Trên cơ sở đó tác giả đưa ra định hướng phát triển DLST như sau: Hoạt động DLST ở VQG Tam Đảo cũng giống như các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải được ưu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương.
- Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu ưu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trường, làm phong phú các loại hình DLST, hoạt động phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không chạy đua theo nhu cầu như các hoạt động kinh doanh khác.
- Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng. Nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế.
- Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích người dân địa phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương để tăng thu nhập kinh tế, qua đó người dân sẽ có cái cách nhìn, hành động đúng đắn hơn với thiên nhiên.
Để phát triển DLST bền vững, khi phát triển cần đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố; hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng.
4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Tam Đảo.
Mặc dù VQG Tam Đảo đã thành lập được bộ máy chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phát triển DLST và giáo dục môi trường, song bộ máy này vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về DLST của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế, nên việc định hướng để phát DLST tại VQG Tam Đảo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của DLST ở
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Hệ Thực Vật Vqg Tam Đảo
- Số Loài Động Vật Quý Hiếm Ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo
- Cơ Chế Chính Sách Hiện Hành Phát Triển Du Lịch Sinh Thái .
- Đề Xuất Các Hoạt Động Tuyên Truyền Gdmt, Nâng Cao Nhận Thức Bảo Tồn Đdsh.
- Giải Pháp Nhằm Bảo Vệ Môi Trường, Đa Dạng Sinh Học
- Phỏng Vấn Khách Tham Quan Du Lịch Sinh Thái Vqg Tam Đảo (20 Phiếu) – (Kèm Theo Các Phiếu Phỏng Vấn Cụ Thể)
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
nơi đây. Ở một số nước trên thế giới DLST đã được biết đến và phát triển lừ lâu, còn ở Việt Nam DLST mới được biết đến nên vẫn còn mơ hồ, chưa phát triển rộng rãi, chỉ có một số ít ở các VQG và khu BTTN ở Việt Nam hoạt động tốt về lĩnh vực này và đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho xã hội, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Riêng đối với VQG Tam Đảo mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển DLST nhưng cho đến nay hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, song không vì thế mà chúng ta lại áp dụng một cách máy móc, áp đặt các hình thức hay phương pháp từ các VQG khác, mà chúng ta cần phải chọn lọc những hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần phải có định hướng rõ ràng, cụ thể theo đúng các nguyên tắc của DLST, nếu không các hoạt động không những không hiệu quả mà còn làm phá vỡ hoặc mất đi các hệ sinh thái, cảnh quan và môi trường vốn có.
Trên cơ sở kết hợp giữa các nguyên tắc chung cho hoạt động DLST, thông qua việc học tập rút ra bài học kinh nghiệm từ các VQG trong nước và quốc tế, đồng thời dựa vào nguồn tài nguyên DLST ở VQG Tam Đảo. Tác giả mạnh dạn đề xuất các định hướng cho phát triển DLST như sau:
4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST
Nếu như nghiên cứu phát triển DLST theo quy luật cung cầu thì vấn đề này không phải được đặt ra đầu tiên, tuy nhiên ở đây hoạt động DLST ở VQG Tam Đảo, theo quan điểm đã phân tích ở mục 4.1. Nên việc đầu tiên là chúng ta cần phải xác định và lựa chọn được loại hình du lịch nào phù hợp với điều kiện của VQG Tam Đảo, từ đó chúng ta mới có cơ sở để định hướng về thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện hiện có liên quan chúng ta có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của VQG Tam Đảo là DLST, trên cơ sở phối kết hợp các sản phẩm du lịch như sau:
- DLST, tham quan thắng cảnh và nghiên cứu khoa học
- Tổ chức du lịch xem chim
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm vui chơi, giải trí
- Du lịch tâm linh
Hiện nay ở VQG Tam Đảo các hoạt động DLST cũng mới được tổ chức thực hiện, nhưng bước đầu vẫn chỉ mang tính bột phát, chưa được nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng tiềm năng, loại hình và sản phẩm, cũng như về nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được, nên các hoạt động này vẫn chưa đạt được kết quả cao mặc dù lợi thế và tiềm năng để phát triển DLST ở đây là rất lớn.
4.2.2. Định hướng về thị trường
Việt Nam một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, một mặt giáp với biển Đông. Việt Nam đang sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những nét độc đáo về truyền thống văn hóa, lịch sử, chính vì vậy mà hiện nay đang là điểm đến của rất nhiều khách quốc tế, theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì năm 2011, có 6.014. 032 lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2010, bên cạnh lượng khách nội địa ngày càng tăng đã đem lại cho ngành du lịch nguồn thu khoảng 85.000 tỉ đồng. Các quốc gia có du khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.[20]
Vĩnh Phúc cũng là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch, nhưng chủ yếu là khách nội địa là chính. Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch tính đến hết tháng 10 năm 2011, số lượt khách tham quan đến với Vĩnh Phúc ước đạt 1.877.420 lượt khách, trong đó khách quốc tế: 24.560 lượt khách; khách nội địa: 1.852.820 lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 691 tỷ đồng, đây không phải là con số nhỏ.[20]
Từ việc tìm hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Vĩnh Phúc chúng ta có thể định hướng cho thị trường khách của hoạt động DLST ở VQG Tam Đảo như sau:
- Khách quốc tế vẫn là những thị trường hiện có của ngành Du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.
- Khách trong nước chủ yếu là các đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các hội, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp có sự quan tâm và muốn tìm hiểu khám phá thiên nhiên, hoặc vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ cuối tuần. Một đối tượng quan trọng nữa chính là các học sinh, sinh viên các trường đại học trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu học tập, đối với đối tuợng này chúng ta cần phải tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục môi trường, để cho các em hiểu rõ hơn giá trị của thiên nhiên, môi trường với sự tồn tại của sự sống loài người.
Một vấn đề quan trọng trong định hướng này là phải có kế hoạch tiếp thị cụ thể, hướng tới các đối tác tiềm năng như: Tạo mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước, liên hệ với các trang web có liên quan đến du lịch sinh thái. Xây dựng mạng lưới gắn kết với các VQG khác. Thêm vào đó cần phải đầu tư sản xuất các tờ rơi, panô để quảng bá, kết hợp với các nhà nghỉ, khách sạn gần VQG Tam Đảo, đồng thời gắn panô quảng bá DLST VQG Tam Đảo ở vị trí dễ quan sát và đặt tờ rơi tại khách sạn để du khách được biết.
4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Tam Đảo.
Để DLST ở VQG Tam Đảo ngày càng thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu học tập, đòi hỏi chúng ta phải tạo ra được những sản phẩm tốt và đội ngũ cán bộ trong ngành phải đảm bảo yêu cầu phục vụ tốt cho các sản phẩm đó. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tiềm năng DLST của VQG Tam Đảo, Tôi đề xuất một số tuyến DLST ở VQG Tam Đảo, đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên các tuyến đó như sau:
a. Tuyến 1: Trường Rừng – Vườn thực vật - Trung tâm cứu hộ Gấu
Tuyến này có chiều dài khoảng 1km, thời gian để thực hiện tuyến này mất khoảng 2
– 3 tiếng vừa đi bộ và tham quan Gấu, cũng như Vườn thực vật.
Trường Rừng: là điểm dừng chân đầu tiên của du khách, tại đây du khách sẽ được giới thiệu những thông tin cơ bản của Vườn, đồng thời nơi này cũng tổ chức một số trò chơi giáo dục môi trường cho du khách, học sinh khi có nhu cầu.
Vườn thực vật: Du khách được tham quan cách nhân giống của các loài cây quý hiếm như: Trà Hoa Vàng, Đỗ Quyên, Hải Đường. Đồng thời du khách sẽ được tham quan một số cây thuốc như: Ba Kích, Sâm Cau, Đau Xương,…Đặc biệt nếu du khách đến vào mùa xuân ( sau tết nguyên đán) du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vườn Đỗ Quyên với các màu sắc của hoa đỏ, tím rực rỡ cả một vùng trời.
Trung tâm cứu hộ Gấu: Được thành lập 2007, đây là nơi tiếp nhận cứu hộ 2 loài Gấu của Việt Nam là : Gấu Chó và Gấu Ngựa đang bị con người nuôi nhốt, trích hút mật và buôn bán trái phép, nên 2 loài này đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Khi đến đây du khách sẽ được giới thiệu về tình trạng về các loài Gấu ở Việt Nam hiện nay, đồng thời du khách được nhìn tận mắt 2 loài Gấu của Việt Nam mà không phải ở chỗ nào chúng ta cũng có thể bắt gặp.
- Điểm mạnh của tuyến: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính của Vườn nên đường xá đã được đổ bê tông, apphan, nên rất dễ đi, khu vực này được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên có nhiều loài chim và thú mà du khách có thể bắt gặp, đặc biệt vào sáng sớm. Thời gian thực hiện tuyến này ngắn, dễ đi phù hợp với các đối tượng du khách và rất phù hợp với du khách có ít thời gian tham quan.
- Điểm yếu: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính đường đi là đường bê tông nên du khách chưa được cảm nhận nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, các cánh rừng chủ yếu là rừng trồng thông nên chưa tạo khác biệt lớn giữa rừng với không khí bên ngoài.
- Vai trò trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Trên tuyến có một con suối nước chảy quanh năm, tập trung rất nhiều các loài sinh vật thuỷ sinh, bò sát, lưỡng cư do vậy đây là nơi phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học cũng sinh viên trong và ngoài nước.
* Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến:
Đây là tuyến có không xa nên không cần xây dựng các điểm dừng chân cũng như chỗ chú nắng mưa, nhưng cần phải đặt một số thùng rác dọc tuyến để giữ gìn vệ sinh môi trường cho khu vực.
BẢN ĐỒ TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI
TUYẾN 1: Văn Phòng Vườn Quốc Gia Tam Đảo – Trung Tâm Cứu Hộ Gấu TUYẾN 2: Văn Phòng Vườn Quốc Giam Tam Đảo – Hồ Xạ Hương
b. Tuyến 2: Trụ sở VQG - Hồ Xạ Hương
Tuyến đi bộ khám phá rừng từ Trụ sở VQG đi hồ Xạ Hương có chiều dài khoảng 6Km, thời gian đi mất khoảng 3-4h, trên tuyến này du khách sẽ được khám phá những khu rừng trồng Thông, Keo và rừng Thứ sinh rất xanh tốt, đồng thời trên tuyến chúng ta con được quan sát một số loài động vật rừng như Sóc, Lợn rừng, Chim, Gà rừng,…Đặc biệt ở cuối tuyến này du khách sẽ được nghỉ ngơi tại một nhà dân đang sinh sống ở cuối hồ ngay cạnh rừng và được thưởng thức các loại hoa quả thơm ngon, sạch sẽ như: Bưởi, Cam, Mít, Ổi, Dứa,…và một số món ẩm thực đặc biệt mang hương vị của vùng núi Tam Đảo. Một điều đặc biệt hơn khi du khách đã đi đến cuối tuyến, du khách lại được dạo thuyền trên mặt nước hồ tự nhiên Xạ Hương, nước trong xanh, gió mát mẻ, cá bơi tung tăng tự do trên mặt nước tạo cho du khách một cảm giác thật bình yên, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
- Điểm mạnh: Trên tuyến có các cánh rừng trồng khác nhau: Thông, Keo, rừng Thứ sinh xanh tốt, có điểm thông thoáng, bằng phẳng để có thể rừng chân, nghỉ ngơi, thư
giãn, đồng thời trên tuyến còn có một nhà dân bên trong đây là điểm rừng chân tuyệt vời của du khách, bên cạnh đó còn có hồ Xạ Hương rộng mênh mông, nằm giữa hai ngọn núi tạo nên một bức tranh tự nhiên thật hoàn hảo.
- Điểm yếu:
+ Tuyến này phải vượt qua một ngọn núi có độ cao khoảng hơn 300m, nên chỉ phù hợp với đối tượng du khách ở độ tuổi từ 15 đến 50 tuổi.
+ Tuyến đường mòn này chưa được đầu tư xây dựng nên hiện vẫn rất khó đi và rậm rạp, chưa xây dựng được những điểm dừng chân, thùng giác, cũng như những chòi chú mưa, nắng.
+ Chưa xây dựng được bảng thông tin, cũng như biển chỉ dẫn lối đi trên tuyến nên du khách không thể tự khám phá một mình.
- Vai trò đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học:
Tuyến này khi được phát triển thu hút được nhiều du khách thì mỗi một lần dẫn khách cũng như một lần đi tuần tra rừng, do vậy sẽ phát hiện được kịp thời những tác động xấu của người dân vào tài nguyên rừng góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực này.
* Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến:
- Trên tuyến này cần phát dọn lại đường cho quang đãng, dễ đi, có thể mở thêm một đường mòn khác đi theo đường đồng mức quanh chân núi để trách vượt qua đỉnh núi, đồng thời trên tuyến cần phải xây dựng một số điểm dừng chân nghỉ ngơi, chỗ chú mưa nắng, đặt thùng rác dọc tuyến cho du khách bỏ giác trách gây ô nhiễm môi trường rừng. Cuối tuyến bố trí thêm một số thuyền thân thiện với môi trường để phục vụ du khách có nhu cầu dạo quanh hồ.
c. Tuyến 3: Tam Đảo 1 đi Tam Đảo 2
Đây là tuyến DLST lý tưởng cho du khách bởi rừng trên toàn tuyến này là rừng tự nhiên trên độ cao từ 900 đến 1.200m được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nên hệ sinh thái ở đây rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật, có nhiều loài cây cổ thụ to lớn đứng sừng sừng trên núi tựa như những cột chống trời, thỉnh thoảng chúng ta lại bắt gặp những cây có hình dáng hay bộ rễ thật đặc biệt, nên tạo cho du khách những bất ngờ và ngạc nhiên lớn, trên độ cao như vậy cộng thêm độ che phủ của rừng rất lớn đã tạo ra một tiểu vùng khí hậu thật tuyệt vời, vào mùa hè nếu chúng ta bước vào rừng thì sẽ không có một giọt nắng nào có thể chạm nên đầu ta, vào mùa đông thu, mùa đông, mùa xuân chúng ta lại được đứng trên mây, chạm vào mây, du khách sẽ có cảm giác như đang bước vào một thiên đường kỳ bí, tuyệt sắc. Trên tuyến du khách có thể bắt gặp rất nhiều loài động vật, chim và được thưởng thức những âm thanh của núi rừng thật đặc biệt mà không có nghệ sĩ nào có thể tạo ra được. Tuyến này có chiều dài khoảng 12 đến 13 Km, thời gian để thực hiện tuyến này khoảng 8 – 9h.
- Điểm mạnh: toàn bộ hệ sinh thái rừng trên tuyến này là rừng tự nhiên, được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, có nhiều cây cổ thụ, hình dáng kỳ quái. Đường mòn đi bộ rất bằng phẳng, dễ đi, khí hậu rất mát mẻ, trong lành. Thêm vào đó tuyến này lại gần khu thị trấn Tam Đảo nên rất thuận tiện cho việc ăn nghỉ của du khách. Trong khu vực Tam Đảo 2 địa hình rất bằng phẳng lại có nhiều thác suối, nên du khách có thể cắm trại qua đêm và cảm nhận được khung cảnh về đêm ở trong rừng.
- Điểm yếu: Chiều dài của tuyến hơi xa nên không phù hợp với các du khách có ít thời gian hoặc du khách là trẻ em, người cao tuổi. Trên tuyến chưa nắp đặt các bảng thông tin, bảng chỉ đường, tuyến dài nhưng chưa xây dựng những điểm dừng chân, chòi chú mưa, cững như chưa có thùng đựng giác dọc đường đi.
- Vai trò đối với bảo tồn đa dạng sinh học: Nếu chúng ta khai thác tốt tuyến du lịch này sẽ thu hút được rất nhiều khách tham quan sẽ mang lại nguồn thu lớn để phục vụ