Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Của Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tp.hcm.‌‌


Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng nhấn mạnh “PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”.

Như vậy PTBV trong tương lai tiếp tục là nội dung xuyên suốt của chiến lược phát triển dài hạn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức khó khăn thực hiện PTBV đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để PTBV và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

1.2.2. Về phát triển du lịch

Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đổi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình.

Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX được nâng lên: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.

Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển.


Như vậy, về phát triển du lịch trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển du lịch. Trong kết luận của bộ chính trị cũng chỉ ra những hướng quan trọng trong trong thực hiện chiến lược phát triển du lịch và thành lập ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Đại hội Đảng bộ ở các cấp đều định hướng phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn. Nhằm phát triển du lịch gắn với giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước có du lịch phát triển trong khu vực.

1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số nước và bài học kinh nghiệm cho TP.HCM.‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

- Du lịch của Singapore: Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng ngành du lịch lại rất phát triển. Ở Singapore, trong năm 2013, Đảo quốc Sư tử thu hút 15,6 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và những du khách này đã chi 23,5 tỷ SGD, tăng tương ứng 7% và 2% so với năm 2012, đây là những con số cao nhất trong lịch sử 50 năm của ngành du lịch Singapore.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 4

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).

Với các kế hoạch, Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch… Ngoài ra Singapore còn có kế hoạch cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du


lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch.

Hiện nay Singapore có nhiều dự án PTDLBV trong đó có dự án phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Gunung Halimum (Tây Java), với mục tiêu phát triển là bảo tồn và sự bền vững trên cơ sở trao quyền cho cộng đồng địa phương. Để thực hiện các mục tiêu phát triển trên, vườn quốc gia Gunung Halimun đã thành lập một tổ chức cộng đồng địa phương. Trong đó, người ta lập ra một ban điều hành gồm một nhà lãnh đạo, thư ký, thủ quỹ… để điều hành hoạt động dựa trên mục tiêu, nhu cầu của cộng đồng địa phương. Kiểu hoạt động này giống như hợp tác xã ở Việt Nam. Các khoản thu thuộc về tổ chức cộng đồng địa phương được giám sát chặt chẽ, được sử dụng để bảo vệ rừng quốc gia và lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Ngoài ra môi trường chính trị ổn định là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Hiên nay Singapore được coi là điểm tham quan an toàn đối với du khách, vấn đề giao thông, an ninh du lịch được thắt chặt. Tình trạng chèo kéo để sử dụng dịch vụ hoặc ăn xin ở Singapore cũng ít sảy ra.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ du lịch Singapore:

Xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, hoạch định trước với tầm nhìn dài hạn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Tổ chức và trao quyền cho cộng đồng địa phương cùng với các tổ chức khác tham gia tích cực vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường; công tác tuyên truyền cho du khách, tiếp thị sản phẩm nhằm đầu tư bền vững.

Các bộ, ngành đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao, khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.

- Du lịch ở Malaysia: phát triển loại hình DLST văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng.

Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Trong vòng 10 năm, về khối lượng, Malaysia đã gia tăng gấp ba lượng khách quốc tế, từ 7,93 triệu lượt người


năm 1999 lên 24,6 triệu lượt khách năm 2010, doanh thu du lịch gần 3,8 lần từ 3,969 tỷ USD tăng lên 15,27 tỷ. Hiện nay, trong các tour du khách chọn điểm đến Malaysia, có khoảng từ 20 -25% là các tour hoặc điểm là dạng DLST. Trong các loại hình DLST được ưa chuộng tại Malaysia phải kể đến du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng, điển hình các chương trình du lịch như:

Chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân, du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như là thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của người dân nơi dây. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân này giúp du khách trực tiếp tiếp xúc, trao đổi, trực tiếp tham gia sinh hoạt của cộng đồng người dân Malaysia bản địa nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hóa người dân Malaysia cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Chương trình du lịch này bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ du lịch Malaysia:

+ Để thực hiện thành công các chương trình DLST văn hóa gắn kết với du lịch cộng đồng. Bộ Du lịch Malaysia đã chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các cấp. Một Hiệp hội du lịch nghỉ tại nhà dân chuyên trách được thành lập. Trong đó bao gồm đại diện thành viên Chính phủ liên bang, chính quyền địa phương, đại diện khu vực tư nhân và tổ chức phi Chính phủ.

+ Chính phủ Malaysia rất chú trọng đến phát triển du lịch bền vững, coi phát triển du lịch đại chúng nói chung và du lịch bền vững nói riêng là một quốc sách nên đã tập trung nhiều nguồn lực để ưu tiên đầu tư về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.

+ Về công tác quản lý, vận dụng một cách có hiệu quả mô hình quản lý: nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng tham gia.


+ Nâng cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn môi trường và đặc biệt quan tấm đến lợi ích cộng đồng.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch không bền vững

- Du lịch ở Pattaya (Thái Lan): Trong hai thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ 400 lên 21.000 phòng khách sạn. Sự tập trung phát triển ồ ạt các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một điểm du lịch đã gây những ảnh hưởng tiêu cực. Biển bị ô nhiễm nghiêm trọng, cây cối bị tàn phá làm cho môi trường trở nên thô ráp và cằn cỗi. Sự phát triển bất hợp lý, sự ùn tắc giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và xã hội gia tăng. Từ đó khung cảnh của khu du lịch ban đầu bị mất đi, sự hấp dẫn đối với du khách giảm sút. Thời gian đó, số lượng khách đến Pattaya giảm đi rõ rệt. Cho đến năm 1993, khi giải quyết các vấn đề cấp thiết về môi trường thì số lượng khách du lịch dần tăng trở lại.

