- Thị trường khách du lịch là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều). Theo thống kê hiện tại có khoảng hơn 1 triệu người Việt Nam sống ở trên 70 nước, tập trung chủ yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp Đức…
- Thị trường khách các nước trong khu vực như ASEAN, Bắc và Đông Bắc Á...
- Thị trường khách là các cựu chiến binh trong hai cuộc chiến tranh (Pháp, Mỹ)
- Thị trường khách du lịch Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước khác.
Song song với chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế, cần chú trọng khai thác thị trường khách nội địa, đặc biệt là thị trường khách tại chỗ, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Đối với thị trường quốc tế, một trong những giải pháp lớn hiện nay để phát triển du lịch là các doanh nghiệp cần chú trọng không bỏ thị trường xa nhưng phải chuyển mạnh sang thị trường gần như Malaixia, Trung Quốc… để tranh thủ lợi thế về địa lý và dân số.
3.2.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các chương trình, sản phẩm du lịch
Một trong những giải pháp có hiệu quả nhất trong việc phát triển du lịch Hà Nội là huy động các nguồn tài nguyên tạo thành các sản phẩm du lịch phong phú đa dạng.
Về sản phẩm lữ hành
Sản phẩm đặc trưng của Hà Nội là du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan nghỉ dưỡng. Ngành du lịch Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương có liên quan để tổ chức tốt các chương trình du lịch, xác định điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch cũng như tạo các sản phẩm du lịch mới. Các doanh nghiệp du lịch Hà Nội có thể phát triển các tour du lịch cả ngắn ngày và dài ngày ở các điểm du lịch Hà Nội và phụ cận như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hà Nội
- Tăng Cường Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường Du Lịch Hà Nội
- Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Chương trình du lịch tham quan nội thành Thành phố thành chuỗi từ khu vực hồ Hoàn Kiếm là trung tâm văn hoá - thương mại truyền thống, qua khu vực Ba Đình là trung tâm chính trị của cả nước, đến Hồ Tây là trung tâm du lịch – dịch vụ. Chương trình du lịch này khai thác: tài nguyên nước (Hồ Tây), các di tích lịch sử văn hoá (hồ Hoàn Kiếm và vùng đất quanh hồ), khu phố cổ- khu phố cũ. Có thể nói chương trình du lịch này khai thác những tài nguyên du lịch đặc trưng nhất của bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” về một Thủ đô lịch lãm.
Ngoài ra có thể tổ chức các tuyến City tour chuyên đề như: tuyến tham quan di tích lịch sử văn hoá: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh – chùa Trấn Quốc; tuyến tham quan các viện bảo tàng: Lịch sử, Cách Mạng, Phụ nữ, Quân đội…; tuyến tham quan các danh thắng: Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm…; tuyến tham quan các công trình kiến trúc cổ: khu phố cổ, khu phố cũ…
- Chương trình du lịch nội thành – ngoại thành Hà Nội. Trong tương lai, sông Hồng sẽ trở thành trung tâm của thành phố. Thủ đô sẽ mở rộng phát triển về cả hai phía sông Hồng. Điều đó có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển hợp lý về không gian du lịch của thành phố. Nhờ đó, khai thác được thế mạnh về tiềm năng du lịch, có ý nghĩa đặc biệt trong việc khai thác các loại hình tham quan di tích, danh thắng, sinh thái, thể thao, giải trí, như các chương trình du lịch nối nội thành Hà Nội – Cổ Loa, sân golf, làng nghề Bát Tràng, đầm Vân Trì, khu sinh thái Sóc Sơn.
- Tuyến du lịch sông Hồng bằng tàu thuỷ: tiếp tục nâng cao chất lượng tuyến Chương Dương- đền Lộ- Bát Tràng. có thể kết hợp tổ chức 2 tour ngược chiều nhau với việc dùng kết hợp 2 phương tiện thuỷ – bộ, tiết kiệm thời gian và tránh làm cho du khách bị nhàm chán do phải quay về đường cũ.
Nên chuẩn bị kỹ và quảng cáo cho tuyến du lịch ngược sông Hồng lên cầu Thăng Long và CK9 Ba Vì. Đây sẽ là tuyến du lịch có nội dung phong phú và hấp dẫn nếu được đầu tư thích đáng.
- Các chương trình du lịch nối Hà Nội với các tỉnh phụ cận như:
+ Điểm du lịch Ba Vì- Suối Hai: điểm du lịch này nằm ở huyện Ba Vì (Hà Tây), cách nội thành Hà Nội hơn 60 km về phía Tây với đường giao thông thuận lợi lên tới tận khu vực đỉnh núi và ven hồ. Đây có thể trở thành khu nghỉ cuối tuần của Thủ đô Hà Nội.
+ Điểm du lịch hồ Đại Lải thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) cách Hà Nội trên dưới 50 km, được hình thành trên cơ sở một hồ chứa nước nhân tạo (rộng 525 ha). Điểm du lịch này đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cuối tuần của người dân Hà Nội và khách nước ngoài, nghỉ ngơi để chữa bệnh, các cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo…
+ Điểm du lịch Tam Đảo cách Hà Nội khoảng 60 km nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, khí hậu ở đây mát mẻ vì có độ cao 800m, xung quanh là đồi núi. Tam Đảo cũng là nơi nghỉ cuối tuần hấp dẫn.
Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng sức… cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các hội chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần…) và các sự kiện thàng khuyến mại giảm giá… có chất lượng tốt. Để có sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm thích hợp với mỗi loại hình sản phẩm du lịch. Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn. Hơn nữa cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách.
Về sản phẩm vui chơi giải trí
Thật hiếm thành phố nào trong nước lại có cảnh quan đẹp như Thủ đô Hà Nội. Song, Hà Nội lại thiếu sự hấp dẫn của các khu vui chơi giải trí. Các khu vui chơi giải trí của Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Dựa trên bản quy hoạch về không gian du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 1998- 2010, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội có thể thiết lập các tuyến du lịch nối các khu trung tâm giải trí hiện đại (hình 3.2.2.2). Ngoài ra có thể thiết lập các tuyến du lịch phụ trợ nối các khu vui chơi giải trí của Hà Nội nhằm làm kỳ nghỉ của du khách trở nên tích cực hơn.
Khu vui chơi giải trí tổng hợp Cổc Loa
Khu du lịch Hồ Tây
Khu thể thao giải trí Mễ Trì
Khu du lịch vui chơi giải trí Vân Trì
Đường Láng
– Hoà Lạc
Khu du lịch vui chơi giải trí Vân Trì
Khu thể thao giải trí Mễ Trì
Khu vui chơi giải trí Linh Đàm
Khu du lịch vườn sinh thái Châu Quỳ
Quốc lộ đi Bắc Ninh
Hai tuyến du lịch chính
Hình 3.2.2.2: Các tuyến du lịch chính của Hà Nội
Thiết kế các chương trình du lịch chất lượng cao làm nổi bật nét đặc sắc của Thủ đô
Nâng cao trình độ của các nhà quản lý và thiết kế tour thông qua đào tạo bồi dưỡng trong nước và học tập kinh nghiệm nước ngoài – những nước có
nền công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực như Trung quốc, Thái Lan, Malaysia…
Tổ chức các điểm, các tuyến du lịch kỹ lưỡng, có sự tham gia của các nhà kinh doanh, các hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng dịch vụ, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Xây dựng quy trình thiết kế chương trình du lịch đảm bảo chất lượng gồm các bước: xác định nhu cầu thị trường, xác định khả năng cung ứng, xác định chương trình du lịch: mục đích, giới hạn thời gian, tuyến hành trình, các
dịch vụ cấu thành tour, giá thành và giá bán, các quy định của chương trình.
Xây dựng quy trình và tiêu chí cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng chương trình du lịch của doanh nghiệp.
Xây dựng một số chương trình du lịch mẫu cho các thị trường trọng điểm để thực hiện thí nghiệm và đưa vào cung ứng cho du khách.
Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình du lịch
Thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết với các công ty lữ hành gửi kkhách đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà cung ứng dịch vụ.
Thường xuyên khảo sát các chương trình du lịch, kiểm tra đột xuất một số diểm trong chương trình du lịch, đánh giá chất lượng việc thực hiện chương trình du lịch.
Xây dựng và thường xuyên kiểm tra quy chế đi đoàn dành cho hướng dẫn viên, thường xuyên kiểm tra nhật ký hướng dẫn viên. Điều tra, lấy ý kiến khách hàng về chất lượng thực hiện chương trình du lịch
Đầu tư kinh phí thoả đáng cho việc phát triển các chương trình du lịch
Điều tra, khảo sát thị trường, khảo sát các chương trình du lịch Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.
Tạo các chương trình du lịch hấp dẫn
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm chất lượng ngày càng cao của khách du lịch đòi hỏi các hãng lữ hành cần nâng cao chất lượng các chương trình du lịch. Để có thể tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn, các doanh nghiệp lữ hành cần có sự kết hợp các tài nguyên du lịch để tạo chương trình du lịch độc đáo.
