Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam

69


khách sạn của chủ đầu tư trong nước, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng của các cơ sở lưu trú ở Myanmar.

Theo báo cáo của kế hoạch phát triển du lịch 2013 – 2010, MOHT đã nêu ra cơ sở hạ tầng của Myanmar phát triển chưa đồng bộ nên gây cản trở cho việc phát triển du lịch quốc tế, cụ thể là: Các địa điểm du lịch khá là xa nhau nên việc di chuyển trên đường bộ mất thời gian, chưa kể có một số khu vực bị cấm tham quan nên khách du lịch phải đi đường vòng. Chất lượng các tuyến đường còn chưa tốt khiến du khách cảm thấy không thoải mái khi di chuyển, nhất là khi di chuyển trên các chặng đường xa. Các hãng hàng không trong nước gặp phải sự cạnh tranh không hề nhỏ. Điều này đã làm chậm lại sự phát triển của các hãng và tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế tiến vào sâu hơn địa phận của Myanmar. Kèm theo đó, chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không trong nước mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ khách nội địa, giá vé còn đắt, ví dụ như chuyến bay từ Mandalay tới Heho chỉ mất 35 phút mà giá vé của hãng hàng không quốc tế Myanmar trong tháng năm, tức là vào mùa du lịch thấp điểm đối với khách du lịch quốc tế rẻ nhất là 140 USD. Như vậy, du khách sẽ rất khó có thể lựa chọn các phương tiện vận chuyển vì đi máy bay thì giá vé khá đắt mà đi đường bộ thì chất lượng còn kém. Bên cạnh đó, sự phát triển của tàu thuyền ở Myanmar đang bị kìm hãm bởi chi phí cảng quá đắt và chính phủ đã đưa ra một số luật hạn chế kích thước của các tàu, khiến các tàu không cập được một số cảng để thuận tiện cho khách du lịch. Hơn thế, việc thiếu các cảng biển sâu trong nước gây cản trở cho việc phát triển ngành công nghiệp du thuyền quốc tế. Các du thuyền quốc tế đều là những thuyền to và không thể cập bến trong tình trạng nước nông. Chính vì cơ sở vật chất và sức cung ứng dịch vụ không đầy đủ mà số lượng khách quốc tế đến Myanmar bằng du thuyền còn rất hạn chế. Đối với ngành đường sắt, giống như ngành hàng không, giá vé còn đắt, các chuyến tàu thường xuyên bị hoãn kèm theo thời gian di chuyển dài đã làm giảm số lượng khách quốc tế chọn đi tàu thay vì những phương tiện khác.

Mặc dù là nước giàu tài nguyên năng lượng, Myanmar là nước có tỷ lệ tiêu thụ điện trên đầu người thấp nhất trong ASEAN. Lượng điện chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Yangon, Naypyitaw và Mandalay. Do mất điện xảy ra khá thường


xuyên nên hầu hết các khách sạn và nhà hàng đều có máy phát điện riêng đề phòng. Dịch vụ di động và công nghệ thông tin cũng ở trong tình trạng tương tự. Myanmar là một trong những ít được kết nối nhất của thế giới. Tỉ lệ truy cập dữ liệu di động còn ít và một lượng rất nhỏ người dùng kết nối với mạng Internet thông rộng. Các dịch vụ Internet dành cho du khách vẫn còn khá kém.

Cũng theo MOHT, việc quảng bá du lịch quốc tế của Myanmar đến các nước khác còn chưa đạt hiệu quả, đặc biệt là việc quảng bá đến thị trường các nước châu Âu và châu Mỹ. Các hiệp định ký kết của Myanmar hầu như vẫn còn hạn chế trong khuôn khổ các nước ASEAN nên cần phải phát triển mạng lưới liên kết rộng hơn nữa thì việc quảng bá du lịch mới đạt hiệu quả.

Tóm lại, chương hai đã chỉ rõ sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Myanmar nói chung và du lịch quốc tế nói riêng. Mặc dù vẫn còn những hạn chế và khó khăn nhưng Myanmar đã bước đầu tạo dựng và phát triển thành công nền móng du lịch quốc tế trong một giai đoạn tương đối ngắn. Kèm theo đó là sự nhận thức về phát triển DLBV đã giúp Myanmar đi đúng hướng, phát triển theo chiều sâu theo kinh nghiệm của nhiều nước đi trước; đây đều là những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ sự phát triển du lịch quốc tế của nước bạn Myanmar. Chương 3 sẽ làm rõ hơn về việc phát triển du lịch ở Việt Nam trong tương quan với Myanmar và đưa ra được những giải pháp cụ thể cho du lịch quốc tế tại Việt Nam trong tương lai.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CHO VIỆT NAM

3.1. Tình hình phát triển chung của du lịch quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây:

3.1.1. Thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong các năm gần đây. Như có thể thấy trong bảng dưới đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2016 ước đạt 897.279 lượt, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung cả năm 2016 ước đạt 10.012.735 lượt khách, tăng 26,0% so với năm 2015 (Tổng cục Du lịch, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2016, 2016)

Bảng 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016


Chỉ tiêu

Ước tính tháng 12/2016

(Lượt khách)

12 tháng

năm 2016 (Lượt khách)

Tháng 12/2016 so với tháng trước (%)

Tháng 12/2016 so với tháng

2/2016 (%)

12 tháng

2016 so với cùng kỳ năm trước

(%)

Tổng số

897.279

10.012.735

93,1

123,9

126,0

1. Đường không


715.317


8.260.623


117,8


147,5


137,1

2. Đường biển

35.046

284.855

129,9

255,3

167,7

3. Đường bộ

146.916

1.467.257

103,8

86,5

97,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Du Lịch Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2017 ước đạt 1.005.821 lượt, giảm 16,1% so với tháng 02/2017 và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 3 tháng năm 2017 ước đạt

3.212.480 lượt khách, tăng 29,0% so với cùng kỳ năm. Như vậy, có thể thấy được lượng khách du lịch đến Việt Nam đang ngày càng tăng dần lên và tốc độ tăng cũng khá nhanh.


Do lượng khách du lịch tăng lên nên tổng thu từ khách du lịch cũng tăng đều và liên tiếp qua các năm như bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Tổng thu từ khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016


Năm

Tổng thu (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2011

130,00

35,4

2012

160,00

23,1

2013

200,00

25,0

2014

230,00

15,0

2015

337,83

*

2016

400,00

18,4

Nguồn: Tổng cục Du lịch

*: Theo phương pháp thống kê mới

Có thể thấy, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2016 khá cao, đạt 400 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần tổng thu năm 2011. Mặc dù vậy nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nhưng phần khác là do chúng ta quảng bá hình ảnh chưa tốt và dịch vụ du lịch còn yếu kém. Trên thực tế, tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam còn chưa cao. Theo kết quả một cuộc khảo sát từ Tổng cục Du lịch năm 2014, 67% số người tham gia là khách đến Việt Nam lần đầu. Số người trở lại lần thứ hai vào khoảng 18%, số còn lại gồm các khách quay trở lại ba lần hoặc hơn. Điều này có nghĩa là có khoảng 33% khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam trong khi chúng ta có nhiều điểm đến khá hấp dẫn và nhiều khách du lịch sẽ không thể tham quan hết các địa điểm trong lần đầu đến Việt Nam.

Theo số liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia năm 2015. Với mức 6,6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). (Hội đồng Du lịch và

73


Lữ hành Thế giới, Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam – 2016, 2017)

Hình 3 1 Tổng đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam năm 2015 Nguồn Hội 1

Hình 3.1: Tổng đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ Hành Thế giới

Có thể thấy, du lịch đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của nước ta. Đây là một tín hiệu tốt bởi lẽ du lịch phát triển sẽ giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu dần sang dịch vụ, với định hướng phát triển du lịch là ngành mũi nhọn thì chính phủ nên có những hành động và chính sách để phát triển du lịch mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 113.497 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng đầu tư cả nước. Ngành du lịch là ngành đang thu hút đầu tư khá mạnh mẽ trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay, đặc biệt là ở mảng khách sạn. Những năm gần đây, tên tuổi các tập đoàn lớn như Intercontinental Hotels Group, Accor hotel, Hyatt, Wyndham Hotel Group đã đầu tư nhiều vào thị trường Việt Nam. Theo báo điện tử Việt Nam Finance bài “Các tập đoàn khách sạn hàng đầu đang “tổng tấn công” Việt Nam đăng ngày 16/10/2016, tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến quý III/2016, tổng nguồn cung khách sạn đạt 15.400 phòng. Từ quý IV/2016 đến năm 2018 dự kiến có thêm 2.800 phòng mới từ 14 dự án sẽ tiếp tục gia nhập thị trường. Tại Hà Nội, tình hình tuy có không khả quan nhưng từ quý III/2016 dự kiến có 33 dự án mới gia nhập thị trường, trong đó, 15 dự án tương lai cung cấp

74


ít nhất 4.700 phòng. Ấn tượng nhất là Đà Nẵng, báo cáo quý III/2016 của CBRE cho biết tổng nguồn cung khách sạn của thành phố này đã đạt mức 11.5000 phòng tại phân khúc 3 – 5 sao. Dự báo trong hai năm tới, Đà Nẵng tiếp tục đón nhận thêm khoảng 6.000 phòng mới. Còn tại Phú Quốc, từ năm 2010 đến năm 2017 (dự kiến), nguồn cung khách sạn sẽ tăng tới 110%.

Số liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới năm 2015 đã đưa ra tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm).

Hình 3 2 Tổng đóng góp của du lịch vào việc làm ở Việt Nam năm 2015 Nguồn 2

Hình 3.2: Tổng đóng góp của du lịch vào việc làm ở Việt Nam năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Thêm vào đó, kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao


thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới. Trong những năm vừa qua, đường xa giao thông đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là các tuyến đường trong các thành phố lớn và các tuyến nối các thành phố lớn với các điểm du lịch trọng điểm như đường cao tốc mới Hà Nội Hải Phòng giúp cho du khách rút ngắn thời gian di chuyển khi đến với Hạ Long, đường cao tốc mới nối Hồ Chí Minh với Phan Thiết cũng giúp cho khách du lịch tiết kiệm được hơn một giờ ngồi trên xe di chuyển. Nhiều sân bay đã được nâng cấp và trở thành sân bay quốc tế như sân bay ở Phú Quốc và sân bay ở Huế. Năm 2016, chất lượng dịch vụ hàng không được nâng cao với việc mạng đường bay và tăng tần suất các đường bay nội địa. Năm 2016, thị trường hành khách hàng không có sự tăng trưởng mạnh ước đạt 52,2 triệu khách, tăng trên 29% so năm 2015. Các hãng hàng không Việt Nam đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là VietJet Air và Jetstar Pacific với việc mở rộng mạng đường bay và tăng tần suất trên các đường bay nội địa, khai thác 50 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 17 sân bay địa phương nên thị trường hành khách nội địa có sự tăng trưởng mạnh, đạt 28 triệu khách, tăng 30% so năm 2015. Đối với thị trường quốc tế, năm 2016 có 52 hãng hàng không nước ngoài thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 78 đường bay từ 34 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hải Phòng và Nha Trang. (Cục Hàng Không Việt Nam, Năm 2016, chất lượng dịch vụ hàng không được nâng cao, 5/12/2016)

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.


Bảng 3.3: Số lượng khách sạn theo thứ hạng ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015


Nguồn Tổng cục Du Lịch Việt Nam Từ bảng trên ta có thể thấy số lượng 3

Nguồn: Tổng cục Du Lịch Việt Nam

Từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng khách sạn 3 sao tăng nhiều nhất qua các năm và số khách sạn năm sao là tăng ít nhất. Do các khách sạn 5 sao phục vụ dòng khách cao cấp và có khả năng chi trả cao, hơn nữa vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn lại chậm hơn nên số lượng tăng chưa nhiều. Tuy nhiên trong giai đoạn tới, Việt Nam định hướng phát triển du lịch đến các thị trường có các dòng khách cao cấp nên việc phát triển các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp từ bây giờ là cần thiết.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn tại các vùng miền. Các công ty lữ hành đã tận dụng khai thác các thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và văn hóa để phát triển các gói tham quan phù hợp với thị hiếu của mỗi khách du lịch.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai rộng rãi trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, việc quảng bá hình ảnh du lịch ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ khi nước ta đã có những sự hợp tác về hình ảnh đầu tiên với các hãng truyền thông nước ngoài như BBC. Tuy nhiên, chúng ta chưa có cách nào đo lường được hiệu quả của những hoạt động quảng bá này dù đã phải chi trả một số tiền quảng cáo khá lớn cho các bên.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Điển hình là việc Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương cho 5 nước châu Âu: Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha từ ngày 1/7/2015 (Nguồn: Tổng cục Du lịch). Theo quyết định về miễn thị thực, công dân các nước này khi nhập cảnh Việt Nam không phải xin thị thực với thời hạn tạm trú 15 ngày, áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/6/2016. Đức, Anh, Pháp đều là các thị trường

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí