hàng rào ngăn cách giữa khu vực nghỉ dưỡng dành riêng cho khách du lịch với khu vực tự nhiên đang là một trong những biện pháp hữu hiệu.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý các vườn quốc gia
Hiện nay việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch ở các VQG của các nước trên thế giới rất đa dạng. Về quản lý: có quốc gia phân chia việc một số VQG cho chính quyền địa phương quản lý còn lại một số do Bộ chủ quản quản lý, có những quốc gia lại thành lập một cơ quan quản lý các VQG riêng trực thuộc cấp bộ… Về khai thác tiềm năng du lịch ở các VQG thì có Quốc gia dùng các phương pháp định giá tài nguyên để xác định giá trị kinh tế của các VQG sau đó cho các doanh nghiệp thuê để khai thác… cụ thể là:
1.4.2.1. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở Hàn Quốc [70]
Trong quá khứ, các VQG tại Hàn Quốc được quản lý bởi các chính quyền địa phương và nhà nước không có thẩm quyền quản lý VQG. Điều này dẫn tới hoạt động của các VQG thường thiếu hiệu quả và gây ra những khó khăn trong việc thực hiện nhất quán chính sách ở cấp độ quốc gia. Trong một nỗ lực nhằm đối phó với vấn đề này và nhằm cải thiện hệ thống quản lý VQG, chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định thành lập Cục Vườn quốc gia Hàn Quốc vào năm 19 7.
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý VQG là bảo tồn tài nguyên và thúc đẩy việc sử dụng các tài nguyên này một cách bền vững.
Các hoạt động quản lý chính của cục VQG:
- Tiến hành nghiên cứu và khảo sát về cảnh quan tự nhiên và di tích lịch sử nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái.
- Tuần tra các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường.
- Thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục về môi trường.
- Quản lý hoạt động an toàn cho khách tham quan.
- Lắp đặt và bảo trì trang thiết bị.
- Thu phí sử dụng trang thiết bị của VQG.
- Thúc đẩy hoạt động sử dụng bền vững VQG Hàn Quốc
1.4.2.2. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở M [72]
Việc quản lý các VQG ở M được thực hiện thông qua một cơ quan được gọi là Cục các VQG trực thuộc Sở nội vụ Hoa Kỳ.
Về tổ chức của Cục các VQG gồm một Ban giám đốc, một trụ sở văn phòng, bảy khu vực và nhiều khu VQG với các vùng đệm. Cục VQG chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các VQG, một mạng lưới bao gồm gần 400 khu vực tự nhiên, văn hóa và giải trí trong cả nước.
Khối trụ sở văn phòng cục bao gồm các văn phòng của Giám đốc và phó Giám đốc.Trụ sở văn phòng cục chịu trách nhiệm lãnh đạo và tuyên truyền ở cấp độ quốc gia; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách và quy định, hướng dẫn thực hiện các chương trình; hình thành nguồn quĩ; hỗ trợ về pháp luật và chịu trách nhiệm cho các chương trình và các hoạt động của các cơ quan trực thuộc.
Giám đốc, Quyền Giám đốc, Ban kiểm soát, Trưởng phòng Thông tin Cán bộ, các Phó Giám đốc, Giám đốc khu vực và Cảnh sát trưởng phụ trách các VQG hợp thành Hội đồng lãnh đạo quốc gia. Sau khi được Hội đồng tư vấn, Giám đốc thiết lập toàn bộ chính sách và chiến lược tổng thể định hướng cho hoạt động của Cục các VQG, xác định các mục tiêu và chiến lược lập pháp của Cục, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu hoạt động.
Trung tâm Chương trình Quốc gia là một phần của Trụ sở văn phòng Cục, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ k thuật và chuyên môn cho các khu vực và các đơn vị của vườn quốc gia.
Vai trò của Cục các VQG là bảo tồn sự nguyên vẹn của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và các giá trị của hệ thống các VQG phục vụ cho hoạt động vui chơi, giáo dục và tinh thần cho thế hệ hiện tại và tương lai. Cục tiến hành hợp tác với các đối tác để mở rộng các lợi ích của việc bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và văn hóa và việc vui chơi giải trí ngoài trời trên khắp đất nước và trên toàn thế giới.
1.4.2.3. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở Châu Âu [69]
Châu Âu có 359 VQG, ột cơ quan có tên là Cục các VQG Châu Âu (ENPC) được thành lập để đưa các VQG Châu Âu lên cấp độ quốc tế và để cung cấp thêm thông tin về các VQG đó cho công chúng.
ENPC sẽ là một tổ chức quốc tế không nhằm mục đích chính trị, cung cấp thông tin về tất cả các VQG Âu Châu đã được và sẽ được hình thành. Nó sẽ tích cực thúc đẩy việc bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng sinh học và ổn định sinh thái bằng cách khuyến khích tất cả mọi người tôn trọng và bảo tồn chúng. Tổ chức này cũng sẽ tích cực tiến hành các chiến dịch cho từng VQG để các VQG này sẽ được bảo vệ và phát triển vì lợi ích của tất cả mọi người.
ENPC trở thành nguồn cung cấp thông tin sáng tạo, chính xác và cập nhật hàng đầu về các khu VQG ở Châu Âu nhằm hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu hoạt động và thúc đẩy công tác bảo tồn của các VQG. Sứ mệnh là:
- Tạo lập một ngân hàng dữ liệu thông tin về các VQG trên toàn Châu Âu, và phát triển một hệ thống giám sát và hỗ trợ độc lập các VQG.
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ quản lý cho những người phụ trách của VQG thông qua việc sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại, bằng cách tiếp cận với những kinh nghiệm thế giới, phương pháp tiếp cận nhanh chóng và linh hoạt, khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo.
- Hình thành một mạng lưới các hội viên và các đối tác quốc tế, những người sẽ hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn của ENPC.
- Khám phá những phương thức mới và có hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy các VQG và công tác bảo tồn của họ vươn ra cấp độ thế giới.
- Giáo dục công chúng để họ hình thành một mối quan hệ tích cực với các VQG và hỗ trợ công tác bảo tồn.
1.4.2.4. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở Trung Quốc [56]
Quản lý các VQG ở Trung Quốc là do Nhà nước, tùy theo từng loại hình mà do cấp bộ quản lý hay do các sở chuyên môn ở cấp tỉnh quản lý.
Việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở các VQG này chủ yếu được thực hiện theo phương pháp các cơ quan chức năng dùng các phương pháp để xác định giá trị nguồn tài nguyên sau đó tiến hành cho các công ty du lịch thuê để kinh doanh với các thời hạn khác nhau. Các công ty du lịch sau khi thuê môi trường để kinh doanh sẽ phải chịu sự quản lý theo các quy chế về bảo tồn và các quy chế riêng cho các VQG.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia
Từ thực tiễn phát triển DLST và kinh nghiệm quản lý các VQG của một số nước trên thế giới với đặc điểm về tài nguyên DLST Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho việc phát triển DLST tại các VQG cũng như việc tổ chức và vai trò của các Ban quản lý VQG là:
- Cần có một định hướng và kế hoạch phát triển DLST rõ ràng. Định hướng phát triển DLST vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia. Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành, của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết.
- Quản lý nhằm nâng cao sức chứa Du lịch: Để đảm bảo nâng cao sức chứa du lịch cho khu vực DLST đòi hỏi cần phải tính toán và xem xét một cách toàn diện về các mặt văn hóa, xã hội và môi trường. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa đảm bảo thực hiện nhu cầu của du khách và việc giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên là rất quan trọng trong xu thế phát triển bền vững.
- Sự tham gia của người dân vào các dự án phát triển DLST để đạt được mục tiêu phát triển bền vững: Nếu không có sự tham gia của các thành viên liên quan khác nhau trong suốt quá trình phát triển thì các nỗ lực về DLST cũng sẽ không vững bền. Sự bền vững về mặt môi trường, kinh tế - xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của DLST nó cần được đưa ra một cách cẩn thận.
- Thay đổi quan niệm về bảo tồn và phát triển. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng tài nguyên từ
học sinh, sinh viên và người dân địa phương đến những đoàn khách du lịch. Thiết lập cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa phương để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học, trong cộng đồng địa phương và khách du lịch. Xây dựng mối quan hệ “đối tác” giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch bền vững.
- Về tổ chức quản lý các VQG: Nguồn tài nguyên rừng tại VQG là nguồn tài nguyên kép do vậy các quốc gia thường có một cơ quan quản lý các VQG cấp trung ương, Cơ quan quản lý VQG này có chức năng bảo tồn và giáo dục công chúng trong việc bảo tồn và môi trường, Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG có thể do các VQG tự kinh doanh hoặc cho các công ty du lịch thuê môi trường để kinh doanh nhưng phải chịu quản lý theo một quy chế cụ thể.
Kết luận chương 1
Qua các nội dung nghiên cứu ở chương 1, cho thấy:
- Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện giao thông,... và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhằm đem lại các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội cho các quốc gia.
