Về Giải Quyết Việc Làm Và Tăng Thu Nhập Cho Người Lao Động

Nội chiếm 16,4% so với cả nước. Trong khi đó, lượng khách đến Hà Nội lại chiếm 31,1% đối với khách quốc tế và 19,8% đối với khách nội địa, cho thấy, sự thiếu hụt về nguồn cung và khả năng phát triển cơ sở lưu trú ở Hà Nội là rất lớn. Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn Thành phố có hơn 543 cơ sở lưu trú du lịch gồm 13.392 phòng, trong đó có 181 khách sạn được xếp hạng gồm 8.562 phòng với 8 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao.Tuy nhiên, quy mô các khách sạn ở Hà Nội không lớn, số khách sạn có số phòng hơn 100 phòng và 50 phòng chỉ chiếm 3,63% và 8,87% tổng số cơ sở lưu trú [34].

- Về quy mô và chất lượng: quy mô của các khách sạn ở Hà Nội chủ yếu là vừa và nhỏ (theo tiêu chuẩn phân loại của Việt Nam). Các khách sạn có quy mô dưới 20 phòng chiếm 64,34%, số khách sạn có số phòng 100 phòng và 50 phòng chỉ chiếm 3,63% và 8,87%, khách sạn có quy mô hơn 100-299 phòng chỉ chiếm 2,93% tổng số cơ sở lưu trú [34]. Vì vậy, các khách sạn cũng có nhiều bất lợi trong việc tiếp nhận những đoàn khách lớn. Đối tượng khách chủ yếu là khách nội địa, khách du lịch ba lô và khách nước ngoài có khả năng thanh toán thấp.

Bảng 2.3.1.2. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2003-2007


TT

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

1

Tổng số cơ sở lưu trú

360

378

427

424

543

Tổng số phòng

10773

11695

12425

12505

13392

2

Tổng số khách sạn

được xếp hạng

128

163

179

179

183

Tổng số phòng

6746

7716

8722

8721

8674

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 9

(nguồn: 2 tr.11)

Trong thời gian tới, khi lượng khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội ngày càng nhiều thì hệ thống cơ sở lưu trú ở Hà Nội không đủ để đáp ứng nhu cầu. Theo tính toán của Ngành Du lịch Hà Nội,vào năm 2010, Thành phố có khả năng đón được mỗi năm 2 triệu lượt du khách quốc tế và 6-7 triệu lượt khách nội địa. Song thách thức lớn đối với sự phát triển là du lịch Hà Nội đang rất

thiếu cơ sở vật chất phục vụ du khách. Một trong số đó là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn. Để có thể đón được 2 triệu lượt khách quốc tế thì Thành phố còn thiếu khoảng 13.000 phòng khách sạn, đặc biệt là khách sạn cao cấp từ 3-5 sao có quy mô lớn. Nghĩa là mỗi năm Hà Nội sẽ thiếu khoảng từ 2.000 đến 3.000 phòng khách sạn, trong đó, phần lớn là thiếu các khách sạn từ 3 sao trở lên, loại khách sạn có thể đón các đoàn khách lớn, có các dịch vụ bổ trợ phong phú phục vụ khách và có khả năng tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn.

- Về hình thức sở hữu khách sạn: Vào đầu những năm 1990, các khách sạn ở Hà Nội hầu hết là thuộc sở hữu Nhà nước. Hiện nay, các khách sạn trên địa bàn phát triển rất nhanh về thành phần kinh tế, phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước. Ở Hà Nội, các khách sạn của Nhà nước chiếm một tỷ lệ không cao 18,4% trong tổng số khách sạn và 30,4% trong tổng số phòng; còn lại là các khách sạn liên doanh nước ngoài, các khách sạn tư nhân và các thành phần khác [30].

Trước kia, các khách sạn Nhà nước là lực lượng cung ứng dịch vụ lưu trú chủ yếu phục vụ khách du lịch quốc tế. Nhưng hiện nay các khách sạn này đang mất dần thị trường do trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ còn yếu, cộng với cơ chế quản lý cứng nhắc quan liêu, kém linh hoạt. Các khách sạn liên doanh nước ngoài hiện chiếm 5,4% tổng số khách sạn và 32,6% tổng số phòng tại Hà Nội. Số lượng ít, song phần lớn các khách sạn liên doanh có quy mô lớn và thứ hạng cao. Các khách sạn này có lợi thế lớn về tài chính, quản lý, điều hành kinh doanh, marketing, đào tạo và sử dụng lao động, uy tín và nguồn khách. Số khách sạn tư nhân và khách sạn khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách sạn trên địa bàn, tuy nhiên do hạn chế về vốn và cơ sở vật chất nên quy mô của các khách sạn tư nhân phần lớn là nhỏ, chủ yếu cung ứng các dịch vụ cơ bản, phục vụ chủ yếu là khách nội địa và khách du lịch ba lô.

* Dịch vụ ăn uống

Hệ thống cơ sở ăn uống ở Hà Nội bao gồm các cơ sở ăn uống trong khách sạn và các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn. Trong các khách sạn, các tiện nghi ăn uống tương đối phong phú. Nhiều khách sạn đã phát triển các nhà hàng ăn uống Âu, Á, bar, caffe shop, các tiện nghi phục vụ tiệc, hội nghị, đám cưới. Tiện nghi phục vụ ăn uống của các khách sạn nói chung là sang trọng, đặc biệt các khách sạn có thứ hạng cao, các khách sạn liên doanh. Các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn phát triển rất nhanh, phong phú và đa dạng với sự tham gia mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân. Lực lượng này cạnh tranh mạnh mẽ với bộ phận ăn uống trong khách sạn. Hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội phát triển đủ sức thoả mãn nhu cầu ăn uống đa dạng của khách du lịch. Các món ăn của Hà Nội là nguồn tài nguyên quý giá, là cơ sở để phát triển loại hình du lịch ẩm thực.

Tuy nhiên, về chất lượng của các cơ sở ăn uống thì vẫn là một vấn đề cần được quan tâm thoả đáng, đặc biệt là đối với các cơ sở ăn uống ở ngoài khách sạn, thuộc các phần kinh tế tư nhân. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra đáng lo ngại, đặc biệt là trong mùa hè, mùa du lịch.

2.3.1.3. Hoạt động du lịch lữ hành

Trong ngành Du lịch, hoạt động lữ hành có vai trò rất quan trọng. Lữ hành giữ vai trò là vị trí động lực cho sự phát triển của ngành. Sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch, nghị định 27/CP và thông tư 04 đã tạo ra một bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng trong lĩnh vực lữ hành. Có rất nhiều điểm mới trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành và mở rộng hoạt động lữ hành.

Kinh doanh lữ hành của Thành phố hiện tại vẫn đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng lạm phát của nền kinh tế và suy thoái kinh tế ở một số nước trên thế giới. Song nhờ sự nhạy bén, năng động hơn trong khai thác thị trường nên nhìn chung kinh doanh lữ hành vẫn là một trong những hoạt động năng động nhất của du lịch Hà Nội.

Trong những năm qua, kinh doanh lữ hành của Thành phố thực hiện tương đối tốt vai trò tổ chức và kết nối các dịch vụ, sản phẩm với khách hàng. Gần đây, xu hướng đi du lịch nội địa và nước ngoài tăng mạnh nhất là vào các dịp lễ tết, đặc biệt là khuynh hướng đi du lịch tự do, theo dạng tour mở, ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Trước tình hình đó, đại bộ phận các doanh nghiệp du lịch đã chủ động đa dạng hoá chương trình tour, đưa ra những biện pháp để thu hút khách như: bán hàng qua mạng tạo điều kiện thuận lợi cho khách đặt chỗ, mua tour; tập trung khai thác thị trường nội địa bằng giảm giá tour, tăng thêm dịch vụ cho khách, mở thêm nhiều tour mới, kết nối Thành phố với các điểm đến lân cận.

