Đề Xuất Các Hoạt Động Tuyên Truyền Gdmt, Nâng Cao Nhận Thức Bảo Tồn Đdsh.


bảo tồn, đồng thời khi tuyến phát triển sẽ góp phần vào việc tăng cường tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng trên tuyến từ đó sẽ hạn chế được những tác động xấu từ người dân vào rừng. Đồng thời trên tuyến có nhiều loài cây quý hiếm là môi trường tốt để phục vụ cho các nhà khoa học, sinh viên trong nước và quốc tế nghiên cứu, học tập.

* Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến:


Đây là tuyến có quãng đường dài, có nhiều đường đi nên cần phải xây dựng những biển chỉ dẫn đường tại các đường rẽ, nắp các biển thông tin, giám định loại cây và gắn biển tên cây để du khách biết. Ngoài ra cần phải xây dựng một số điểm rừng chân và chỗ để chú mưa, đặt một số thùng rác để trách vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường rừng. Xây dựng một số nhà nghỉ theo luật đa dạng sinh học và luật bảo vệ và phát triển rừng để cho du khách ở qua đêm, kèm theo các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí khi khách có nhu cầu, bố trí nơi cắm trại và đốt lửa trại ở điểm cuối của tuyến.

BẢN ĐỒ TUYẾN 3: TAM ĐẢO 1 ĐI TAM ĐẢO 2


4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH.

Trong các nguyên tắc của DLST, thì nguyên tắc giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường, về các giá trị đa dạng sinh học, văn hoá, lịch sử, tạo cho du khách có ý thức thân thiện hơn với thiên nhiên, từ đó hy vọng làm thay đổi hành vi của con người với tài nguyên thiên nhiên, đây được coi là nguyên tắc cơ bản.

Để thực hiện được nguyên tắc cơ bản này cần phải xây dựng các tuyến, điểm tham quan hợp lý, trên tuyến cần phải nắp đặt các panô diễn giải môi trường, đồng thời cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, các hoạt động này phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới tạo được hiệu quả cao, với mục tiêu là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

- Tạo cơ hội cho du khách tiếp cận và khám phá thiên nhiên


Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 12

- Nâng cao nhận thức cho du khách về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống con người

- Nâng cao ý thức cho du khách để họ sống than thiện hơn với môi trường, với thiên nhiên

- Thay đổi các hành vi xấu của du khách làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Để phục vụ các mục tiêu trên tác giả mạnh dạn đề xuất thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

a. Xây dựng Trung tâm du khách


Trung tâm du khách là điểm rừng chân đầu tiên của du khách khi vào VQG Tam Đảo, đây là nơi đăng ký, làm thủ tục của khách trước thực hiện tuyến lựa chọn. Tại đây du khách sẽ được giới thiệu một số thông tin cơ bản về VQG, các thông tin và hình ảnh của một số loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm của Vườn, các thông tin về cơ cấu tổ chức, phòng ban và các đơn vị trực thuộc của Vườn, đây cũng là nơi giới thiệu các dân tộc đang sinh sống tại vùng đệm của VQG Tam Đảo, giới thiệu thông tin và hình ảnh của một số điểm du lịch, các di tích lịch sử, các đền chùa trên địa bàn của VQG, đồng thời tại đây du khách sẽ được cán bộ hướng dẫn một số nội quy khi vào Vườn.

b. Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên


Đối với du lịch sinh thái thì các tuyến tham quan mới là sản phẩm chính dành cho du khách, thông thường thì khi du khách muốn tham quan tuyến phải có hướng dẫn đi theo, nhưng có một số khách lại muốn tự mình khám phá thiên nhiên mà không cần hướng dẫn, do vậy việc xây dựng các biển chỉ dẫn và các bảng thông tin trên tuyến là rất quan trọng. Các biển chỉ dẫn sẽ giúp cho du khách đi đúng đường không bị lạc trong rừng, còn bảng thông tin diễn giải môi trường trên tuyến sẽ cung cấp cho du khách những thông tin cơ bản về tài nguyên rừng trên tuyến mà du khách đang thực


hiện. Biển chỉ đường cần phải được thiết kế dễ hiểu, chính xác. Thông tin trên các bảng diễn giải môi trường trên tuyến phải thật xúc tích, cô đọng nhưng phải cung cấp được những thông tin chính về động vật, thực vật và một số thông tin khác trên tuyến.