- Phát triển du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch với mục đích mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch... trên cơ sở khai thác có kế hoạch các nguồn tài nguyên; Quan tâm đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Nội dung của du lịch sinh thái được thống nhất là: Thứ nhất: Phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hay tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa. Thứ hai: Có tính giáo dục môi trường cao và phải có trách nhiệm với môi trường. Thứ ba: Phải mang lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
- Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp. Hoạt động DLST tại các VQG một mặt tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG; Tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên; Tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương. Tuy nhiên rất nhiều các khu vực tham quan của DLST bị lạm dụng nặng nề bởi sự phát triển quá tải. Dòng khách du lịch đến các VQG quá mức đã gây ra nguy cơ suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sự bảo tồn đa dạng sinh học tại các VQG.
- Các bên liên quan trong quản lý các VQG bao gồm các cơ quan chức năng được gia nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng là ban quản lý VQG, cơ quan kiểm lâm và cộng đồng dân cư địa phương đang sinh sống tại các VQG.
- Trong quá trình tổ chức quản lý và khai thác tiềm năng DLST ở các VQG có nhiều bên tham gia cũng như chịu tác động của nhiều nhân tố. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác DLST ở các VQG có thể nhóm lại gồm các yếu tố sau: Cơ chế quản lý và năng lực của cơ quan quản lý, nhóm liên quan đến công ty du lịch, nhóm liên quan đến tài nguyên du lịch, nhóm liên quan đến khách du lịch.
- Từ kinh nghiệm phát triển DLST ở VQG tại một số nước trên thế giới, cho thấy cần: Có một định hướng và kế hoạch phát triển DLST rõ ràng; Quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch; Sự tham gia của người dân vào các dự án phát triển DLST để đạt được mục tiêu phát triển bền vững; Thay đổi quan niệm về bảo tồn và phát triển; Các quốc gia thường có một cơ quan quản lý các VQG cấp trung ương, Cơ quan quản lý VQG này có chức năng bảo tồn và giáo dục công chúng trong việc bảo tồn và môi trường, Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG có thể do các VQG tự kinh doanh hoặc cho các công ty du lịch thuê môi trường để kinh doanh nhưng phải chịu quản lý theo một quy chế cụ thể.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
Quản lý,
Khai thác DLST ở các VQG Theo hướng bền vững
Yếu tố quản lý
Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của luận án được xây dựng để trả lời các câu hỏi nói trên. ô hình được xây dựng dựa trên việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và khai thác DLST tại các VQG theo hướng phát triển bền vững
Mô hình tổ chức
Cơ chế thực hiện
khai thác | |
Ban quản lý VQG | |
Cộng đồng địa phương | |
Doanh nghiệp du lịch | |
Khách du lịch | |
Tài nguyên du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Quản Lý Và Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Tại Các Vườn Quốc Gia
- Hoạt Động Quản Lý Và Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Ở Các Vườn Quốc Gia
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Và Quản Lý Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
- Những Đặc Điểm Khác Biệt Giữa Nghiên Cứu Đị Nh Lượng Và Định Tính
- Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Hiện Nay Tại Các Vườn Quốc Gia Việt Nam
- Sơ Đồ Quản Lý Của Các Vqg Trực Thuộc Bộ Nn&ptnt
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác DLST tại các VQG đó là yếu tố về tài nguyên, cơ chế quản lý, khách du lịch, cộng đồng địa phương và các công ty du lịch. Cụ thể:
- Vai trò của Ban quản lý VQG trong quản lý và khai thác DLST tại VQG như thế nào?
- Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khai thác DLST tại các VQG như thế nào?
- Vai trò của các bên liên quan trong quản lý và khai thác DLST tại VQG như thế nào?
- Sự phối hợp giữa các bên liên quan như thế nào để khai thác DLST tại các VQG theo hướng bền vững.
Từ việc phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng luận án sẽ đề xuất mô hình phát triển DLST ở các VQG theo hướng phát triển bền vững đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý các VQG và các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại các VQG một cách hiệu quả.
2.2. Phương pháp luận nghiên cứu luận án
Ngày nay, các nghiên cứu thường được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng hoặc kết hợp cả hai vừa nghiên cứu định tính vừa nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố. Nghiên cứu định tính giúp xây dựng lý thuyết – mô hình, giúp hiểu sâu hơn bản chất vấn đề và giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng. Đặc điểm của nghiên cứu định tính [34] là:
(i) không thể hiểu tính phức tạp của thực tiễn khách quan thông qua một bộ dữ liệu mà phải khám phá sự phức tạp đó thông qua các nguồn dữ liệu khác nhau.(ii) Nghiên cứu định tính chịu ảnh hưởng của các chuẩn mực giá trị của nhà nghiên cứu cũng như của các đối tượng nghiên cứu. (iii) Quá trình thu thập, phân tích dữ liệu gắn chặt với nhau.(iv) Nghiên cứu định tính thường “ lộn xôn”, “ rủi ro” và “ khó dự đoán kết quả hơn nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố