Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LÊ THỊ TUYẾT CHINH


“PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN Ở VIỆT NAM”


1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


LÊ THỊ TUYẾT CHINH


PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


2

Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 6

1.1. Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất6

1.2. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn11

1.3. Chế độ tài sản của vợ chồng 13

1.3.1. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng 17

1.3.2. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng 26

1.4. Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ

chồng ly hôn 29

1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 37

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 37

2.1.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất 38

2.1.2. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất 41

2.1.3. Đối với quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp trong thời kỳ hôn nhân. 45

2.1.4. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất 47

2.1.5. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất 48

2.2. Tình hình chung của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ

chồng ly hôn ở Việt Nam 59

2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật 61

3

2.2.2. Những khó khăn phát sinh khi áp dụng pháp luật hiện hành 63

2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 65

CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN 71

3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy phạm pháp luật 71

3.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 73

3.3. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai 76

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80



4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong tài liệu luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia. Sự gia tăng về dân số cũng như sự phát triển về kinh tế đã làm cho những tranh chấp phát sinh về vấn đề đất đai ngày càng nhiều, các quan hệ về đất đai ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp.

Tranh chấp đất đai tiếp tục là vấn đề phức tạp và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Vì thế mà các quan hệ về đất đai cần phải có những chế định pháp luật điều chỉnh nhằm ổn định trật tự chung trong xã hội. Đặc biệt cần phải xem xét việc giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội.

Tranh chấp đất đai trong quan hệ hôn nhân và gia đình là một loại tranh chấp phổ biến trong đời sống xã hội, đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp đất đai trong lĩnh vực này hiện nay đang khó khăn và cũng là khâu yếu trong công tác giải quyết các tranh chấp về đất đai. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc phân chia đất đai trong vấn đề ly hôn; trên cơ sở đó đề ra đường lối giải quyết các tranh chấp này một cách tương đối cụ thể để lành mạnh hoá quan hệ đất đai; mang lại niềm tin cho xã hội là việc làm rất cần thiết.

2. Đối tượng nghiên cứu

Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng kéo theo đó là thực tế xã hội ngày càng phức tạp khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn gặp nhiều biến động. Điều đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các cặp vợ chồng.

Luật đất đai năm 2003 cùng các văn bản pháp luật khác như Luật nhà ở năm 2005, Luật hôn nhân gia đình năm 2000… ở nước ta là cơ sở cho công tác giải

quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn được thuận lợi. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp giải quyết tranh chấp về vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Ở địa phương việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn gặp nhiều khó khăn. Mà nguyên nhân chủ yếu là do người dân không nắm vững pháp luật; hay do các cán bộ Nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp không thực hiện đúng thẩm quyền, trình độ chưa bắt kịp với thực tế cuộc sống, hệ thống pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập...

Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần

88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Theo một kết quả nghiên cứu được công bố năm 2008 của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM), tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31% - 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Nhưng dù cho ly hôn vì lý do gì thì khi phân chia tài sản, đặc biệt là đất đai (tài sản có giá trị lớn) luôn được các bên quan tâm. Vì thế đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh các mối quan hệ này sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Với mục đích nghiên cứu, làm rõ những quy định về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tìm hiểu và đóng góp một phần hiểu biết của mình vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.

3. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi là luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành kinh tế, luận văn này bao gồm những quy định về lý luận, thực tiễn có liên quan đến áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam với tư cách là một hình thức cụ thể, chủ yếu và sinh động của hoạt động áp dụng pháp luật. Luận văn khái quát những vấn đề chung trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam để thấy

được những khó khăn, bất cập đang tồn tại. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập ấy.

Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 tại Việt Nam.

4. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như: Tác giả Trần Hoàng Châu, “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật

– Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Tác giả Phạm Đức Thắng, “các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Khoa Luật

– Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001... Những luận văn này tuy đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu nhưng những vấn đề lý luận của luận văn vẫn mang ý nghĩa sâu sắc và có tính kế thừa cao cho những công trình nghiên cứu về sau.

Vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai luôn là chủ đề được xã hội quan tâm, đặc biệt những năm gần đây rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết về vấn đề này như: tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000”, luận văn thạc sỹ luật học - Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; TS. Doãn Hồng Nhung (2009), “Pháp luật đất đai và vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(160) tháng 12/2009, tr. 48-50; Tác giả Hạnh Nguyên (2013), Bài viết “quyền về đất đai của phụ nữ sau ly hôn: vẫn thiệt đơn, thiệt kép”, Phụ nữ Việt Nam, 44 (3779), tr.14; Tác giả Hoàng Thị Thái Hoa (2005), vấn đề ly hôn – nhìn từ sự tác động của yếu tố văn hóa truyền thống, thông tin khoa học phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế, số tháng 9/2005, trang 59-71; Tác giả Lê Thị Tuyết Chinh (2010), “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn”, luận văn cử nhân – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội ...

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: trong khóa luận này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tìm kiếm thông tin qua các tài liệu được lưu trữ trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023