c. Xây dựng trung tâm cứu hộ động vật, Vườn thực vật


Thành lập trung tâm cứu hộ động vật và xây dựng vườn thực vật là rất cần thiết đối với các Vườn quốc gia, bởi vì hiện nay tình trạng săn bắt, bẫy, buôn bán, vận chuyển trái phép vẫn còn diễn ra thường xuyên trên thế giới, Việt Nam và ở các Vườn quốc gia. Nên trung tâm này sẽ là nơi tiếp nhận, cứu hộ các loài động vật hoang dã bị săn bắt, buôn bán trái phép, sau đó thả chúng về môi trường sống tự nhiên. Bên cạnh đó thì việc thu hái các loài cây thuốc, cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng làm cho một số loài thực vật cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên cần phải xây dựng Vườn thực vật để sưu tập bảo tồn và phát triển những loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời trung tâm cứu hộ động vật và Vườn thực vật cũng là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch, bởi vì khi du khách đến với Vườn quốc gia du khách sẽ được quan sát tật mắt các loài động vật đáng yêu mà bình thường không thể nhìn thấy được cùng với một số tập tính của các loài động vật và tại đây du khách cũng sẽ được giới thiệu, tìm hiểu về tình trạng buôn bán, săn bắt động vật ở Việt Nam cũng như trên địa bàn của Vườn quốc gia ra sao. Khi vào Vườn thực vật du khách sẽ được tiếp cận với một số loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của Vườn, qua đó giáo dục cho du khách yêu quý và bảo vệ các loài cây này để chúng không bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

d. Tổ chức dịch vụ hướng dẫn


Chuyến tham quan của du khách ở Vườn có thành công tốt đẹp hay không thì việc hướng dẫn là rất quan trọng, vì du khách khi đến Vườn họ không có hoặc rất ít về các thông tin về Vườn nên người hướng dẫn vừa là người dẫn đường, vừa là người cung cấp thông tin, diễn giải môi trường trên tuyến, do vậy việc tổ chức chuyến tham


quan có hiệu quả, thu hút được du khách, tạo cho du khách những ấn tượng khi ra về và muốn quay lại với Vườn thì phải nhờ vào tài năng của hướng dẫn viên. Người hướng dẫn phải được đào tạo rất bài bản về trình độ chuyên môn về lâm nghiệp, nghiệp vụ hướng dẫn khách, trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt, và một số kỹ năng cơ bản khác. Qua hướng dẫn viên thì du khách sẽ được cung cấp các thông tin về VQG và thông tin trên tuyến mà du khách đang khám phá, từ đó du khách sẽ hiểu rõ hơn, thêm yêu tài nguyên thiên nhiên hơn. Đồng thời hướng dẫn viên sẽ cung cấp cho du khách một số nội quy khi đi vào rừng để làm sao trách tác động xấu đến thiên nhiên và môi trường. Người hướng dẫn vừa tạo cho du khách những cảm giác thoải mái, dễ chịu đồng thời cung cấp những thông tin bổ ích về động vật, thực vật đến du khách, hướng dẫn viên cũng là một cán bộ truyền thông môi trường giỏi để giáo dục cho du khách lòng yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường.

e. Xuất bản các tài liệu phục vụ cho hoạt động DLST và GDMT


Để tài nguyên nguyên du lịch sinh thái, các tuyến tham quan của VQG được nhiều người biết đến thì chúng ta cần phải thiết kế xuất bản các tài liệu phục cho việc quảng bá như xuất bản các tờ rơi, tờ bướm, các Panô, apphích quảng cáo, lập trang web giới thiệu về DLST của VQG, thông tin trong các tài liệu phải cô đọng, dễ hiểu và làm nổi bật được những tiềm năng DLST tạo sự thu hút cho người xem. Một VQG để cho nhiều người biết đến và thu hút được nhiều du khách đến tham quan thì khâu quảng bá cũng góp phần quan trọng. Cần phải thiết lập một hệ thống mạng lưới liên kết về DLST với các công ty lữ hành lớn, các khách sạn, các VQG, các khu DLST lớn để trao đổi thông tin và giới thiệu khách cho nhau.

4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến khích người dân tham gia

Trong hoạt động DLST cần thiết khuyến khích và tạo cơ hội để người dân tham gia, bởi vì họ là những người đã sống gắn bó với rừng từ khi sinh ra, họ hiểu hơn ai hết về tài nguyên rừng nơi họ đang sinh sống và sống nhờ vào những cánh rừng này, họ cũng


chính là người gây ra nhiều tác động tiêu cực cho rừng, mục tiêu lớn nhất của phát triển du lịch sinh thái là bảo tồn đa dạng sinh học, muốn bảo tồn được đa dạng sinh học thì cần phải giải quyết một số vấn đề về dân sinh – kinh tế của người dân vùng đệm. Khi người dân có việc làm, có thu nhập, được giao lưu văn hoá, trình độ với du khách sẽ làm cho người dân nhìn nhận khác về tài nguyên thiên nhiên, họ sẽ biết được những giá trị của rừng, từ đó họ sẽ tham gia bảo vệ rừng, không có những tác động xấu vào rừng. Khi du lịch sinh thái phát triển thì các loại hình dịch vụ cũng sẽ tăng theo, người dân có thể tạo ra một số sản phẩm đặc trưng của vùng miền mình để bán cho du khách làm đồ lưu niệm, những thực phẩm sạch: như rau, củ quả, một số món ăn, đồ uống đặc trưng. Người dân địa phương cũng có thể tham gia vào một số công việc như:‌

- Người dẫn đường cho du khách khi tham quan rừng.

- Làm công việc vệ sinh môi trường, nhà nghỉ, khách sạn.

- Dịch vụ trông giữ xe

- ......


4.3. Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn


4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đến cộng đồng địa phương


a. Hoạt động du lịch sinh thái tăng nguồn thu nhập cho người dân


Du lịch sinh thái phát triển sẽ thu hút được nhiều khách đến tham quan, đồng thời kèm theo có nhu cầu, dịch sụ của du khách. Du khách sẽ có nhu cầu về ăn nghỉ, vui chơi giải trí, đồ lưu niệm. Do đó một số ngành nghề thủ công của thôn bản sẽ được khôi phục giải quyết được một số việc làm cho người dân, làm tăng thu nhập. Ở VQG Tam Đảo có 6 dân tộc anh em sinh sống nên cũng có nhiều sản phẩm đặc biệt, phong phú mang hương vị riêng biệt của dân tộc mình. Đồng thời, người dân cũng có thể là những người hướng dẫn viên, người dẫn đường tốt, ...Ở VQG Tam Đảo có một số sản phẩm đặc trưng của người dân dành cho du khách làm đồ lưu niệm như: Các sản phẩm đan lát: mũ, nón, áo thổ cẩm,... các thực phẩm hấp dẫn: Chè Thái Nguyên, Rau Susu,


Ổi, Chuối, Na, Mật Ong,...Ngoài ra còn có một số mòn ăn đặc biệt khác của Tam Đảo. Qua những hoạt động này sẽ làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

b. Cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phương


Ở các vùng nông thôn đặc biệt là ở những vùng dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ văn hoá hạn chế, nên có những quan niệm vẫn còn rất cổ hủ.ôơr những vùng quê số lượng người được hành học và có nghề nghiệp ổn định là rất ít, nên thanh niên và trung niên trong làng chủ yếu là đi làm thuê, những công việc năng nhọc mà phụ nữ thì không thể làm được, còn phụ nữ chỉ có việc đẻ con và chăm sóc đồng áng, việc kinh tế trong gia đình chủ yếu là người đàn ông. Chính vì vậy khi du lịch sinh thái phát triển thì có những việc mà phụ nữ cũng có thể làm được để kiếm tiền, từ đó sẽ tạo ra cơ hội bình đẳng cho nữ giới trong gia đình. Dần dần bỏ đi quan niệm là chỉ có nam giới mới là người kiếm ra tiềm, là trụ cột.

c. Cơ hội trao đổi giao lưu văn hóa


Thông qua những chuyến tham quan du lịch, du khách sẽ được giao lưu trao đổi, tìm hiểu những nét văn hoá đặc trưng, những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa, để từ đó du khách sẽ hiểu hơn về con người nơi này, đồng thời người dân vùng đệm cũng được chia sẽ, trao đổi những văn hoá của các du khách để từ đó người dân địa phương có sự nhìn nhận đúng hơn, mở mang được nhiều điều tốt đẹp, khoa học hơn mà trước đây họ chưa hề biết, dần dần bỏ đi những quan niệm cổ hủ, tạo ra cho họ những tư duy mới tích cực hơn, sáng tạo hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Du lịch sinh thái được xem như là một kênh thông tin quan trọng giúp người dân địa phương có cơ hội giao lưu, trao đổi văn hoá, kiến thức với du khách.


4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu


Bên cạnh những tác động tích cực cho người dân nhưng khi du lịch sinh thái phát triển cũng sẽ mang lại một số vấn đề bất cập sau:

a. Những tác động tiềm ẩn


Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt, bất ổn xã hội và sự tập trung quá mức vào các hoạt động du lịch, cộng đồng tiếp xúc quá nhiều với những thay đổi do yêu cầu của du lịch. Chính những yêu cầu của khách du lịch như các buổi văn nghệ hay các yêu cầu của sự phục vụ sẽ ảnh hưởng lớn đến các phong tục tập quán của cộng đồng người dân ở đây.

- Tăng chi phí cho sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt của cộng đồng ở đây sẽ bị đẩy lên do nhu cầu của những người khách tham quan du lịch, Ví dụ như người nước ngoài sẽ đến đây và thích sử dụng các sản vật địa phương, do đó nhu cầu cao lên, dẫn đến các sản phẩm ở đây sẽ được tăng giá, chính yếu tố này sẽ làm thay đổi chi phí cho hoạt động sống bình thường ở đây. Chính những người khách sẽ mang đến những nhu cầu làm tăng nguy cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững và ảnh hưởng đến cả các hoạt động của các nhà làm Bảo tồn đa dạng sinh học ở đây. Ví dụ như du khách có nhu cầu sử dụng món măng ở VQG, không những chỉ để ăn mà còn mang về làm quà biếu, trong khi đó nguồn cung trong các hộ gia đình thiếu, giá cả tăng, từ đó lợi nhuận cao cho việc bán sản phẩm này đã đưa người dân xâm nhập bất hợp pháp vào rừng quản lý của VQG khai thác trộm… Chính vì vậy những lợi ích chi phí của các hoạt động du lịch sinh thái mang lại cần có sự tính toán cân đối cụ thể nhằm tránh những tác động phản chiều, phản tác dụng lên các khu vực rừng được quy hoạch của Vườn Quốc gia.

- Bất ổn xã hội cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi triển khai các hoạt động DLST. Các du khách thường tìm đến những khu vực giải trí và cung cấp nhiều dịch vụ, chính vấn đề này dẫn đến sự đáp ứng thái quá gây nên những bất ổn của xã hội. DLST cũng mở ra những bất ổn trong vấn đề bảo đảm an ninh cho du khách và


người dân sống ở đây như: Trộm cướp, móc dật, các tệ nạn xã hội khác.... Chính vì vậy cần có những phương án chuẩn bị chặt chẽ, nhằm góp phần vào sự phát triển DLST một cách bền vững.

- Sự lãng quên các hoạt động sản xuất và nghành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Đó là nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người dân quá tập trung vào du lịch nên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt đồng

Trong các trường hợp này thì việc giáo dục ý thức cho khách và cộng đồng địa phương là hết sức quan trọng, phải làm sao cho cộng đồng địa phương biết được tại sao những du khách họ phải lặn lội từ xa đến đây, và để khách còn tiếp tục đến thì chúng ta cần có những ứng xử với khách đúng mức.

b. Những tác động lên văn hóa địa phương


Sự giao lưu văn hóa giữa Du khách và Cộng đồng địa phương sẽ là cơ hội để người dân ở đây học hỏi nhưng bên cạnh đó cũng có những tác hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng và pha tạp của nền Văn hóa Bản địa “Nguyên Sơ”.

Để hạn chế điều này các nhà quản lý phải có một chiến lược rõ ràng là; Phải hướng dẫn cho khách, điều đầu tiên đến với cộng đồng là thể hiện sự tôn trọng, và cung cấp cho du khách biết những tục lệ tín ngưỡng văn hóa của Vùng mà họ sẽ đến thăm.

Mặt khác cũng cần có những buổi tập huấn cho cộng đồng địa phương để họ hiểu được những tác hại nếu như họ đánh mất bản sắc riêng của mình. Một điều mà nhà quản lý cần nói với người dân là Du khách đến đây chính là vì những nét đặc trưng nguyên sơ của những người nơi đây. Những buổi văn nghệ hay các lễ hội cần phải được duy trì và phát triển theo hướng truyền thống. Phải làm sao cho cộng đồng địa phương thực sự hiểu được giá trị bền vững mà họ đang có và đang sống nhờ vào nó, để người dân duy trì, phát triển không để mai một hay bị pha tạp.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí