Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GV LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


ĐỖ THỊ BÍCH HUỆ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI- 2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GV LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


ĐỖ THỊ BÍCH HUỆ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Phan Huy Đường


HÀ NỘI- 2008


MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịchphát triển du lịch 5

1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch 5

1.2. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân 18

1.3.Khái quát về tình hình phát triển của du lịch Việt Nam 22

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực và

một số địa phương ở nước ta 29

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội

trong thời gian qua 39

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội 39

2.2. Tình hình phát triển ngành Du lịch thành phố Hà Nội 45

2.3. Đánh giá tình hình phát triển du lịch Thành phố Hà Nội thời gian qua 55

Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát

triển du lịch thành phố Hà Nội 66

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội 66

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hà Nội 73

Kết luận 99

Tài liệu tham khảo 101

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Du lịch, một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của hoạt động kinh tế của các nước. Kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập kinh tế quốc dân. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển, du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển năng động và khởi sắc nhất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, du lịch đã thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các loại hàng hoá vô hình, thông qua các hàng hoá du lịch ở dạng tiềm năng. Càng xuất khẩu, tài nguyên du lịch không chỉ được bảo tồn, tôn tạo mà ngày càng gia tăng giá trị kinh tế, đất nước, con người ngày càng văn minh và phát triển.

Ở nước ta, ngành du lịch đã hình thành từ lâu và phát triển mạnh mẽ kể từ sau đổi mới và đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển đổi các hoạt động kinh tế – xã hội theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc thì du lịch càng có vai trò quan trọng. Vì vậy, nghị quyết hội nghị TW lần thứ 7 (khoá VII) đã chỉ rõ “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch ngày càng to lớn của nước ta” [10, tr.16]. Đây là một chủ trương đúng đắn vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, vừa gắn với điều kiện thực tế, với tiềm năng và yêu cầu bức thiết vủa sự phát triển đất nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch

trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [8, tr.178].

Thành phố Hà Nội là thủ đô, là một trong các trung tâm kinh tế – văn hoá - xã hội của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước Đông Nam Á và thế giới ở phía Bắc. Thành phố Hà Nội cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn. Nhiều năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.

Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch nước ta, trong đó có du lịch Thành phố Hà Nội chưa thực sự thể hiện được là một ngành kinh tế năng động, còn nhiều hạn chế và vấp phải nhiều thách thức đã được các cơ quan thông tấn, báo chí khảo sát và đưa ra số liệu đáng lưu ý, như trong số du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ có 14,5% du khách trở lại lần thứ hai và 13,5% du khách trở lại lần thứ ba. Đây cũng là một trong các vấn đề buộc chúng ta phải suy nghĩ, trong đó việc hoạch định chiến lược làm động lực cho du lịch phát triển chưa được quan tâm.

Để nghiên cứu tiềm năng và sự phát triển của ngành du lịch Thành phố Hà Nội với mục tiêu đưa ra những căn cứ khoa học và đề xuất những giải pháp thúc đẩy nó phát triển và hoạt động có hiệu quả, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có thể thấy, để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Trên thế giới, về lý luận phát triển du lịch đã được nghiên cứu tương đối cụ thể. Các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản…đã có rất nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng nhằm phát triển du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nhỏ, nghèo như Việt Nam thì việc khai thác tiềm

năng du lịch tuy có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn: Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, trang 2; Vũ Đức Cường (2003), “Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh: Thực trạng, phương hướng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Phạm Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, trang 10; Doãn Quang Thiện, “Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó tiến sỹ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Trần Nhạn, “Du lịch và kinh doanh du lịch”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội; Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1, trang 8; Đổng Ngọc Minh – Vương Đình Lôi (2000), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Nhà xuất bản Trẻ…

Ở Hà Nội cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch trong các góc độ, phạm vi khác nhau, song chủ yếu đề cập đến các khía cạnh liên quan như: lao động trong du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch, nhu cầu của khách du lịch… Việc đánh giá đúng thực trạng các tiềm năng, hoạt động du lịch để đề ra phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch của Thành phố Hà Nội thì còn khá mới mẻ, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn cố gắng làm rõ những vấn đề đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc phân tích hoạt động du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm vừa qua để hoạch định phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm tới.

Để thực hiện mục đích đó luận văn thực hiện các nhiệm vụ:

- Đánh giá vai trò của du lịch và xu hướng vận động của du lịch trong nền kinh tế hiện đại.

- Đánh giá về tiềm năng du lịch và ý nghĩa của phát triển du lịch đối với Thành phố Hà Nội.

- Phân tích sự phát triển của du lịch Thành phố Hà Nội những năm vừa qua, những vấn đề đặt ra hiện nay trên con đường phát triển của nó.

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Thành phố Hà Nội năm 1991 đến

nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với phương pháp lôgic – lịch sử.

Vận dụng các chính sách của Nhà nước về vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Việt Nam.

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp chung phổ biến trong nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… để làm rõ các vấn đề thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội.

6. Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, của Thành phố Hà Nội nói riêng.

- Nêu ra những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của du lịch Thành phố Hà Nội trong quá trình phát triển.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Thành phố Hà Nội.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí