truyền thống, lượng khách lớn và chi tiêu du lịch cao; trong 5 tháng đầu năm, lượng khách ở các thị trường này đến Việt Nam lần lượt là hơn 68.000, 90.000 và 99.000 (Nguồn: VnExpress).
Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; mặc dù đã có nhiều dự án DLCĐ được thực hiện nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm mỗi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến. Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất đinh, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển DLBV còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam:
Mỗi đất nước đều cần có những định hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh, thời gian để việc phát triển đi đúng hướng và đúng tiến độ. Theo đó, Hội nghị Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam ngày 15/7/2016 đã vạch rõ định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng trong thời gian tới, đó là: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Đề án định hướng đến năm 2020, du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Và để thực hiện định hướng trên, Chính Phủ cũng đã đưa ra những định hướng chi tiết hơn để các đơn vị thực hiện một cách hiệu quả và có trọng tâm:
78
- Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm: củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm; định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm; khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ; đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, gắn sản phẩm với thị trường và không ngừng đa dạng hoá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. Có thể thấy đây là một định hướng đúng đắn và quan trọng hàng đầu trong việc phát triển du lịch quốc tế. Một số thị trường các nước nêu trên chính là những thị trường rất tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác được hết. Việc mở rộng thị trường khách quốc tế của chúng ta chưa tốt nên cần có những kế hoạch cụ thể hơn để có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc đa dạng hóa sản phẩm là thiết yếu. Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên sẵn có và rất phong phú, do đó chúng ta cần áp dụng một cách linh hoạt để tạo ra những sản phẩm đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách nước ngoài để họ có những trải nghiệm khác nhau.
- Định hướng về đầu tư phát triển du lịch: cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn…; hỗ trợ nâng cấp xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử, văn hóa. Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến những trải nghiệm của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Họ sẽ cảm thấy khó chịu nếu di chuyển chậm chạp trên đường, phòng khách sạn không đạt tiêu chuẩn mặc dù các sản phẩm du lịch có hay đến đâu chăng nữa. Do đó việc đầu tư này sẽ mang đến những trải nghiệm tốt hơn và thu hút nhiều khách du lịch hơn.
- Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý. Không một ngành dịch vụ nào có thể phát triển mạnh mẽ mà thiếu đi nguồn
Có thể bạn quan tâm!
- Thu Nhập Từ Du Lịch Của Myanmar Giai Đoạn 2011 – 2015
- Dự Báo Số Việc Làm Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Tại Myanmar Giai Đoạn 2012 – 2020
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam:
- Giải Pháp Về Nhận Thức Du Lịch:
- Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
79
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy định hướng về nguồn nhân lực là hoàn toàn hợp lí và cần thiết cho các tổ chức giáo dục, các công ty lữ hành để có thể có những kế hoạch phù hợp, đúng với định hướng nhà nước đã đề ra.
- Định hướng về hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế: tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới; đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống xã hội, Việt Nam không thể đứng ngoài vòng hội nhập đó. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn là một xu hướng tất yếu nên định hướng hợp tác hội nhập là không thể thiếu. Đây chính là cơ sở để chúng ta có thể tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam.
Tóm lại, Nhà nước đã đưa ra 4 định hướng trên là rất phù hợp và cần thiết trong giai đoạn phát triển du lịch quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên một thiếu sót quan trọng đó là chúng ta không đưa ra định hướng về phát triển du lịch bền vững. Trên thực tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với những định hướng trên đồng nghĩa với việc chúng ta mới chỉ phát triển về chiều rộng mà bỏ qua mất chiều sâu, phát triển nhanh như vậy mà không bền vững sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng mà các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu. Đây sẽ là một điều mà chính phủ và nhà nước ta cần học tập từ nước bạn Myanmar.
3.1.3. Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. (Bộ Văn
80
Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2011, B-8)
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát
triển.
Mục tiêu cụ thể:
a. Mục tiêu kinh tế:
Về khách du lịch: Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 7,2%/năm; năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 6,5%/năm; năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng trường 5,2%/năm.
Về tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt 18 – 19 tỷ USD, tăng trung bình 12%/năm; năm 2025 đạt 27 tỷ USD; phấn đấu năm 2030 đạt gấp hơn 2 lần năm 2020.
Tỷ trọng GDP: Năm 2020, du lịch đóng góp 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 11 – 11,5%/năm.
Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có: Năm 2020 có tổng số 580.000 buồn lưu trú; năm 2030 sẽ có khoảng 900.000 buồng lưu trú.
Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2020 là 24 tỷ USD. (Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2011, B-8)
b. Mục tiêu xã hội:
Phát triển du lịch là để tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2020 dự tính có trên 3 triệu lao động (trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp). (Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2011, B-9)
Phát triển du lịch đồng thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, nhằm góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.
c. Mục tiêu môi trường:
81
Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng định môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường. (Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2011, B-9)
3.1.4. Cơ hội và thách thức:
3.1.4.1. Cơ hội:
Việt Nam có nhiều cơ sở để phát triển du lịch quốc tế như nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có kinh nghiệm phát triển du lịch trong nhiều năm, nền kinh tế đang phát triển và chính trị ổn định, hòa bình. Do đó, chúng ta có rất nhiều cơ hội cần phải tận dụng để phát triển du lịch quốc tế, ví dụ như:
Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của nước ta rất phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là cơ sở để các sản phẩm du lịch được sinh ra, khác biệt với các quốc gia còn lại và cũng được đa dạng hóa, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.
Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, luôn tạo điều kiện để du lịch phát triển một cách thuận lợi như: bước đầu đưa ra khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch, ký kết các hiệp định về du lịch trong khu vực và toàn thế giới, tiến tới hội nhập sâu rộng, nền kinh tế tăng trường cùng tình hình chính trị xã hội ổn định.
Nước ta đã có hơn 20 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch (2001 – 2010), đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới với chiến lược phát triển du lịch năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Lực lượng lao động nước ta dồi dào và còn khá trẻ. Con người Việt Nam cần cù, thông minh và linh hoạt nên việc đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực phụ vụ du lịch không quá khó khăn.
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, nguồn lực tăng trưởng kinh tế đã nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư của Nhà
82
nước và khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng tăng lên tương đối, đặc biệt trong mảng khách sạn.
Đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được cải thiện và nâng cao nên có điều kiện để làm du lịch. Hơn nữa du lịch quốc tế cũng ngày càng phổ biến, người dân địa phương được nâng cao nhận thức và học hỏi lẫn nhau các hình thức làm du lịch mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Đây cũng là một yếu tố là cơ sở vững chắc để du lịch quốc tế ngày càng phát triển hơn.
3.1.4.2. Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội cho sự phát triển của du lịch quốc tế tại Việt Nam, chúng ta cũng phải đương đầu với những thách thức không nhỏ như:
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới quy mô, tính chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam, do đó nhiều thị trường rất tiềm năng nhưng sau khủng hoảng thì khách du lịch cũng hạn chế đi du lịch hơn trước. Thị trường trên thế giới biến động khó lường khiến chúng ta khó có thể dự đoán xu hướng và đánh đúng thị trường tiềm năng.
Năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn non yếu, chất lượng và hiệu quả thấp khi môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực và giữa các ngành, vùng, sản phẩm ngày càng gay gắt. Rất nhiều du khách chọn Thái Lan là điểm đến của Đông Nam Á nên chúng ta sẽ rất khó có thể cạnh tranh với nước bạn để có thể giành được vị trí ưu ái hơn trên thị trường du lịch quốc tế.
Ngoài ra như đã đề cập ở phần trên, du lịch quốc tế phát triển chưa bền vững, chúng ta tập trung phát triển bề rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, điều này sẽ khiến cho những tác động tiêu cực mà du lịch gây ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các thệ hệ sau này.
Kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng vẫn còn kém và thiếu đồng bộ, đặc biệt là giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Do đó khả năng tiếp cận đến những điểm du lịch còn rất nhiều khó khăn. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đạt quy chuẩn và chưa tận dụng hết được các nguồn tài nguyên sẵn có cũng như chưa vận dụng linh hoạt.
83
Nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại chưa được đào tạo một cách bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp, ở nhiều vùng núi mới chỉ mang tính tự phát. Có thể thấy ở những vùng núi ví dụ như ở tỉnh Hà Giang, rất nhiều người dân tộc đã bắt đầu làm du lịch nhưng họ mới chỉ dừng lại ở mức tự làm và học hỏi lẫn nhau trong địa phương, chưa được tiếp cận với quy chuẩn và được đào tạo nên còn khá non yếu trong phục vụ khách du lịch nước ngoài.
Du lịch vốn là ngành có tính thời vụ. Đối với Việt Nam điều này lại càng rõ hơn khi miền Bắc và miền Trung có thời tiết rất khắc nghiệt vào mùa hè khiến nhiều du khách còn rất e ngại trong việc đi du lịch vào những thời điểm này.
Mức sống của người dân được cải thiện nhưng chưa cao, thêm nữa là nhận thức về du lịch bền vững, về nếp sống văn minh cũng như ý thức về pháp luật, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm còn rất yếu kém, gây ra những hậu quả khôn lường và sẽ làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Như vậy, cũng giống như các ngành khác trong nền kinh tế, du lịch mang đến những cơ hội phát triển lớn nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức mà mọi quốc gia cần phải đối mặt. Đặt trong mối tương quan với Myanmar, ngoài những thách thức như trên, chúng ta còn những điểm yếu kém như thế nào và có thể học hỏi gì từ nước bạn, phần tiếp theo sẽ giải quyết câu hỏi này.
3.2. So sánh các yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong mối tương quan với Myanmar:
Nếu như Myanmar vẫn còn đang nằm trong danh sách những nước kém phát triển thì Việt Nam hiện tại đang là một nước đang phát triển. Trước đó, 4 nước Myanmar, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam đều bị liệt vào danh sách các nước kém phát triển trong khối ASEAN tuy nhiên đến năm 2003, Cơ quan Liên hợp quốc về hợp tác và phát triển (UNCTAD) đã chính thức thông báo Việt Nam sẽ không có tên trong danh sách các nước kém phát triển do đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về 3 chỉ tiêu: thu nhập đầu người, chỉ số kinh tế và phúc lợi xã hội. Trong khi đó, Myanmar hi vọng không còn là nước kém phát triển sớm nhất vào năm 2021 (nguồn: Báo điện tử Frontier Myanmar, “Myanmar aims to leave LDC status behind by 2021”, đăng ngày 25/11/2015). Như vậy nhìn chung Việt Nam vẫn đi trước
84
Myanmar khoảng gần 20 năm về kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy nhưng như đã phân tích ở chương 2, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, Myanmar đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt về du lịch quốc tế mà các nước trong khu vực ASEAN cần phải học hỏi.
3.2.1. Tài nguyên du lịch:
Mỗi nước đều có một tiềm năng phát triển du lịch riêng dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẵn có của nước đó. Nếu như Myanmar nổi tiếng về những ngôi chùa đồ sộ thì Việt Nam lại nổi tiếng về những bãi biển đẹp. Nhìn chung, cả hai nước đều có tài nguyên rừng, tài nguyên biển đảo, tài nguyên văn hóa… Tất cả đều là những cơ sở to lớn vững chắc để thu hút khách du lịch quốc tế đến thăm quan. Tuy nhiên, việc bảo tồn giữ gìn các công trình, các cảnh quan xung quanh, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề to lớn mà hai nước đang phải đối mặt. Do đó cả hai nước cần hướng tới phát triền bền vững để có thể giữ vững những thế mạnh về nguồn tài nguyên của mình.
3.2.2. Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:
Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị. Đổi mới ở đây là đổi mới về tư duy chính trị, về cơ chế, về chính sách bởi lẽ nền chính trị của Việt Nam vẫn luôn đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Việt Nam có sự thống nhất trong các quan điểm về chính trị, về đường lối đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi chính trị của Myanmar còn nhiều bất ổn, gây lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù đã chuyển từ chế độ quân đội sang chế độ dân chủ nhưng Myanmar vẫn chưa được coi là một nước an toàn cho các khoản vốn từ nước ngoài rót vào. Đây chính là một trong những lý do khiến FDI vào Myanmar, đặc biệt là vào du lịch còn khá thấp.
Về mặt quản lí nhà nước và các chính sách, như đã phân tích ở chương 2, Myanmar đã nới rộng các chính sách để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như các nhà đầu tư nhiều hơn. Ở Việt Nam, theo Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề xuất một số các chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế như: khuyến khích phát triển du lịch tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, bố trí ngân sách cho các công tác quy hoạch, xúc tiến quảng bá du