Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



ASEAN


CNH, HĐH CSVC - HT PTBV PTDLBV DLST DNDL

TP. HCM GDP IUCN HNKTQT KH - CN KT – XH TP

MICE UNESCO


UNWTO


UBND

VHTTDL WTO

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ sở vật chất - hạ tầng

Phát triển bền vững

Phát triển du lịch bền vững Du lịch sinh thái

Doanh nghiệp du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế

Khoa học - công nghệ Kinh tế - xã hội Thành phố

Du lịch kết hợp Hội nghị (Meeting Incentive Convention Exhibition) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization)

Ủy ban nhân dân

Văn hóa thể thao du lịch

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ


Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM 28

Bảng 2.2: Khách du lịch trong nước đến TP.HCM do các ngành du lịch phục vụ giai đoạn 2003 – 2006 29

Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006 - 201330 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006-2013 31

Bảng 2.5: Bảng doanh thu du lịch so với GDP Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2013 33

Bảng 2.6: Thực trạng cơ sở lưu trú của TP.HCM giai đoạn 2006- 2013 38

Bảng 2.7: Thực trạng doanh nghiệp lữ hành của TPHCM giai đoạn 2006- 2013 .39 Bảng 2.8: Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch của TP.HCM 40

Bảng 2.9: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của TP.HCM giai đoạn 2006 – 201341

Bảng 2.10: Cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM năm 2011- 2012-2013 42

Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 68

Danh mục hình

Hình 1.1: Quan niệm về phát triển bền vững 10

Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch TP.HCM và GDP của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2013 32

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch của TP.HCM 40

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng hàng năm du lịch TP.HCM giai đoạn 2006-2013 49

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách quốc tế đến TP.HCM và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2006-2013 50

PHẦN MỞ ĐẦU‌‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của nước ta, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng cao đã đưa du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” góp phần không nhỏ vào việc thực hiện CNH - HĐH đất nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là một nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử có giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung của nhiều thành phần tộc người cư trú, với sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối sống. Có thể nói tiềm năng phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn.

Tuy nhiên trong thời gian qua, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát triển chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh và chưa khai thác sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên du lịch. Việc phát triển du lịch của thành phố vẫn đang phải đối mặt với những bất cập trong việc bảo vệ tài nguyên, nguy cơ ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng ngày càng trầm trọng, sự mất ổn định an ninh trật tự, suy thoái về văn hóa trên địa bàn thành phố. Những tồn tại hạn chế này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của thành phố Hồ Chí Minh.

Do vậy việc phát triển du lịch của TP.HCM cần phải hướng đến phát triển một cách bền vững. Để phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo sự phát triển trong tương lai. Phát triển không chỉ vì mục tiêu thế hệ hôm nay mà còn phải hướng tới đạt những mục tiêu lâu dài và vì các thế hệ trong tương lai, thì việc phát triển du lịch theo hướng bền vững là hết sức cần thiết.

Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030” với mong muốn góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch bền vững cho TP HCM.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài‌

Hiện nay có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững

- Phạm Xuân Nam, 1997. Đổi mới chính sách xã hội - luận cứ và giải pháp. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. Trong công trình này tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm bền vững: phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hóa. Ngoài ra công trình này còn tổng quan nội dung cơ bản và quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc, các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trên cơ sở đó rút ra bài học về PTBV phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Lưu Đức Hải, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia. Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa và hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV.

- UBND tỉnh Bến Tre, 2006. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020.

Nội dung công trình nghiên cứu này làm rõ các vấn đề về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường tỉnh Bến Tre 2006 – 2010 và các giải pháp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - môi trường tỉnh Bến Tre và tầm nhìn phát triển đến năm 2020. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường theo theo nội dung văn kiện Chương trình nghị sự 21 của chính phủ.

Các công trình nghiên cứu liên quan về du lịch

- Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình, 2000. Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải, được Nxb Trẻ dịch ra tiếng Việt năm 2001.

Nội dung của cuốn sách này chủ yếu là trình bày lịch sử sự ra đời và phát triển ngành du lịch Trung Quốc và trình bày các khái niệm cơ bản cấu thành môn du lịch


học như: kinh tế du lịch, cơ chế điều tiết ngành, cấu thành du lịch, sản phẩm du lịch... đặc biệt chỉ rõ kinh tế du lịch là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết đa ngành như các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành, các hãng vận tải, vui chơi giải trí.

- Đỗ Cẩm Thơ, 2007. Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Đề tài cấp Bộ. Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch chủ trì.

Trong đó đề tài này đã trình bày được những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, phân tích cấu thành sản phẩm du lịch của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực. Từ đó định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế và đề cập đến đặc trưng của sản phẩm du lịch được cấu tạo bởi sự liên kết hoạt động giữa các ngành và các các vùng.

- Nguyễn Thu Hạnh, 2011. Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Đề tài cấp Bộ. Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch chủ trì.

Đề tài này đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển quốc gia. Đề tài đã nêu ra việc tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn liền với mạng lưới giao thông, liên kết giữa các ngành nhằm gắn khu du lịch với các thị trường quốc tế, đảm bảo cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định và bền vững.

- Nguyễn Trùng Khánh, 2012. Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Nội dung cơ bản của luận án này là hướng vào phân tích lý luận liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malayxia và Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


Đặc biệt, tác giả luận án này qua nghiên cứu sự tác động từ chính sách của Nhà nước tới phát triển ngành du lịch, trong đó có dịch vụ lữ hành du lịch, luận án đã đưa ra bài học thành công về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.

- Hoàng Thị Lan Hương, 2012. Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Trong luận án này tác giả của luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về lưu trú du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được một hệ thống các tiêu thức đánh giá về kinh doanh lưu trú du lịch.

Trong luận án phân tích các tiêu thức xác định kinh doanh lưu trú du lịch bền vững, tác giả đã trình bày dựa trên việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến một cách hợp lý; phát triển kinh doanh lưu trú du lịch phải đi đối với việc quá tải tài nguyên giảm thiểu chất thải ra môi trường; phải gắn với bảo tồn đa dạng về tài nguyên, văn hóa, xã hội của môi trường du lịch; phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của địa phương và quốc gia; phải chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích cộng đồng địa phương.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch bền vững

- Trần Tiến Dũng, 2007. Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Luận án nêu rõ du lịch về một vùng cụ thể, có tính đặc trưng, phân tích các quan niệm về hệ thống dánh giá về du lịch bền vững, các kinh nghiệm về du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Mai Thị Thùy Dung, 2007. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Luận văn tham khảo hoạt động du lịch của Thái Lan, Trung Quốc và xu hướng du lịch bền vững của thế giới và chủ yếu nghiên cứu tiềm năng và thực trạng và đề


xuất một số giải pháp cho ngành du lịch Dak Lak. Luận văn đưa ra nguồn thông tin tham khảo để ngành du lịch Dak Lak điều chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng khách, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao sức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Nguyễn Thị Lan Hương, 2010. Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại huyện đảo Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Nội dung luận văn nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và phát triển du lịch bền vững, đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chí phát triển du lịch bền vững (trên các góc độ về kinh tế, xã hội và môi trường) và các khuyến nghị đối với ngành du lịch trong việc phát triển du lịch bền vững. Các chiến lược phát triển du lịch trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể cho từng giai đoạn cũng được đề cập đến làm cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển du lịch trong từng thời kỳ.

Các công trình nghiên cứu về du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Văn Quang, 2006. Chương trình phát triển du lịch TP.HCM giai đoạn 2006-2010. Sở du lịch TP.HCM chủ trì. Đề tài này đã tiến hành điều tra cơ bản về nhận thức du khách, phân tích tổng hợp tình hình hoạt động du lịch, đánh giá kết quả của các chương trình du lịch, dự báo phát triển du lịch và đề ra một số giải pháp cho phát triển.

- Huỳnh Quốc Thắng, 2006. Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại TP.HCM. Nội dung đề tài nói lên nhu cầu cấp thiết về phát triển hoạt động du lịch tại thành phố liên quan việc nghiên cứu khai thác, phát huy các lễ hội và sự kiện. Tập trung khai thác sâu rộng hơn các yếu tố đặc thù, các tiềm năng văn hóa, nghệ thuật, các giá trị lịch sử, nhân văn của thành phố. Đồng thời đề tài khái quát các tiềm năng tài nguyên du lịch và sự kiện của thành phố và nêu lên một số nhận định, đánh giá về những thành tựu và những hạn chế, tồn tại đồng thời đưa ra những ý kiến đề xuất về mô hình và giải pháp tổ chức khai thác lễ hội, sự kiện trong hoạt động du lich TP.HCM.


- UBND thành Phố Hồ Chí Minh, 2008. Chương trình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế tiếp.

Nội dung của chương trình này nhằm góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch thành phố, đặc biệt là chỉ tiêu lượng khách du lịch đến thành phố, nâng cao dần tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá, đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch để khai thác có hiệu quả các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Phạm Chí Dũng, 2009. Đảm bảo an ninh trật tự lĩnh vực du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp. Văn phòng Thành ủy (Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM) chủ trì. Trong công trình này tác giả nêu lên mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch và cơ quan an ninh và các chủ thể kinh doanh du lịch (bao gồm các doanh nghiệp du lịch trong nước, cộng đồng dân cư kinh doanh du lịch). mối quan hệ giữa chủ thể kinh doanh du lịch với khách du lịch và xã hội.

- UBND thành Phố Hồ Chí Minh, 2012. Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015”.

Nội dung của chương trình này nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch; nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch; tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác quốc tế. Chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để nâng chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

- Qua các công trình đã được tổng quan: từ những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về khái niệm du lịch, kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thị trường du lịch, kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước... tác giả sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển theo hướng phù hợp với nội dung của đề tài luận văn. Từ đó phát triển, hoàn thiện và đề xuất những giải pháp thích hợp, tăng cường khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch TP.HCM theo hướng bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022