và Tân Cảng, cảng Tân Thuận, cảng Container khu chế xuất,... Khách du lịch quốc tế đến TP chủ yếu bằng đường hàng không. Vì vậy, hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch TP. Tại TP, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm TP 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế.

- Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của TP.HCM phát triển nhanh và hiện đại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín cơ bản các địa bàn toàn thành phố, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin trong và ngoài nước. Hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ, đảm bảo nhu cầu liên lạc cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Điện, nước

- Nguồn cung cấp điện: Bao gồm các nhà máy điện, thủy điện với tổng công suất thiết ký 1.098,7 MW, chưa kể nguồn điện từ đường dây 500 KV đưa lượng điện thế về TP hàng năm từ 1,5 đến 2 tỷ Kwh.

- Cấp thoát nước: Nhà máy nước Thủ Đức với công suất 650.000 m3/ngày, nhà máy nước ngầm Hóc Môn giai đoạn 1 cho 20.000m3/ngày. Ngoài ra có 27 giếng nước ngầm cho trên dưới 100m3/giếng/ngày. TP đang có dự án xây dựng mới hai nhà máy nước và hệ thống xử lý nước hiện đại.

2.3.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

- Về cơ sở lưu trú:

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách ngày càng tăng nên các cơ sở lưu trú được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, trên địa bàn TP hệ thống cơ sở các cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch phát triển ngày càng, số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Nếu năm 2006, TP mới chỉ có 801 cơ sở lưu trú với 20.982 phòng, thì tính đến năm 2013, trên địa bàn TP đã có 1.980 cơ sở lưu trú du lịch (tăng 1.179 cơ sở lưu trú du lịch so với năm 2006) với 45.950 phòng (tăng 24.968 phòng so với năm 2006).


Bảng 2.6: Thực trạng cơ sở lưu trú của TP.HCM giai đoạn 2006- 2013

Đơn vị tính: CSLT, phòng



Loại khách sạn

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số cơ sở lưu trú

801

948

1.165

1.350

1.461

1.568

1.568

1980

Tổng số phòng

20.982

23.94

27.665

31.591

34.091

36.611

40.202

45.950

-Khách sạn 5 sao

10

11

12

13

13

13

14

15

-Khách sạn 4 sao

7

8

8

8

11

13

15

18

-Khách sạn 3 sao

21

25

29

35

44

49

60

71

-Khách sạn 2 sao

71

90

111

140

159

180

201

216

-Khách sạn 1 sao

62

155

241

424

558

655

830

1.106

-Cơ sở lưu trú đạt

chuẩn

630

659

763

728

674

656

601

552

-Bệnh viện KS 5 sao




1

1

1

1

1

-Khu căn hộ cao cấp



1

1

1

1

1

1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.


Nhìn chung: Qua đánh giá về thực trạng cơ sở lưu trú cho thấy tốc độ tăng trưởng khá trong năm gần đây, theo hướng nâng cấp và xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung các phòng khách sạn đảm bảo tiện nghi cho việc lưu trú của khách. Sự cạnh tranh đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hóa các dịch vụ, tăng cường quảng cáo tiếp thị.

- Về doanh nghiệp lữ hành:

Bên cạnh việc phát triển của các cơ sở lưu trú, số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn cũng tăng mạnh, từ 452 doanh nghiệp vào năm 2006 lên 886 doanh nghiệp vào năm 2013, trong đó có 510 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 355 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 09 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nước ngoài tại TP.

Ngày đăng: 01/09/2022