*Hệ thống vịnh, đảo độc đáo
Quần đảo Cát Bà, ngoài đảo chính còn có 366 hòn đảo nhỏ khác với nhiều hình thù riêng tạo cảnh quan độc đáo, sinh cảnh độc đáo như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Tiêu biểu như Vịnh Lan Hạ, vùng Vịnh Việt Hải, khu Vạn Bội… Nhiều đảo có hình dạng kỳ lạ, bờ đảo có nhiều mũi nhô, cung lòm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, thích thú. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn nhiều tiềm ẩn chưa được khám phá.
*Diện tích rừng nguyên sinh lớn
Vườn quốc gia Cát Bà còn giữ lại được diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, hầu như là nguyên sinh. Trong rừng có nhiều cây cổ thụ, tuổi đời hàng ngàn năm và các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, còn các loại rừng như rừng núi thấp và ven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa (Ao Ếch).
* Nhiều hang động kỳ thú
Quần đảo Cát Bà được hình thành bởi vận động kiến tạo vỏ trái đất và sự nâng lên hạ xuống của mực nước biển hàng triệu năm trước đây. Theo các nhà địa chất học thì quần đảo Cát Bà có địa hình karster (đá vôi), với nhiều hang động kỳ thú. Nếu như vịnh Hạ Long nổi tiếng với những bãi tắm và hang động nổi tiếng như Thiên cung, Đầu gỗ, Sửng sốt,…, thì Cát Bà, trong khu vực từ bến Bèo tới vịnh Lan Hạ cũng có những quả núi nổi lên trên làn nước xanh biếc với những bãi tắm và hang động rất đẹp và đầy sức quyến rũ như động Quả Vàng, Thiên long, Trung Trang, hang Vẹm, Tiền đức, bãi Cát cò, Cát dứa, Ba Trái Đào, Vạn Bội,v.v… Nhiều nơi trong đó còn rất nguyên sơ nằm dưới những tầng cây cối phủ xanh rì trong một phong cảnh hữu tình núi biển quấn quít như khu vực hang Vẹm, hang Tiền Đức,v.v… Hiện có trên 10 hang động đã đưa vào sử dụng khai thác phục vụ du lịch.
* Hệ thống suối và hồ nước
Vườn quốc gia Cát Bà có hệ thống suối nổi tiếng như: Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu), suối Trung Trang, suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ).
Ngoài ra, VQG Cát bà có hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi (ao ếch), diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh năm như áng Bèo, áng Thẳm, áng Vẹm…
3.2.6. Văn hóa lịch sử
Cát Bà là khu vực có sự định cư từ lâu đời của cư dân. Trải qua thời gian, quá trình tương tác giữa thiên nhiên và con người đã tạo ra những đặc trưng văn hóa độc đáo liên quan đến đời sống của con người ở nơi đây.
Có nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ trong VQG và trên quần đảo Cát Bà như di chỉ Cái Bèo, đền Hiền Hào, Hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy. Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của các dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển. Tế lễ như thế, Long Hải Đại Vương, ông thần của những người đi biển sẽ phù hộ cho trời yên biển lặng, một năm bội thu tôm cá. Hàng năm, người dân tổ chức hội đua thuyền rồng trên biển, đó là một chiếc thuyền thoi dài 11m, rộng 1,5m, đóng bằng thứ gỗ khô, nhẹ và bền chắc. Lòng thuyền có chỗ ngồi cho các tay đua và phía mũi có cái đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thếp vàng rực rỡ. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Khách du lịch cũng có thể tham gia để thương thức cảm giác khác lạ từ lễ hội này.
Cát Bà có các sản phẩm đặc trưng, và những món ẩm thực địa phương hấp dẫn như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt. Ngoài ra Cát Bà còn hấp dẫn bởi các món ăn từ biển với vô số các loài có giá trị cao như Cá Song, Cá chim, mực lá hoặc các loài vừa lạ, vừa dân dã lại ngon như Bàn Mai, Sam, Bề Bề (hay còn gọi là Bọ ngựa biển)...
Các đặc sản khác cũng khá thú vị như cam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt ốc Việt Hải, là những sản phẩm của địa phương nổi tiếng khiến cho nhiều du khách khó quên khi đã được một lần thưởng thức. Dê núi cũng được đánh giá cao, nhiều người nói dê ở Cát Bà ngon hơn các nơi khác.
3.3. Hiện trạng du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cát Bà
3.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch
Vườn quốc gia Cát Bà với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa hình bao phủ bởi hệ thống núi đá vôi phức tạp, gồm cả rừng, cả biển đã tạo lên một hệ sinh thái đặc thù, rất phong phú và đa dạng về các loài động, thực vật và trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới, bên cạnh đó còn có nhiều danh thắng nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống như: Vịnh Lan Hạ, bãi tắm Cát Cò, Cát Dứa, hệ thống hang động, khu di chỉ cái Bèo, đỉnh pháo đài thần công, lễ hội ngày 1-4,…Do vậy mà nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Cát Bà đã thành lập một trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi
trường nhằm mục đích thúc đẩy, phát triển du lịch sinh thái của Vườn nhưng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia vẫn chưa được phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Thực trạng chung ở các Vườn quốc gia và KBTTN ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trú trọng vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng là chủ yếu, còn du lịch sinh thái chưa được quan tâm đúng mức hay chưa được đầu tư thoả đáng cả về tài chính và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái còn nghèo nàn, thiếu thốn chưa đáp ứng được các nhu cầu của du khách. Mặc dù một số tuyến du lịch đã được hình thành nhưng chưa được tu bổ, bảo dưỡng định kỳ, trên tuyến còn thiếu các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin khiến cho du khách còn gặp khó khăn khi tham quan. Các dịch vụ đi kèm như ăn nghỉ, đi lại, vui chơi giải trí còn ngèo nàn, chất lượng thấp.
Bảng 3.4. Số lượng khách đến tham quan VQG Cát Bà 2008 – 2012
Khách nội địa | Khách quốc tế | Tổng cộng | |
2008 | 46.000 | 31.000 | 77.000 |
2009 | 66.000 | 34.000 | 90.000 |
2010 | 55.000 | 40.000 | 95.000 |
2011 | 52.000 | 38.000 | 90.000 |
2012 | 86.000 | 55.000 | 141.000 |
2013 | 87.000 | 57.080 | 144.080 |
Có thể bạn quan tâm!
- Địa Điểm, Đối Tượng Nghiên Cứu.
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 6
- Phân Tích Những Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Các Mối Đe Dọa (Swot).
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Gắn Với Quản Lý Vườn Quốc Gia Cát Bà .
- Định Hướng Các Hoạt Động Khuyến Khích Người Dân Tham Gia
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – VQG Cát Bà)
Hàng năm Vườn quốc gia Cát Bà đón một lượng khách không nhỏ đến tham quan, nghiên cứu với các hoạt động du lịch sinh thái chính của khách thường là tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu Vườn, kết hợp thăm vịnh. Mặc dù lượng du khách đến tham quan Vườn quốc gia Cát Bà trong những năm qua tương đối đông và ngày càng có xu hướng tăng lên, nhưng theo các số liệu thống kê khách du lịch của Vườn và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện Cát Hải thì lượng khách đến tham quan Vườn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%) so với lượng khách đến khu vực Cát Bà.
Nếu so sánh với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và tiềm năng du lịch sinh thái ở đây thì con số này còn quá nhỏ, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển. Những nguyên nhân chủ yếu là vẫn thiếu sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng du lịch của Vườn. Các tuyến du lịch còn nghèo nàn, không hấp dẫn và xuống cấp vì chủ yếu vẫn là dựa vào các
tuyến đường mòn thiên nhiên sẵn có mà chưa được đầu tư cải tạo; Công tác quảng bá tiếp thị, xúc tiến du lịch chưa được đầu tư; Các thông tin diễn giải môi trường, bảng biển thuyết minh, chỉ dẫn còn thiếu thốn nhiều; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế; chưa có cơ chế phối hợp tốt giữa công tác du lịch sinh thái của Vườn với du lịch cộng đồng của nhân dân các xã vùng đệm.
3.3.2.Hiện trạng tuyến, điểm tham quan
VQG Cát Bà hiện có rất nhiều các tuyến và điểm tham quan du lịch phong phú, du lịch mạo hiểm và ngoạn mục hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Động Trung Trang, thắng cảnh bờ biển tuyệt đẹp - các vịnh, tùng, áng và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ muôn hình vạn dáng được bàn tay tạo hoá thiên nhiên ban tặng kết hợp với sự xâm thực của nước biển, nước mưa qua hàng triệu năm, các bãi biển hoang sơ những khu rừng nguyên sinh và nhiều phong cảnh cảnh rừng núi, đảo đá vôi độc đáo, hùng vỹ…
a. Các điểm tham quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Các điểm tham quan du lịch chính trong khu vực Vườn quốc gia Cát Bà hiện tại bao gồm:
- Trung tâm hướng dẫn thông tin, giáo dục môi trường: Là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin cho du khách về cảnh quan thiên nhiên, địa mạo địa chất, những nét đặc sắc về văn hoá, du lịch và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Bà nói riêng và Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà nói chung. Bên cạnh đó, trung tâm hướng dẫn còn giúp du khách hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị thiên nhiên và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học cho hôm nay và mai sau.
- Phòng đón tiếp (reception) : Là nơi đón tiếp, giới thiệu thông tin chung cho du khách về các điểm và tuyến tham quan tại Vườn và đảo Cát Bà, các thông tin cho du khách về lệ phí tham quan, hướng dẫn và phổ biến các nội quy, quy định cho du khách khi tham quan du lịch tới Vườn và đảo Cát Bà. Nhắc nhở, lưu ý du khách về những việc được và nên làm cũng như những điều không được làm khi tham quan các tuyến DLST rừng và biển trong VQG.
- Nhà trưng bày mẫu vật: là nơi trưng bày các mẫu vật của các loài động, thực vật phân bố tại VQG Cát Bà. Nhà trưng bày sẽ giúp du khách tham quan và tìm hiểu về những giá trị về đa dạng sinh học của Vườn thông qua các mẫu vật, bằng chứng sống có mặt tại đảo Cát Bà.
- Đảo Cát Dứa: Là nơi tham quan các tài nguyên rừng, biển, leo núi, quan sát một số loài khỉ sau khi được cứu hộ và bảo vệ tại đây. Đây cũng là nơi cho du khách tắm biển
và vui chơi giải trí với các loại hình du lịch biển, đồng thời là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách. (Đi tàu du lịch từ bến bèo khoảng 30 phút đến đảo Cát Dứa).
- Đảo Năm Cát: Là bãi biển còn hoang sơ, lý tưởng cho nghỉ dưỡng, tắm biển, chèo thuyền kayark , câu cá hoặc đi tàu để thưởng thức, khám phá cảnh đẹp huyền bí về tài nguyên rừng và biển tại khu vực Nam Cát và Vịnh Lan Hạ.
- Bãi Tháp Nghiêng: Là bãi biển có khả năng xây dựng loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, cắm trại, lặn biển, leo núi, chèo kayark, đi tàu tham quan hệ sinh thái vịnh, tùng, áng, tham quan các khu vực nuôi trồng hải sản và thưởng thức các sản phẩm này…
- Bãi Tai Kéo: Là khu vực có khả năng tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ như: Câu cá, chèo thuyền, bơi lặn biển, leo núi, tắm biển, thể thao nước, quan sát động vật hoang dã, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống, giải khát…
b. Các tuyến tham quan DLST
Các tuyến tham quan DLST chính trong khu vực Vườn quốc gia Cát Bà bao gồm:
- Tuyến Đường Du lịch sinh thái - Giáo dục môi trường: Bắt đầu gần Trụ sở Vườn dài 2,5km này sẽ dẫn du khách tới một số kỳ quan của hòn đảo đặc biệt này cùng với núi rừng nơi đây (khoảng 1h đi bộ). Du khách có thể đi bằng xe ô tô nhỏ, xe máy để tham quan tuyến du lịch này.
- Tuyến Rừng Kim giao-Đỉnh Ngự Lâm:Hãy thu vào tầm mắt cánh rừng xanh bạt ngàn với những cây Kim giao cổ thụ quý hiếm. Con đường sẽ nâng gót du khách tới đỉnh Ngự lâm để đắm say với núi non trùng điệp như những kim tự tháp xanh. Từ nơi đây du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh khu vực trung tâm Cát Bà trải dài theo thung lũng Trung Trang.
- Trung tâm Vườn - Ao Ếch - Việt Hải - Vịnh Lan Hạ: Bắt đầu từ Trụ sở Vườn và sẽ mang đến nhiều thử thách. Sau khi kết thúc 2,5km tuyến Đường du lịch sinh thái - giáo dục môi trường, vượt qua đỉnh Mây Bầu nơi có cây Đa cổ thụ, xuyên qua khu rừng nguyên sinh với vô số loài động thực vật quý hiếm, du khách sẽ tới một khu rừng ngập nước trong thung núi đá vôi nằm trên độ cao 80m so với mực nước biển (từ Trung tâm Vườn tới Ao Ếch: 2 - 2,5 giờ). Sau đó tiếp tục hành trình khám phá nhiều điều bí ẩn, đặc sắc và ký thú của thiên nhiên hoang dã. Điểm dừng chân tiếp theo sẽ là xã Việt Hải, khu dân cư nằm trọn trong Vườn với những ngôi nhà truyền thống độc đáo. Từ đây bạn có thể thu xếp để tới những khu vực khác (như thị trấn Cát Bà) bằng tàu sau khi tham quan Vịnh
Lan Hạ, điểm cuối cùng của chuyến đi (Trụ sở Vườn tới Vịnh Lan Hạ mất khoảng 6 h, không kể thời gian đi tàu).
- Tuyến động Trung Trang: Tuyến du lịch với 10 phút đi bộ từ Trụ sở Vườn. Động Trung Trang nằm cách trung tâm VQG 1km về phía nam, cạnh con đường đi thị trấn Cát Bà. Đây là một trong những hang động lớn nhất, tiêu biểu cho quần thể hang động trong khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, là một điểm du lịch rất hấp dẫn thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Động Trung Trang có chiều dài khoảng 300m xuyên qua lòng núi với hàng ngàn vạn thạch nhũ với muôn vàn hình dạng kỳ thú khác nhau. Du khách phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp tuyệt vời, và sự kiến tạo lạ kỳ của thiên nhiên, những thạch nhũ đầy ấn tượng và những cư dân hang động (dơi) treo mình trên vách đá (thời gian tham quan 1h - 1,5h).
- Tuyến Trung tâm Vườn - Mây Bầu - Động Quân Y: Tuyến du lịch với 4h tham quan, khám phá rừng nguyên sinh chứa đựng những tài nguyên động thực vật phong phú kết hợp với tham quan hệ sinh thái rừng trồng và Động Quân Y- Bệnh viện trong hang động, một minh chứng cho truyền thống bất khuất của quân và dân trên đảo chống lại chiến tranh phá hoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
- Tuyến Vườn Thú - Vườn Thực vật - Hồ Hới: Là nơi du khách có thể tham quan các loài động vật đang được cứu hộ tại Vườn, và các loài thực vật quý hiếm có mặt trên đảo Cát Bà. Bên cạnh đó, du khách có cơ hội tham quan Vườn Phong lan và Vườn Bướm, vườn cây thuốc . Tuyến này dành cho du khách có ít thời gian hoặc sức khoẻ không đảm bảo leo núi.
- Tuyến du lịch Bến Cái Viềng – Động Thiên Long, thăm quan rừng ngập mặn.
- Tuyến du lịch sinh thái biển: Du khách lên tàu du lịch từ cảng cá, đi vòng qua phía ngoài của các bãi tắm để về phía Bến Bèo, hoặc lên tàu từ Bến Bèo đi tham quan Áng Vẹm - Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội - Ba Trái Đào - Cát Dứa…
- Tuyến Việt Hải- Đỉnh Hải Quân: Từ bến Việt Hải đẹp thơ mộng trong Vịnh Việt Hải, du khách theo con đường uốn lượn quanh co giữa một bên là núi, một bên là biển để đến tham quan làng Việt Hải (5km từ bến tàu). nơi đây còn giữ lại một số kiến trúc truyền thống của làng quê đồng thời tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những nét văn hóa, ẩm thực, sinh hoạt, của người dân bản địa, khám phá tài nguyên thiên nhiên quanh khu vực xã trong VQG. Tiếp tục hành trình theo con đường mòn cuối làng, sau khoảng 1h đi bộ, du khách sẽ chinh phục đỉnh Hải Quân (đặt rađa của hải quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ). Từ đỉnh núi này du khách được ngắm nhìn, thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp
không những của các vịnh, tùng, áng của quần đảo Cát Bà mà còn có thể phóng tầm mắt đến tận Vịnh Hạ Long với hàng trăm hòn đảo nhấp nhô.
3.4. Hiện trạng quản lý Vườn quốc gia Cát Bà
3.4.1. Cơ chế chính sách.
Du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã được các cấp ngành quan tâm, trú trọng phát triển ở các khu bảo tồn và các Vườn quốc gia, đồng thời các văn bản pháp luật để thực hiện phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn, các Vườn quốc gia ngày càng được chỉnh sửa, hoàn thiện rò ràng cụ thể hơn.
Một số văn bản pháp luật như:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật du lịch 2006.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật BV&PT Rừng.
- QĐ số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Rừng.
- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.[12]
Trong các văn bản pháp luật hiện nay đã chỉnh sửa để phù hợp cho việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên như: “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng…”. Như vậy theo luật thì các Vườn quốc gia và khu bảo tồn được tổ chức phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong Vườn quốc gia, khu bảo tồn không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng (điều 55) và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (điều 22)[10]. Các hoạt động du lịch sinh thái không được gây ô nhiễm môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên trong rừng đặc dụng.
Ngoài ra, trong Quyết định số 79-CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập VQG Cát Bà với các nhiệm vụ chính như sau:
- Bảo tồn, bảo vệ ĐDSH, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị nguyên sơ, đặc biệt chú trọng bảo tồn diện tích rừng nguyên sinh hiện có trong phạm vi vùng lòi của VQG.
- Bảo vệ quần thể của các loài động, thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe doạ, các loài đặc hữu.
- Bảo tồn và duy trì giá trị các hang động, các cảnh quan thiên nhiên như các
Tùng, Áng, Vịnh với các rạn san hô, các bãi cát, bãi biển độc đáo.
- Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực, góp phần phòng hộ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã, thị trấn thuộc quần đảo Cát Bà.
- Nâng cao độ che phủ của rừng trong khu vực thông qua các chương trình bảo vệ và phục hồi rừng ở các phân khu phục hồi sinh thái và diện tích rừng ở các vùng đệm.
- Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn, theo dòi, đánh giá rừng và tài nguyên rừng trong VQG để xây dựng chương trình quản lý, bảo vệ lâu dài cho VQG:
- Tổ chức du lịch sinh thái trong VQG, nhằm nâng cao hiểu biết của các tầng lớp xã hội về các giá trị bảo tồn, đồng thời nâng cao lợi ích cho người dân trong khu vực.
- Tổ chức các loại hình du lịch sinh thái biển bao gồm; tắm biển, thăm các đảo, vịnh, tùng, áng và du lịch lặn biển, thám hiểm, nghỉ dưỡng…
- Triển khai các chương trình hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội đối với các bên trong VQG và vùng đệm nhằm thu hút người dân cùng tham gia bảo vệ và nâng cao độ che phủ rừng trong khu vực, giảm dần sức ép của vùng đệm đối với tài nguyên rừng của VQG.
- Tiến hành chương trình giáo dục, tuyên truyền vận động cộng đồng trong vùng lòi và vùng đệm về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3.4.2 Tổ chức quản lý Vườn quốc gia
Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập từ ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CT của hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). Đến ngày 8/1/1992 luận chứng kinh tế kỹ thuật VGQ Cát Bà được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 237/CT.
Chức năng nhiêm vụ chính là: Bảo vệ toàn bộ các hệ sinh thái rừng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, các giá trị về địa chất cảnh quan thiên nhiên, các giá trị về di chỉ, di tích lịch sử, các tài nguyên du lịch, hiện đang còn tồn tại và sinh sống ở các hệ sinh thái rừng của VQG. Tổ chức, xây dựng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, các nội dung phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Vườn quốc gia Cát Bà là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng. Với cơ cấu tổ chức như sau:
Ban Giám đốc