Công tác quản lý nhà nước đã có tác động mạnh vào việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ với các chương trình thiết thực và đảm bảo quyền lợi cho du khách như: Chương trình xét chọn điểm mua sắm du lịch đạt chuẩn; chương trình bình chọn bình chọn doanh nghiệp lữ hành nội địa được người tiêu dùng hài lòng; tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý lữ hành và hướng dẫn viên đối với 3 thị trường trọng điểm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; tổ chức hội nghị phổ biến quy chế 849 của Bộ Công an về quản lý du khách Trung Quốc vào Việt Nam tham quan du lịch; thực hiện Nghị định 27/CP về kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch; đẩy mạnh việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nâng tổng số doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội lên 282 doanh nghiệp [2, tr.9].

2.3.1.4. Về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh của ngành Du lịch Hà Nội đã tạo ra khối lượng việc làm đáng kể cho lực lượng lao động của Thành phố, cả lao động phổ thông và lao động trình độ cao. Theo thống kê, năm 2003, tổng số lao động (cả trực tiếp và gián tiếp)

làm việc trong ngành là 67.224 người, năm 2004 là 76.038 người, năm 2005 là 88.272 người và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 149,085 người [2, tr.13].

Tính đến cuối năm 2007, lực lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực trên địa bàn khoảng 40.000 người, trong các lĩnh vực như sau:

- Khối cơ sở lưu trú: Tổng số lao động trong hơn 500 cơ sở lưu trú:

20.000 lao động, trong đó số lao động nam chiếm 50,34% số lao động nữ chiếm 48,63%. Độ tuổi trung bình của lao động nam là 29,28 tuổi, lao động nữ là 28,55 tuổi [2, tr.12].

Bảng 2.3.1.4. Tỷ suất lao động trung bình trên một phòng lưu trú


Loại hạng khách sạn


5*


4*


3*


2*


1*


TCTT

Tỷ suất lao động/phòng


1,37


1,96


1,67


0,99


0,69


0,60

(nguồn: 2, tr.14)

- Khối vận chuyển khách du lịch: Tại địa bàn Hà Nội có khoảng 80 doanh nghiệp vận chuyển với khoảng 3000 lao động.

- Khối các đơn vị kinh doanh lữ hành: Tại địa bàn Hà Nội có 282 doanh nghiệp lữ hành với tổng số lao động khoảng 4500 người.

- Hướng dẫn viên du lịch: Tính đến hết năm 2007, Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội đã cấp 1309 thẻ cho Hướng dẫn viên du lịch trên tổng số 5791 hướng dẫn viên cả nước.

- Các khu vực phục vụ khách du lịch khác (khu, tuyến. điểm du lịch, di tích, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí khác): khoảng hơn 11.000 người, chưa kể lực lượng lao động gián tiếp phục vụ du lịch trong các ngành liên quan khác theo cách tính của các chuyên gia thì gấp 3 lần lao động trực tiếp.

Bên cạnh việc tạo ra khối lượng việc làm ngày càng nhiều cho lực lượng lao động của thủ đô thì mức thu nhập chung của người lao động trong ngành cũng ngày càng tăng lên tạo điều kiện cho việc cải thiện đời sống của người lao động.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Những năm gần đây du lịch Hà Nội đã có những thành công nhất định. Du lịch Hà Nội phát triển theo đúng hướng: bền vững, giữ gìn được truyền thống văn hoá lịch sử, môi trường, đảm bảo được an ninh trật tự xã hội, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước, vị trí của ngành ngày một nâng cao. Tuy nhiên, dù môi trường du lịch đã được cải thiện nhiều, song ngành Du lịch Hà Nội cũng vấp phải không ít khó khăn, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra, đó là những khó khăn cả khách quan và chủ quan. Tình hình lạm phát cùng với những vướng mắc về cơ chế, pháp luật và hoạt động kinh doanh chưa thực sự năng động theo cơ chế thị trường đã hạn chế những kết quả đạt được của ngành Du lịch Hà Nội.

* Những hạn chế, tồn tại

- Du lịch Hà Nội tuy có tốc độ tăng trưởng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng kết quả đạt được so với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô còn hạn chế, còn khoảng cách xa so với Thủ đô của các quốc gia trong khu vực.

