Số Liệu Khí Tượng Của Các Trạm Trong Khu Vực Tam Đảo


Tam Đảo là một khối núi thuộc phần cuối của dãy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy, phần đuôi hầu như chụm lại ở Tam Đảo phía Bắc xoè ra như những nan quạt và giảm dần độ cao, rồi chuyển dần thành các đồi gò trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình núi Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc các suối chính đều chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Phía Tây Nam, các lưu vực suối đều đổ về sông Phó Đáy.

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO


Núi Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam gồm trên 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng đướng dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc (ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1592m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam Đảo là Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m) và Phù Nghĩa (1300m). Chiều ngang của khối núi rộng 10 – 15Km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân 160- 350, nhiều nơi dốc trên 350. Độ dốc cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống vùng lòng chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội.

Địa hình Tam Đảo có thể được chia thành 4 kiểu chính là:


- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối. Độ cao dưới 100m, độ dốc

<70. Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.

- Đồi cao trung bình: Độ cao từ 100m đến dưới 400m, độ dốc từ 100 – 250. Phân bố quanh núi và tiếp giáp với đồng bằng.

- Núi thấp: Độ cao từ 400m đến dưới 700m, độ dốc lớn hơn 250. Phân bố giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.

- Núi trung bình: Độ cao từ 700 – 1592m, độ dốc lớn 250. Phân bố ở phần trên của khối núi. Các đỉnh và dông núi đều sắc và nhọn, địa hình hiểm trở.

c. Địa chất và thổ nhưỡng


Trong quá trình điều tra lập địa trên diện tích 52.398ha (cả vùng chính và vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo), 4 loại đất chính tại Tam Đảo đã được xác định là:

* Đất Feralit mùn vàng nhạt: loại đất này phát triển trên núi trung bình, diện tích là 8.698ha, chiếm 17,1% diện tích điều tra. Đất phát triển trên đá Macma axit kết tinh chua như Rhyolit, Daxit, Granit,…Tầng đất này ở nơi độ dốc thấp. Tại những nơi có độ dốc lớn, đất bị xói mòn trơ phần đá gốc. Phân bố ở độ cao trên 700m.

* Đất Feralit mùn, vàng đỏ: Loại đất này phân bố trên núi thấp có diện tích 9.292ha chiếm 17,8% diện tích điều tra. Đất thường có màu vàng ưu thế do độ ẩm luôn luôn cao, hàm lượng sắt linh động và nhôm tích luỹ tương đối lớn. Tuy nhiên nếu đá mẹ giàu hàm lượng sắt đất có thể có màu đỏ vàng.

Càng lên cao màu đỏ của đất càng thể hiện rõ ràng hơn. Lớp vỏ phong hoá của loại đất này có độ dày trung bình. Hàm lượng mùn trong đất có thể đạt 8- 10% hoặc hơn, tỷ lệ C/N khá lớn. Do vậy hàm lượng chất dinh dưỡng N,P,K ở tầng mặt cũng tương đối cao. Độ chua của đất khá lớn, lượng nhôm di động cao và độ ẩm không khí cao, lượng mưa nhìn chung lớn, lượng bốc hơi thấp.

Do đất phát triển trê đá Macma axit kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit…nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu hơn 75%. Loại đất này phân bố xung quanh sườn núi Tam Đảo ở độ cao 400 – 700m.

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển nhiều trên các loại đá khác nhau: Loại đất này có diện tích là 24.641ha, chiếm 47%. Đất có khả năng hấp thụ không cao do có nhiều khoáng sét, phổ biến là Kaolinit. Hàm lượng các khoáng nguyên sinh thấp.


Ngoài khoáng Kaolinit còn có nhiều khoáng hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và silic bị rửa trôi.

Hàm lượng chất hữu cơ tích luỹ không lớn. Một số loại đất phát triển trên đá bazan, đá vô tích luỹ lượng hữu cơ cao hơn. Do quá trình phân giải nhanh nên tỷ lệ C/N thấp (8-11). Đất chua, độ bão hoà bazan thấp và sự rửa trôi các kim loại kiềm thổ diễn ra mạnh. Đất nghèo lân dễ tiêu cho dù hàm lượng lân tổng số có thể cao như trong đất nâu đỏ, đất bazan.

Ở Tam Đảo đất Feralit điển hình phát triển trên nhiều loại đá: phiến sét, phiến mica, philit và đá cát. Tuy lớp phủ thực bì đã bị suy giảm mạnh, nhưng do độ dốc thấp nên tầng đất dày hơn hai loại trên. Đất it đá nổi, đá lẫn, thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trên các đồi cao từ 100 – 400m.

*Đất phù sa và dốc tụ: Loại đất này có diện tích 9.497ha, chiếm 18%, phân bố ở ven chân núi và thung lũng hẹp giữa núi và ven sông, suối lớn. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.

3.1.2. Khí hậu thuỷ văn


a. Khí hậu


Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi. Do điều kiện khí hậu thuỷ văn ở mỗi vùng khác nhau nên số liệu quan trắc được thu thập tại 4 trạm là khác nhau. Có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đông. Trạm thị trấn Tam Đảo ở độ cao hơn 900m đặc trưng cho khí hậu vùng cao và khu nghỉ mát. Số liệu quan trắc qua nhiều năm của các trạm khí tượng trong vùng được thể hiện trong bảng 3.1.

Sườn phía Đông có lượng mưa cao hơn sườn phía Tây vì sườn phía Đông đón gió mang nhiều hơi nước thổi từ biển vào. Lượng mưa ở đai cao của núi Tam Đảo khá


lớn (2600mm) vì ở đây còn có thêm lượng mưa địa hình. Mùa mưa từ tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều vào các tháng 6,7,8,9. Cao nhất vào tháng 8 dương lịch thường gây xói mòn và lũ lớn. Số ngày mưa khá nhiều, sườn Tây >140ngày, sườn Đông và đỉnh > 190ngày/năm.

Yếu tố

Trạm


Tuyên Quang

Trạm


Đại Từ

Trạm


Vĩnh Yên

Trạm


Tam Đảo

Nhiệt độ bình quân năm(0C)

22,9

22,9

23,7

18,0

Nhiệt độ tối cao tương đối

41,4

41,3

41,5

33,1

Nhiệt độ tối thấp tương đối

0,4

3,0

3,2

-0,2

Lượng mưa bình quân năm


(mm)

1641,4

1906,2

1603,5

2603,3

Số ngày mưa/năm

143,5

193,4

142,5

193,7

Lượng mưa cực đại trong ngày (mm)

150,0

352,9

284,0

299,5

Độ ẩm trung bình (%)

84,0

82,0

81,0

87,0

Độ ẩm cực tiểu

15,0

16,0

14,0

6,0

Lượng bốc hơi (mm)

760,3

985,5

1040,1

561,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 6

Bảng 3.1. Số liệu khí tượng của các trạm trong khu vực Tam Đảo


Do ảnh hưởng của địa hình địa mạo nên nhiệt độ vùng thấp, biến động từ 22,90C đến 23,70C, tháng lạnh nhất >150C (tháng 1), tháng nóng nhất >280C (tháng 7).

Riêng vùng đỉnh có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân là 180C, lạnh nhất là 10,80C (tháng1), tháng nóng nhất 230C (tháng 7). Đáng chú ý là nhiệt độ khu nghỉ mát Tam Đảo thấp hơn nhiệt độ ở thành phố Vĩnh Yên khoảng 60C.

Độ ẩm bình quân dưới thấp>80%, trên cao 87%. Mùa mưa, nhất là khi có mưa phùn độ ẩm lên đến > 90%, nhưng đến mùa khô hanh độ ẩm chỉ còn 70 – 75%, cá biệt có ngày chỉ còn 60% (vùng núi cao).

b. Thuỷ văn


Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là: Sông Phó Đáy ở phía Tây và Sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê ( huyện Bình Xuyên).

Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai sông chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng. Đặc điểm này rất thích hợp cho việc xây dựng các đập chắn nước tạo hồ phục vụ cho đồng ruộng và xây dựng hồ thuỷ điện nhỏ.

Do trong vùng có lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, lượng bốc hơi ít nên cán cân nước dư thừa. Đó là nguyên nhân làm cho các dòng chảy từ đỉnh xuống có nước quanh năm.

Chế độ thuỷ văn được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8. Lũ thường tập trung nhanh và rút cũng rất nhanh. Sự phân phối dòng chảy rất khác biệt giữa hai mùa. Dưới đây là số liệu quan trắc nhiều năm trên sông Phó Đáy và sông Công.


Bảng 3.2. Tổng lượng nước chảy mùa lũ và mùa kiệt


Tên sông

Tên trạm

Diện tích lưu vực (Km2)

Tốc độ dòng chảy TB năm (m3/s)

Tổng lưu lượng TB năm (109m3)

Tổng lưu lượng mùa lũ (109m3)

Tổng lưu lượng mùa cạn (109m3)

Phó Đáy

Quảng Cư

1190

26,3

0,83

0,63

0,20

Công

Tân Cương

571

14,3

0,45

0,35

0,10

(Nguồn: Vườn quốc gia Tam Đảo)[19]


Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ có khả năng làm thuỷ điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều địa điểm dưới chân núi để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, cải thiện môi trường du lịch sinh thái.‌

Hiện nay đã có một số công trình lớn như Hồ núi Cốc; Vai Miếu, Phú Xuyên (Thái Nguyên); Hồ Vĩnh Thành; Làng Hà; Xạ Hương; Bản Long và Thanh Lanh (Vĩnh Phúc). Đây là những nguồn nước tưới khá tốt, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

3.2. Dân sinh kinh tế


3.2.1. Kinh tế hộ gia đình


Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo với gần 30.000 hộ gia đình, trong đó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, số hộ gia đình phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2%) tập trung ở thị trấn Tam Đảo và thị trấn Quân Chu ( chủ yếu là các hộ gia đình buôn bán nhỏ, hoặc kinh doanh khách sạn nhà hàng…).


Cơ cấu thu nhập trong các hộ gia đình nông nghiệp, các hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất tới 76%, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Phần thu nhập còn lại chủ yếu thu hái từ rừng Vườn quốc gia Tam Đảo. Có những hộ gia đình nguồn thu nhập từ Vườn quốc gia Tam Đảo chiếm tới 63%.

3.2.2. Kinh tế trang trại


a. Đối tượng


Hộ nông dân, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ trong lực lượng vũ trang đã về hưu. Các hộ chuyên sản xuất nông nghiệp, hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có hoạt động các dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.

b. Các ngành sản xuất được xếp vào trang trại


Trồng trọt, chăn nuôi, trồng, chăm sóc và tu bổ rừng; nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng với tiêu chí sản xuất hàng hoá là mục đích, quy mô sản xuất và mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá cao hơn so với nông hộ như: đất đai, lượng đầu gia súc, gia cầm, lao động, giá trị nông sản hàng hoá.

c. Chủ trang trại


Chủ trang trại phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm và trực tiếp điều hành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tại các trang trại.

d. Các tiêu chuẩn xác định loại hình kinh tế trang trại

- Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ: ( tính bình quân một năm của một trang

trại) đồng đồng


Đối với miền Nam và Tây Nguyên, mỗi trang trại phải đạt tối thiểu là 50 triệu Đối với miền Trung và miền Bắc, mỗi trang trại phải đạt tối thiểu là 40 triệu

- Qui mô sản xuất:


Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ, tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế và qui định như sau:

Đối với trang trại trồng trọt: ( lấy qui mô sản xuất là tiêu chí để nhận dạng)

+ Trồng cây hàng năm: từ 3ha trở lên đối với Nam Bộ và Tây Nguyên, và từ 2ha trở lên đối với các vùng khác.

+ Với cây lâu năm là 5ha đối với Nam Bộ và từ 3ha trở lên đối với các vùng khác. Đối với các trang trại lâm nghiệp từ 10ha trở lên đối với tất cả các vùng.

Đối với các trang trại đặc thù như trồng hồ tiêu diện tích không cần lớn nhưng chi phí cao nên chỉ qui định từ 0,5ha trở lên.

Đối với hộ chăn nuôi được xem xét là trang trại khi quy mô đàn gia súc tiêu chí sau:

+ Trâu bò sinh sản và lấy sữa từ 10 con trở lên. Trâu bò lấy thịt từ 50 con trở

lên.


+ Lợn từ 20 con trở lên, nếu nuôi lợn sinh sản và từ 200 con trở lên với lợn thịt.

+ Dê cừu sinh sản từ 100 con trở lên, thịt từ 200 con trở lên.


+ Gia cầm thường xuyên từ 2000 con trở lên ( không tính gia cầm dưới 7 ngày

tuổi) chỉ có các mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp như ở Đại Từ ( Thái Nguyên) và Bình Xuyên ( Vĩnh Phúc).

Tuy nhiên, các mô hình này chỉ đạt tiêu chuẩn về diện tích, còn thu nhập thì cũng chưa cao, hoặc chưa đến kỳ khai thác đối với cây lâm nghiệp.

Nhìn chung: Kinh tế trong vùng vẫn còn nặng tính tự cung tự cấp, chưa thực sự phát huy được tiềm năng của vùng nguyên liệu gỗ giấy, nguyên liệu chè và mía đường.

Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, đẩy nhanh công tác giao đất lâm nghiệpcho các hộ gia đình sử dụng lâu dài để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022