Khách du lịch có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm du lịch mới lạ, khác với nơi cư trú thường xuyên của họ, vì vậy, tạo một sản phẩm mới lạ là hết sức quan trọng trong việc thu hút du khách. Một số doanh nghiệp đã tạo các loại hình du lịch mạo hiểm, sinh thái… hấp dẫn khách. Các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có lợi thế lớn khi tạo các chương trình du lịch nối Hà Nội với các tỉnh phụ cận
Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành cần tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn cả khách quốc tế và khách nội địa, không nên quá phụ thuộc vào thị trường quốc tế vì sự bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới, tình hình dịch bệnh trong khu vực. Các doanh nghiệp lữ hành cũng cần coi trọng phát triển các loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá là những thế mạnh của du lịch Hà Nội, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch trên thế giới.
Về các sản phẩm lưu trú
Để phù hợp với tình hình hiện nay của cung cầu trên thị trường du lịch, vấn đề đặt ra đối với các khách sạn Hà Nội là cần giảm giá, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó ngành Du lịch Hà Nội cũng cần phải tăng cường các biện pháp quản lý hữu hiệu bằng cách thống nhất giá cả giữa các công ty du lịch và các khách sạn, chấp nhận giảm thu nhập trong một số năm để củng cố chất lượng các cơ sở lưu trú, tạo dựng uy tín các khách sạn. ngành Du lịch Hà Nội cũng cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại chất lượng kinh doanh của các khách sạn theo thứ hạng đã được công nhận định kỳ hằng năm. Điều đó sẽ đảm bảo cho các khách sạn kinh doanh với chất lượng ổn định hơn, đồng thời cũng khuyến khích các khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú thì các doanh nghiệp du lịch Hà Nội cũng cần đầu tư phát triển đa dạng các loại hình cơ sở lưu trú như phát triển các căn hộ cho thuê độc lập, các biệt thự nhỏ phù hợp với quy mô một gia đình, giá cả phải chăng… và cũng cần có kế hoạch bố trí các cơ sở này gần các điểm du lịch để tạo sự thuận lợi cho du khách. Các doanh nghiệp du lịch cũng cần lưu ý phát triển các khu du lịch cắm trại ở ngoại ô thành phố hay các tỉnh phụ cận (liên kết du lịch) vào mùa khô, trong xu thế loại hình du lịch cuối tuần và hoà nhập vào thiên nhiên hoang dã ngày càng được ưu thích đối với người dân thủ đô. Đối với những doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính mạnh nên đầu tư phát triển khách sạn hội nghị, hội thảo do tiềm năng du lịch ở Hà Nội là rất lớn.
3.2.2.3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch
Trên thực tế, có ba yếu tố tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách, đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và lao động trong ngành kinh tế du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật tác động rất to lớn đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch góp phần thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách tại địa phương nơi đến du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển. Có thể nói rằng, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của một địa phương. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp du lịch của Hà Nội cần chú trọng đến sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao điều kiện phục vụ du khách, tăng tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch theo hai xu hướng sau:
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá phù hợp với nhu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế và thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tạo không gian thoải mái, thuận tiện cho khách hàng và nhân viên phục vụ. Môi trường đó có tính văn hoá cao làm cho quan hệ giữa nhân viên phục vụ và khách hàng trở nên dễ chịu và thoải mái.
Để có thể phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hai hướng trên, các doanh nghiệp du lịch cần thực hiện:
- Quy hoạch lại mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi các cơ sở, chi nhánh, văn phòng trực thuộc phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo chất lượng đồng đều. Quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp sẽ giúp đảm bảo yêu cầu này.
- Đầu tư có mục đích vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Đầu tư của doanh nghiệp du lịch gồm hai loại: đầu tư mới và đầu tư bổ sung nhằm duy trì, kéo dài và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản. Tuy vậy, việc đầu tư có thể gặp khó khăn do một số lĩnh vực đòi hỏi có lượng vốn lớn như khách sạn, phương tiện vận chuyển… Do vậy, doanh nghiệp du lịch phải có chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn, nhằm huy động nguồn tài chính kịp thời.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. Cho dù đầu tư nhiều bao nhiêu mà cơ sở vật chất kỹ thuật lại không được sử dụng tốt thì hiệu quả đầu tư cũng vẫn kém, khả năng thu hồi vốn thấp. Vì vậy, song song với việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật thì các doanh nghiệp du lịch cũng cần đưa ra những biện pháp: tăng cường sử dụng tài sản vào trái vụ, nâng cao hệ số ca kíp, tận dụng hết công suất trang thiết bị máy móc. Muốn vậy, những giải pháp này phải gắn liền với những giải pháp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp du lịch.
3.2.2.4. Đẩy mạnh liên kết trong hoạt động marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội
Trung tâm du lịch Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Song so với Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh thì lượng khách thu hút