- Quy hoạch du lịch triển khai chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chung của Thủ đô và các vùng phụ cận như đường xá, giao thông, bến bãi đỗ xe, hệ thống cấp thoát nước… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành du lịch.

- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ. Sức cạnh tranh của ngành Du lịch chưa thật cao thể hiện ở giá sản phẩm du lịch, chi phí dịch vụ du lịch còn cao so với khu vực; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu; số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch còn chưa phong phú.

- Cơ sở vật chất có chất lượng cao cho ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong những năm tới. Đó là, thiếu các cơ sở lưu trú (khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên); thiếu phương tiện vận chuyển hiện đại

cho khách du lịch; thiếu các khu vui chơi giải trí, khu du lịch, trung tâm triển lãm, trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc gia và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả do nhận thức và sự phối hợp chưa đồng bộ ở các cấp, ngành và doanh nghiệp, kinh phí còn hạn hẹp để tổ chức những sự kiện quảng cáo mang tính chuyên nghiệp cao cả trong nước và ngoài nước, chưa thực sự tạo được ấn tượng về hình ảnh điểm đến Hà Nội đối với du khách quốc tế.

- Bộ máy quản lý du lịch từ thành phố đến quận, huyện vừa mới hình thành và phối hợp triển khai từ năm 2007 nhưng do tình hình sát nhập Sở vào đầu năm 2008 và sắp tới sẽ mở rộng địa giới hành chính Thành phố Hà Nội nên có thay đổi trong tổ chức, vì vậy, việc triển khai công tác quản lý du lịch trên địa bàn đến tận phường, xã đến nay còn gặp khó khăn, chưa hình thành được.

- Mặc dù lãnh đạo Thành phố từ Thành uỷ, Hội đồng nhân dân đến UBND Thành phố đã quan tâm, ban hành Nghị quyết, Đề án, cơ chế, chính sách, Kế hoạch và chỉ đạo các Sở, Ngành, Quận Huyện phối hợp triển khai, nhưng trên thực tế, có lúc, có nơi nhận thức về vai trò của ngành Du lịch còn nhiều bất cập; ý thức của nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại một số địa phương có tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch còn cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch trong thời gian tới.

- Chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội còn đơn điệu, chưa hấp dẫn đối với du khách, biểu hiện ở các điểm sau: nội dung chương trình du lịch còn nghèo nàn trong khi tiềm năng du lịch ở Hà Nội là rất lớn.; hướng dẫn viên du lịch còn thiếu, chưa giúp được nhiều về nhu cầu hiểu biết của du khách; Hà Nội còn thiếu nhưng khu vui chơi giải trí chất lượng cao dành cho du khách…

* Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch còn chậm đổi mới, chẳng hạn như năm 2003, khi xuất hiện dịch cúm gia cầm, dịch SARS hay gần đây là dịch tiêu chảy cấp, các đơn vị du lịch hết sức lúng túng không biết

tháo gỡ như thế nào, lúc ấy các cơ quan quản lý ngành du lịch cũng không đưa ra được định hướng nào, để mặc các đơn vị tự cứu lấy mình.

- Trình độ quản lý, nghiệp vụ của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Về quản lý, điều hành kinh doanh trong cơ chế thị trường còn nhiều lúng túng.

- Cơ chế, chính sách và phối hợp liên ngành chưa đồng bộ, sự phối kết hợp điều hành quản lý giữa cơ quan chủ quản là Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các cấp, Viện quy hoạch Thành phố và một số ngành khác chưa chặt chẽ, thiếu những quy định mang tính pháp lý trong quy hoạch đầu tư cho du lịch. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan để tạo lập những hình thức du lịch văn hoá, du lịch thể thao để thu hút khách, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Thiếu một quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch trong dài hạn. Hầu hết các dự án phát triển du lịch đều mang tính manh mún, mạnh doanh nghiệp nào doanh nghiệp ấy làm gây nên tình trạng lộn xộn trong quy hoạch du lịch Thành phố.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí