Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 14

được chưa phải là nhiều. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội sẽ nâng cao lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội. Muốn vậy, các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và các tỉnh phụ cận phải liên kết theo mô hình marketing mix gồm các yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến bán, con người, quan hệ đối tác, sản phẩm trọn gói và dịch vụ khách hàng. hoạt động liên kết marketing thực hiện thông qua các biên bản thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp.

- Thống nhất chính sách giá (giá phân biệt, giá chiết khấu, giá trọn gói) đối với các đối tượng khách. Tạo mức giá linh hoạt mềm dẻo phù hợp với sự chấp nhận của khách hàng về giá trị, bù đắp chi phí, có lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội là giảm giá các chương trình du lịch. Việc giảm giá phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch.

- Phối hợp nhiều kênh phân phối sản phẩm, từ kênh phân phối truyền thống: mở rộng mạng lưới môi giới, đại lý, quan hệ đối tác khắp các tỉnh phụ cận, đến các kênh hiện đại: thư điện tử, mạng internet, tham gia chương trình bán phòng thông qua hệ thống giữ chỗ toàn cầu.

- Liên kết chặt chẽ trong các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và quan hệ công chúng. Dành ngân sách nhất định cho hoạt động quảng cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo một cách thường xuyên. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và phụ cận trong các hoạt động xúc tiến bán đem lại lợi ích không nhỏ, các doanh nghiệp có điều kiện giảm cho phí quảng cáo thu hút khách.

- Phối hợp trong phân loại và sử dụng lao động, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Điều đó khắc phục được tình trạng thiếu hướng dẫn viên địa phương của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội khi thực hiện các tour Hà Nội – phụ cận. Các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh cũng được đáp ứng nhu cầu sử dụng hướng dẫn viên thành thạo ngoại ngữ khi đón tiếp các đoàn khách quốc

tế. Bên cạnh lợi ích giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động du lịch của Hà Nội và các tỉnh phụ cận, việc phối hợp chặt chẽ trong sử dụng lao động còn nâng cao chất lượng phục vụ khách khi đến du lịch.

- Thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và phụ cận với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Việc thiết lập mối quan hệ này tạo lợi ích cho các bên tham gia. Doanh nghiệp du lịch cần mở rộng các mối quan hệ đối tác trong các mặt: tạo sản phẩm trọn gói cho du khách; cung cấp dịch vụ hậu cần cho sản phẩm của nhau; quảng cáo, khuyến mại cho sản phẩm của doanh nghiệp khác; dành khoản triết khấu giá; phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển các dịch vụ khách hàng. Đối với du lịch, một lĩnh vực dịch vụ có ý nghĩa lớn đối với con người, khi kinh tế phát triển thì vấn đề chăm sóc khách hàng càng cần được các doanh nghiệp chú trọng. Dịch vụ khách hàng phải bao gồm cả dịch vụ trong và ngoài doanh nghiệp. Trong các chuyến đi của du khách từ Hà Nội đến các tỉnh phụ cận, du khách phát sinh nhiều nhu cầu và nhiệm vụ của các doanh nghiệp du lịch là đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. Các nhu cầu giải trí phát sinh đó đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải phát triển các dịch vụ: thuê xe, mua vé xem ca nhạc, mua sắm hàng hoá… Phối hợp cung cấp dịch vụ khách hàng giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch của các tỉnh phụ cận là cách thức tối ưu đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách và tối ưu hoá lợi ích dành cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp cũng cần phải rà soát lại toàn bộ việc đăng ký thương hiệu, bản quyền về thương hiệu và sản phẩm để những tổn thất trong kinh doanh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 14

Hoạt động du lịch ngày nay đang được phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng với hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn ngoại tệ lớn và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Song du lịch còn là một ngành kinh tế tổng hợp, không thể tự thân phát triển đơn điệu trong nền kinh tế mà cần có sự kết hợp đồng bộ với các ngành kinh tế khác.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, đặc biệt là đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá đã tạo điều kiện to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Việt Nam sau một thời kỳ đổi mới và hợp tác đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định khung với liên minh Châu Âu, là thành viên của tổ chức APEC và gia nhập WTO. Từ những sự kiện đối ngoại trên, để du lịch Việt Nam hội nhập bình đẳng với các nước trong khu vực và thế giới, ngay từ bây giờ ngành du lịch phải không ngừng đổi mới tổ chức, quản lý, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng cao toàn diện chất lượng du lịch.

Tăng cường đổi mới tổ chức, quản lý du lịch còn nhằm nâng cao mức đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân. Ngoài ra, du lịch còn góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước. Du lịch là giấy thông hành của hoà bình, tăng cường sự hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Là trọng điểm kinh tế phía Bắc và cả nước, Thành phố Hà Nội đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Trên cơ sở đánh giá và khẳng định tiềm năng du lịch ở Hà Nội là rất lớn, việc định

hướng được chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Trên cơ sở định hướng đó mà có kế hoạch đầu tư khai thác, thực hiện kinh doanh du lịch mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do là một ngành kinh tế tổng hợp nên nếu có bất kỳ một sự thiếu đồng bộ hoặc thiên lệch nào đều có thể dẫn đến những trì trệ, cản trở tiến hành đổi mới chính nó và ảnh hưởng tới các ngành kinh tế – xã hội khác. Nếu chúng ta biết khắc phục những tồn tại và thực sự đổi mới toàn diện trong các khâu của du lịch thì chắc chắn Thành phố Hà Nội sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch lý tưởng của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Muốn đạt được lý tưởng đó, việc xác định một chiến lược đầu tư đúng hướng, tận dụng có hiệu quả các tài nguyên hiện có, đạo tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho một nền công nghiệp du lịch phát triển đi đôi với việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội thời mở cửa tuy có nhiều thuận lợi nhưng không cho phép chúng ta ỷ lại vào lợi thế, nhu nhược trước khó khăn mà phải luôn học tập, nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những quyết sách phù hợp với thực tế của thủ đô trong từng giai đoạn phát triển. Quá trình này cần được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ – Uỷ ban nhân dân thành phố, Tổng cục du lịch, cần được sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong nước và Thành phố Hà Nội. Với sự nỗ lực phấn đấu, nhất định du lịch Thành phố Hà Nội sẽ vươn lên và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo Du lịch Việt Nam (2006,2007,2008).

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/1994), Chỉ thị số 46-CT/TW về lãnh đạo phát triển du lịch trong tình hình mới.

3. Trần Hữu Bình (10/2005), “Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá”, Báo Du lịch (1-2).

4. Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định ban hành Chương trình hành động của ngành Du lịch

6. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh: thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng bộ Thành phố Hà Nội (200), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ….., Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

13.Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2005), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến 2010, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

15.Phan Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (7), tr.10-49.

16.Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá- thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17.Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16.

18.Bùi Thị Nga (1996), Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

19.Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.75.

20.Phạm Thị Khánh Ngọc (1999), Du lịch Hải Phòng – Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

21. Phan Dũng Nguyên (1999), “Khả năng phát triển du lịch Việt Nam – ASEAN và một số bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kiến thức ngày nay (183). 22.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX (2005),

kỳ họp thứ 7, Luật Du lịch, Hà Nội.

23.Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội (2003,2004,2005,2006,2007), Báo cáo tổng kết năm.

24.Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội, Website http://www.hanoitourism.gov.vn.

25. Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội (2008), Báo cáo triển khai Quy hoạch phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010.

26.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27.TS. Phạm Đức Thành và Ths. Trương Duy Hoà (2002), Kinh tế các nước Đông Nam Á - Thực trạng và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội.

28.Tổng cục Thống kê (2005), Thống kê số liệu các năm 2000-2004,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

29.Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Du lịch Việt Nam.

30.Tổng cục Du lịch, Website http://www.vietnamtourism.gov.vn.

31.Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Website http://www.Haiphongcity.com.

32.Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33.Nguyễn Vân (1998), “Những kinh nghiệm phát triển và quản lý du lịch Trung Quốc”, Tuần Du lịch (31).

34.Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, Website http://itdr.com.vn.

35.Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế Giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022