Ở Thái Lan, trước đây thu hút được nhiều khách du lịch cũng chính nhờ lợi thế về ổn định chính trị - xã hội. Nhưng sau khi xảy ra bất ổn về chính trị, xã hội, du lịch Thái Lan đã chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó phát triển du lịch ở Pattaya còn thiếu tính bền vững về mặt xã hội như “du lịch tình dục” mô hình du lịch kiểu mới này nhằm tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trực tiếp với người dân địa phương để tự khám phá những giá trị văn hóa Thái Lan. Nhưng cách làm du lịch này xảy ra những biến cố phức tạp trong các ngành dịch vụ, thì ảnh hưởng xấu về mặt xạ hội như kéo theo nhiều căn bệnh thế kỷ, tệ nạn xã hội cho đất nước Thái Lan.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ du lịch Pattaya (Thái Lan):

Sự phát triển ồ ạt trong một thời gian ngắn tại một điểm du lịch dẫn đến sự ô nhiễm về môi trường, phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, đánh mất động vật hoang dã.

Nhận thức được vấn đề phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là không thể tách rời nhau. Mọi sự cố gắng về vấn đề môi trường tách biệt khỏi những vấn đề khác sẽ dẫn đến thất bại.


1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM‌

Từ những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nói chung, PTDLBV nói riêng ở một số nước và mô hình phát triển du lịch ở địa phương trong nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm PTDLBV ở TP HCM bao gồm các vấn đề chủ yếu như sau:

- Một là, du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chính sách, chiến lược phát triển du lịch hợp lí hướng đến sự bền vững. Ngoài ra chính sách, chiến lược phát triển du lịch phải phù hợp chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tránh tình trạng các hoạt động du lịch diễn ra một cách tự phát, gây tổn hại đến tài nguyên du lịch. Nhằm phát huy một cách có hiệu quả các tiềm năng, thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường.

- Hai là, các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch đúng hướng. Nhằm kiểm soát các hoạt động du lịch (sức chứa, chất thải, tiêu thụ năng lượng...) đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

- Ba là, nên mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Nhằm khai thác tiềm năng du lịch sẳn có, nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh công tác đầu tư cần chú ý đến tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để tái đầu tư.

- Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch, công tác giáo dục bảo vệ môi trường đối với cộng đồng địa phương, công tác tuyên truyền cho du khách.

- Năm là, nâng cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.


Kết luận chương I‌

Phát triển bền vững là xu hướng phát triển được các chính khách, các nhà hoạch định cơ chế, chiến lược trên thế giới quan tâm và trở thành quan điểm chủ đạo trong xây dựng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững được hiểu là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, logic, biện chứng và hiệu quả giữa ba mặt đó là sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bền vững môi trường. Được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế, du lịch tất yếu phải phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của tương lai. Do đó phát triển du lịch bền vững là hướng đến trọng tâm: vừa khai thác, sử dụng với hiệu quả, năng suất cao nhất các nguồn tài nguyên du lịch trong hiện tại và tạo ra điều kiện, cơ sở bảo tồn và tăng giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch trong tương lai.

Nội dung và tiêu chí phát triển DLBV được thể hiện và đánh giá trên các phương diện:


sau:

- Sự phát triển và đóng góp phát triển kinh tế.

- Sự phát triển về văn hóa - xã hội.

- Bảo tồn và sử dụng môi trường.

- Hiệu quả khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch.

Phát triển du lịch bền vững phải hướng đến đạt được các mục tiêu cơ bản như


- Phát triển và tăng sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và bảo vệ môi trường.

- Mở rộng công bằng dân chủ trong phát triển.

- Nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp dân cư.

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của du khách.

Việc duy trì chất lượng của môi trường phát triển bền vững nói chung, phát triển

bền vững du lịch nói riêng đã trở thành xu hướng phát triển của thế giới hiện đại. Vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm các nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2013‌

2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh‌

TP.HCM nằm trên đất miền Đông Nam bộ có diện tích 2.091 km2 và dân số khoảng 8 triệu người. TP.HCM là đô thị lớn nhất của cả nước, có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó TP.HCM có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch.

Kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 2006 – 2013 có tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm nội địa trung bình 10,59%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2007 tăng trưởng cao, năm 2006 tăng 12,2%, năm 2007 đạt 12,6%. Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng. Về phương diện du lịch, du lịch TP.HCM đang từng bước tăng trưởng. Giai đoạn 2001 – 2012 khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng bình quân 10,88%/năm (cả nước tăng 10,18%/năm). Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2013 là 9,8%/năm (cả nước đạt bình quân 14,5%/năm).

2.2. Tài nguyên du lịch thành phố Hồ Chí Minh‌

Tài nguyên du lịch được hiểu đó là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nói một cách tổng quát kể cả nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút du khách thì gọi chung là tài nguyên du lịch.

2.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên‌

Là tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch thiên nhiên của TP.HCM bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí