Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam:

85


lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Các chính sách này hầu như cũng giống như các chính sách chung mà Myanmar đã áp dụng để cải thiện các yếu tố giúp du lịch tăng trưởng phát triển.

Tóm lại, cả Myanmar và Việt Nam đều đã có những sự tiến bộ trong việc cải cách các chính sách, nới lỏng các điều luật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước cũng như cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI vào du lịch, góp phần giúp du lịch phát triển nhanh chóng hơn.

3.2.3. Kinh tế - xã hội:

Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Trong vòng gần 30 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, điển hình là việc thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển, trở thành một nước đang phát triển, theo kịp các nước trong khu vực ASEAN. Việt Nam chúng ta kể từ khi mở cửa đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào, theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta còn diễn ra khá chậm chạp và chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo trang báo điện tử Lý Luận Chính Trị, bài “Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay” đăng ngày 16/3/2016, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản còn chiếm tới 22,02%. Về cơ bản vẫn là cơ cấu kinh tế của một nước nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, đặc biệt là ngành dịch vụ trong suốt hơn 10 năm qua hầu như không thay đổi. Theo thống kê của tờ báo điện tử Statistics Time, năm 2014, ngành dịch vụ đóng góp 44% vào GDP của đất nước trong khi ngành này ở Myanmar đã đóng góp 41,6% vào GDP.

Trên thực tế, Myanmar mới mở cửa kể từ khi tổng thống Thein Sein lên nắm quyền. Chưa kể trong suốt nhiều năm, Mỹ và EU đã ra lệnh cấm vận đối với Myanmar khiến nước này không được nhận các khoản đầu tư nước ngoài, đến năm 2015, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Myanmar mới đang ở ngưỡng 4 tỷ

86


USD (Nguồn: World Bank), còn quá thấp so với Việt Nam chúng ta. Mặc dù vậy nhưng có thể thấy nền kinh tế của Myanmar đang đi đúng hướng khi mà mới trong những năm đầu phát triển, ngành dịch vụ của Myanmar đã đóng góp vào GDP gần bằng với Việt Nam mà ngành dịch vụ của Myanmar có sự đóng góp rất lớn từ phát triển du lịch quốc tế. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng phát triển của Myanmar là rất nhanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đi trước nền kinh tế Myanmar một bước nhưng những năm sắp tới, tăng trưởng GDP ở Myanmar được dự báo sẽ tăng rất nhanh, vượt qua Thái Lan, Việt Nam, Singapo và Philippin (nguồn: ADB). Đây là một nền tảng để cả hai nước Việt Nam và Myanmar có thể phát triển du lịch quốc tế một cách thuận lợi.

Về xã hội, ở cả hai nước, lực lượng lao động dồi dào và còn khá trẻ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp nên chất lượng nguồn nhân lực còn kém, đều cần cải thiện nhanh chóng trong tương lai gần vì du lịch là một ngành dịch vụ, mà đối với dịch vụ, độ chuyên nghiệp của các nhân viên trong ngành là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến những trải nghiệm của khách hàng.

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13

Bên cạnh đó, mặc dù mức sống của người dân Myanmar vẫn còn rất thấp nhưng nhìn chung mức sống của cả Việt Nam và Myanmar còn phải cải thiện rất nhiều so với các nước trong khu vực như Singapo, Philipin hay Malaixia. Do mức sống còn khá thấp, nhiều khu vực vẫn còn nghèo đói nên việc phát triển du lịch còn khá khó khăn khi mọi thứ chưa được đồng bộ, còn có sự chênh lệch rất lớn giữa các thành phố và các vùng nông thôn.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:

Như có thể thấy ở trên, Việt Nam đã có một khoảng thời gian khá dài phát triển kinh tế cũng như du lịch quốc tế trước Myanmar, do đó về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thì Việt Nam có thể nói phát triển hơn Myanmar. Hơn nữa, theo các thông tin trình bày ở chương 2, cả cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Myanmar mặc dù có tiến bộ nhưng vẫn xếp hạng thấp nhất trong các nước Đông Nam Á. Điều này sẽ cản trở một phần đến việc phát triển du lịch quốc tế tại


Myanmar, ta cũng có thể thấy Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển du lịch quốc tế hơn Myanmar vì nhìn chung là Việt Nam đang đi trước một bước.

3.2.5. Về định hướng phát triển du lịch quốc tế:

Như đã nhắc đến ở chương 2, chính phủ Myanmar đã khẳng định phát triển du lịch là ưu tiên hàng đầu của quốc gia; tương tự như vậy, trong phần định hướng phát triển du lịch của Việt Nam ở đầu chương 3, chính phủ nước ta cũng xác định phát triển du lịch là ngành mũi nhọn. Không chỉ riêng Myanmar và Việt Nam mới có chung định hướng về du lịch mà trước đó, Thái Lan cũng đã khẳng định và đã thực hiện rất tốt định hướng này.

Tuy nhiên, trong khi Myanmar xác định mục tiêu phát triển DLBV là mục tiêu quan trọng, song song với mục tiêu phát triển kinh tế thì Việt Nam chúng ta lại lại chưa chú ý đến điều này. Các nước châu Âu là những nước tiên phong trong việc phát triển DLBV và đã thực hiện rất tốt, thu hút rất nhiều khách du lịch mà vẫn bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới. Đối với Myanmar, vì mở cửa sau nên có lẽ những giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan của họ vẫn còn gìn giữ được rất tốt, tuy nhiên phần nhiều là do chính phủ ngay khi bắt đầu định hướng phát triển đã đưa ra những chính sách nghiêm ngặt về du lịch trách nhiệm và DLCĐ để ngăn chặn, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà du lịch gây ra. Về quan điểm tiến bộ này thì Việt Nam chúng ta còn cần xem xét và học hỏi từ nước bạn Myanmar.

Nhìn chung, so sánh các cơ sở để phát triển du lịch tại Việt Nam với Myanmar là có phần khập khiễng, chúng ta là một nước đi trước Myanmar khoảng một thập kỉ xét về du lịch, nền kinh tế xã hội cũng phát triển hơn nhưng lại rất yếu kém trong vấn đề phát triển bền vững – một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia phát triển, nó đứng ngang hàng với các mục tiêu kinh tế và cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt ở Việt Nam. Myanmar là một nước có tư tưởng tiến bộ khi đã đề cao phát triển DLBV, đây là điều mà Việt Nam rất cần phải học hỏi và áp dụng vào nước mình càng sớm càng tốt.


3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch quốc tế cho Việt Nam:

Từ thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam và những bài học rút ra từ nước bạn Myanmar, Việt Nam cần đưa ra các giải pháp để có thể phát triển du lịch quốc tế tốt hơn, tận dụng được hết những cơ hội và giải quyết được một số thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần củng cố lại các điều kiện để phát triển du lịch như đã đề cập ở Chương 1. Khi các điều kiện này được cải thiện và phối kết hợp với nhau, du lịch quốc tế cũng sẽ có động lực để phát triển mạnh mẽ theo.

3.3.1. Giải pháp về tài nguyên du lịch:

Như có thể thấy, nước bạn Myanmar có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa rất phong phú đặc sắc, do đó các sản phẩm du lịch đều rất đa dạng, các loại hình du lịch cũng đều có thể kết hợp lại với nhau, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm theo đúng mong muốn của họ. Đối với Việt Nam, chúng ta cũng là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cũng không kém phần đặc sắc. Vì vậy mà ngoài việc gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên này, chúng ta cần kết hợp các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách du lịch đến với Việt Nam. Trước mắt, chúng ta cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, các loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội tại các vùng miền. Cụ thể là:

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch để có thể gia tăng giá trị và tạo ra những trải nghiệm mới cho khách du lịch. Những sản phẩm nào nổi trội về tài nguyên tự nhiên (biển đảo) và văn hóa (di sản, lễ hội, làng nghề, du lịch cộng đồng) thì nên ưu tiên phát triển trước. Tiếp đó sẽ là phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc tận dụng những thứ đã có sẵn, chúng ta nên mở rộng các loại hình du lịch mới như: du thuyền, du lịch giáo dục, du lịch MICE, du lịch làm đẹp.

Phát triển sản phẩm du lịch theo đặc trưng các vùng du lịch để tận dụng được hết các thế mạnh của mình. Chúng ta nên phát triển một số loại hình du lịch chuyên đề gắn với vùng ưu tiên, đồng thời phát triển du lịch theo vùng với không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát


triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tổ đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch theo vùng.

3.3.2. Giải pháp về chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Chuyển từ một nước có nền chính trị quân đội vô cùng khắt khe, Myanmar hiện nay đã có cơ chế quản lý Nhà Nước cởi mở hơn. Người dân đang được hưởng những kết quả tích cực từ cơ chế đó, tăng trường kinh tế nhanh chóng về mọi mặt. Có thể thấy quản lý Nhà nước có ảnh hưởng sâu và rộng đến nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việt Nam chúng ta có cơ chế quản lý thông thoáng hơn Myanmar, tuy nhiên về năng lực quản lý và kiểm soát chất lượng lại chưa được tốt, do đó cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế này.

Theo đó, Chính phủ cần tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương; xây dựng năng lực tập trung cho các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia; phân công rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch với chức nawg tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia; phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, hiệp hội nghề nghiệp; thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương, quy hoạch các khu du lịch quốc gia và địa phương để tập trung thu hút đầu tư phát triển, tạo mối liên kết nội vùng và liên vùng, khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng để phát triển du lịch.

Bên cạnh việc quản lý, chúng ta cần kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực hoạt động du lịch để hướng dẫn thực hiện là cơ sở kiểm soát việc thực thi tổ chức khai thác và kinh doanh du lịch; hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành du lịch, đảm bảo duy trì chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ du lịch thể hiện qua thương hiệu du lịch từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch. Chất lượng và quản lý chất lượng phải được nhận thức đầy đủ; kiểm soát chất

90


lượng được thực hiện thông qua hệ thống tiêu chi, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành và được công nhận, xếp hạng và quảng bá rộng rãi.

Đối với cơ chế, chính sách phát triển du lịch, Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoành chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hoàn tiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch; tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò dộng lực thúc đẩy phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước; xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch; có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...).

3.3.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tẩng, cơ sở vật chất kỹ thuật:

Myanmar vẫn còn khá hạn chế trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Như đã phân tích ở chương 2, đường bộ và đường sắt còn chưa thực sự phát triển và chất lượng dịch vụ còn kém, khiến cho khách du lịch không thoải mái khi sử dụng. Nhiều sân bay đã ra đời, số lượng chuyến bay cũng tăng lên nhưng xét về mặt chất lượng thì chưa đạt tiêu chuẩn, sân bay còn bé, các hãng máy bay nhiều nhưng số lượng máy bay còn ít, ngành hàng không trong nước cạnh tranh nhau khốc liệt, giá vé máy bay còn cao. Từ đây, Việt Nam chúng ta cần rút kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, từ đường hàng không, đường sắt, đường biển cho đến đường bộ, đảm bảo cho khách du lịch có những sự hài lòng nhất định về cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Do đó, giải pháp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng lúc này là: đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch; nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng; tạo môi trường giao thông công cộng hiện tại, thuận tiện; cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường văn minh, an toàn, tiện lợi; hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc cần nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch; đồng thời đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục đủ tiện nghi để phục vụ khách du lịch.

91


Trong những năm gần đây, Myanmar đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này, ví dụ như thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các khách sạn đạt chuẩn quốc tế, số lượng các công ty lữ hàng tăng nhanh, số lượng hướng dẫn viên cũng tăng và đa dạng với nhiều loại tiếng, các nhà hàng đều được kiểm soát chặt chẽ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường… Học tập từ đó, Việt Nam chúng ta nên có những giải pháp để đạt được những thành tựu nhất định như nước bạn. Đó là: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các cơ sở vật chất kĩ thuật cần nâng cấp đồng bộ để đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ; phát triển cơ sở lưu trú cũng cần chú ý phải phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển; nghiêm túc thực hiện việc quản lý, sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở lưu trú; quản lý chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trình độ phục vụ của nhân viên sao cho chuyên nghiệp.

3.3.4. Giải pháp khác:

3.3.4.1. Giải pháp về phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu:

Qua những phân tích ở chương 2, có thể thấy Myanmar có những hành động tích cực để quảng bá hình ảnh của đất nước mình đến các nước khác, đặc biệt là các nước ASEAN. Số lượng du khách tăng vọt và liên tục trong giai đoạn 2011 – 2015, trong đó khách du lịch từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm phần đông. Tỷ lệ khách châu Á đến với Myanmar là hơn 70% trong khi tỷ lệ khách từ các châu lục khác còn khá ít dẫn đến sự chênh lệch giữa tỉ lệ du khách từ các châu.

Ở Việt Nam chúng ta đang ngược lại với Myanmar. Mặc dù không quá chênh lệch về tỷ lệ như Myanmar nhưng chúng ta cũng đang làm tốt trong việc thu hút các khách du lịch từ Châu Âu và Châu Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy việc phát triển thị trường và quảng bá hình ảnh tới các nước Châu Á là chưa thực sự tốt, chúng ta cần đưa ra những giải pháp để quảng bá hình ảnh Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa tới các thị trường.

Đầu tiên, chúng ta cần thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao. Đối với thị trường quốc tế, chúng ta cần thu hút phát triển mạnh thì trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung


Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, vùng Scandinavia), Anh, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

Nhà nước cần chuyên nghiệp hóa, tập trung quy mô lớn cho hoạt động quảng bá, đồng thời hỗ trợ và phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch; gắn kết giữa quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia với quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp; có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý, đảm bảo tính khuyến khích. nhà nước nên khai thác tối đa các kênh thông tin thông qua cơ quan đại diện Việt nam tại nước ngoài, thương vụ, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không Việt Nam, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và hệ thống nhà hàng ẩm thực Việt Nam; thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa. Mặt khác, đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch cũng là một giải pháp quan trọng.

Các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia nắm vai trò chủ đạo trong hoạt động xúc tiến quốc gia và hướng dẫn, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cấp vùng, địa phương và cấp doanh nghiệp. Đối với việc xây dựng và quản lí phát triển thương hiệu du lịch, nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam; các địa phương, hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp xây dụng thương hiệu cho vùng, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm; phối hợp hiệu quả trong và ngoài ngành để xây dựng thương hiệu du lịch thống nhất; xây dựng nhận thức rõ ràng cho từng địa phương, doanh nghiệp về phát triển thương hiệu du lịch bền vững.

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý răng phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, duy trì lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp tới thị trường mục tiêu chứ không thể trong chốc lát, làm hỏng hình ảnh quốc gia; tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thương hiệu.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí