Dự Báo Số Việc Làm Trực Tiếp Trong Ngành Du Lịch Tại Myanmar Giai Đoạn 2012 – 2020


Ngành hàng không của Myanmar rất cạnh tranh, đặc biệt đối với các hãng hàng không trong nước. Có 11 hãng hàng không trong nước được cấp phép hoạt động và có 28 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động. Trong số các hãng hàng không trong nước, hãng hàng không quốc gia Myanmar đang chiếm thị phần lớn nhất với 13 chiếc máy bay. Cuối năm 2016, có một số hãng hàng không quốc tế lớn đã bắt đầu có chặng bay đến Myanmar như hãng hàng không 5 sao Emirates, hãng hàng không Qatar, hãng hàng không Dragon và hãng hàng không Trung Quốc. Năm 2013, số lượng khách du lịch qua đường hàng không đã tăng từ 3,6 triệu người năm 2012 lên 4,2 triệu người. Dự tính đến năm 2030, con số này có thể tăng đến 30 triệu người.

Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt của Myanmar kéo dài 3,500km với những tuyến kết nối các điểm đến chính. Tuy nhiên ngành đường sắt vẫn chưa thực sự phát triển và khách du lịch quốc tế vẫn còn ngần ngại sử dụng dịch vụ này.

Năm 2012, Yangon đã nhận được chín thuyền trên sông đến tham quan, chuyên chở 3,000 khách du lịch. Theo như phân tích ở trên thì đây là một loại phương tiện tiềm năng trong ngành du lịch nên cần được chú trọng phát triển hơn nữa.

Về mạng viễn thông, Myanmar trước mở cửa là một nước khá tách biệt với các nước bên ngoài do ngành viễn thông chưa phát triển, mạng Internet chưa được phổ biến kể cả ở những thành phố lớn như Yangon, điện thoại di động còn ít được sử dụng. Tuy nhiên sau khi chính phủ mở cửa và nới lỏng các chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hãng Ooredoo (Qatar) và hãng Telenor (Na Uy) đã cấp phép đầu tư về mảng viễn thông ở Myanmar. Do đó nên mạng Internet và việc sử dụng điện thoại đã được phổ cập tới không chỉ những thành phố lớn mà còn đến các vùng lân cận khác tại Myanmar.

2.2.2. Các chỉ tiêu về chất:

2.2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng:

Do Myanmar mới mở cửa để đón khách du lịch quốc tế nên hiện tại tài liệu nhắc đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến Myanmar còn rất ít. Các số liệu về tỷ lệ du khách quay trở lại thăm Myanmar cũng không sẵn có trên các trang mạng, một số tài liệu lại bằng tiếng Myanmar nên tác giả gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về sự hài lòng của khách hàng. Tác giả sẽ bổ sung khi tìm được số liệu hoặc tài liệu liên quan đến chỉ tiêu này.


2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực:

Sự đa dạng của các hoạt động du lịch yêu cầu một lượng lớn các kiến thức tổng hợp, các kĩ năng và thái độ làm việc của các nhân viên trong các ngành công nghiệp liên quan đến du lịch và các cơ quan chính phủ. Trước thời kì mở cửa, lượng khách du lịch đến Myanmar còn thấp thì lực lượng lao động trong ngành du lịch của Myanmar chưa đạt chuẩn để cung ứng các dịch vụ cho khách du lịch quốc tế. Ngay lúc đó, hai vấn đề quan trọng được đưa ra là làm thế nào để lực lượng lao động có thể đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của du lịch và làm thế nào để những lực lượng mới, trẻ có được đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục phải được cải thiện đáng kể thì mới đáp ứng được những yêu cầu khi du lịch quốc tế ngày càng phát triển ở Myanmar.

Bản kế hoạch phát triển giáo dục dài hạn 30 năm (2001 – 2030) và Kế hoạch 5 năm của chính phủ Myanmar đã đưa ra những chỉ dẫn để cải thiện chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế và xã hội. Mặc dù chưa có số lượng chính xác các sinh viên tham gia vào đào tạo du lịch và các ngành liên quan nhưng nhu cầu về lao động trong ngành du lịch đã ám chỉ một số lượng lớn lao động cần được đào tạo để cung ứng cho ngành này. WTTC đã dự báo số lượng việc làm trực tiếp đóng góp vào ngành du lịch tại Myanmar sẽ tăng lên 424.250 vào năm 2015 và

536.056 vào năm 2020 như bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Dự báo số việc làm trực tiếp trong ngành du lịch tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2020

Đơn vị: Số việc làm



Mức an toàn

Mức cao

2012

2015

2020

2015

2020

Cơ sở lưu trú

44.055

63.668

84.458

125.403

224.670

Nhà hàng và quầy uống

146.850

212.225

281.528

418.009

748.901

Dịch vụ giải trí

29.370

42.445

56.036

83.602

149.780

Dịch vụ vận chuyển

58.740

84.890

112.611

167.204

299.560

Dịch vụ tour

14.685

21.223

28.153

41.081

74.890

Tổng số

293.700

424.450

563.056

836.018

1.497.801

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 10

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới


Theo báo cáo của kế hoạch phát triển du lịch 2013 – 2020 MOHT ban hành, những rào cản chính đối với việc tiếp cận đến du lịch bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp cao, thiếu cơ sở vật chất và sự chuẩn bị các kiến thức chuyên ngành không đầy đủ từ các cấp học dưới; ngôn ngữ, các yếu tố văn hóa cũng kiềm chế sự tiếp cận đến du lịch, đặc biệt là với những người nghèo. Năm 2012, MOHT đã kết hợp với bộ Giáo Dục Myanmar đã lần đầu tiên giới thiệu chương trình cử nhân bốn năm chuyên ngành du lịch, ngay sau đó, bộ Giáo Dục cũng đã mở chương trình Thạc sĩ, chuyên ngành quản trị du lịch ở Yangon và Mandalay. Bên cạnh đó, một loạt các trường tư nhân về ngành du lịch đã cung cấp các khóa học ngắn hạn về các yếu tố cơ bản trong du lịch như vé máy bay, khách sạn, kinh doanh du lịch và tổng quan về ngành; MOHT cũng vận hành một trung tâm đào tạo các khóa học như đào tạo hướng dẫn viên du lịch, đào tạo quản trị du lịch, đào tạo về ngôn ngữ du lịch. Như vậy có thể thấy chính phủ Myanmar đã và đang đầu tư, chú trọng hơn vào việc giảng dạy cũng như đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết khi ngành du lịch mà đặc biệt là du lịch quốc tế đang phát triển mạnh mẽ tại nước này.

2.2.2.3. Phát triển bền vững:

Như đã phân tích ở phần 2.1, ngay từ khi mở cửa và xác định phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ Myanmar đã đưa ra những chính sách về phát triển du lịch trách nhiệm và du lịch cộng đồng, đây là một tư tưởng rất tiến bộ mà không phải quốc gia nào cũng có. Như đã phân tích các chính sách ở phần 2.1.2, các chính sách đã được nêu ra theo những khung hành động cụ thể, riêng đối với DLCĐ đã có sáu dự án được thực hiện ở các vùng sâu vùng xa ở Myanmar. Theo MOHT, sáu dự án DLCĐ đó đã cải thiện được phần nào đời sống của người dân nơi đây, giúp họ không bị lệ thuộc vào nông nghiệp, thoát khỏi cảnh đói nghèo và nâng cao nhận thức về DLCĐ và DLBV. Tuy nhiên, do việc quảng bá chưa được tốt và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên số lượng khách đến những vùng này còn khá ít, chủ yếu là khách nội địa. Phát triển du lịch bền vững cần rất nhiều thời gian để định lượng được kết quả, nhất là đối với một nước mới áp dụng các chính sách về DLBV trong vòng năm năm trở lại đây như Myanmar, do đó tuy chưa có nhiều số liệu cụ

64


thể về kết quả của những chính sách này nhưng Myanmar cũng đã khẳng định được những định hướng đúng đắn trong việc phát triển du lịch quốc tế của nước mình.

Như vậy, thông qua các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy du lịch quốc tế Myanmar đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mặc dù còn một số mặt hạn chế nhưng đối với một nước kém phát triển và mới mở cửa như Myanmar, đây là một thành công không nhỏ, đáng để các quốc gia khác phải học tập.

2.3. Đánh giá sự phát triển của du lịch quốc tế Myanmar:

2.3.1. Những kết quả đạt được:

Như vậy, sau những sự đổi mới về cả chính trị và kinh tế, Myanmar đã bước đầu hoàn thành mục tiêu ngắn hạn (2013 – 2015) đề ra trong bản kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020, đưa du lịch là ưu tiên hàng đầu của phát triển kinh tế. Ngành du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế của Myanmar có những bước tiến triển vượt bậc chỉ trong một giai đoạn ngắn với những kết quả đáng để các nước trong khu vực Đông Nam Á học tập.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar tăng đều và liên tục qua các năm. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà bản kế hoạch phát triển du lịch Myanmar giai đoạn 2013 – 2020 đã đề ra vì khách du lịch quốc tế sẽ đem lại những nguồn thu lớn hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa. Lượng khách quốc tế tăng đồng nghĩa với việc doanh thu cũng như thu nhập từ du lịch tăng, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả nước.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch quốc tế đã tạo ra một lượng lớn số việc làm; mỗi năm số lượng công việc liên quan trực tiếp đến du lịch đều tăng lên, giúp làm giảm thiểu thất nghiệp và nghèo đòi ở Myanmar. Hơn nữa qua phân tích ở phần trước, chính phủ Myanmar đã có những động thái tích cực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực như: mở thêm các trường đại học, các chuyên ngành học về du lịch, mở thêm trung tâm đào tạo về du lịch với các khóa học ngắn hạn. Có thể thấy rằng phát triển du lịch quốc tế đã mang lại kết quả tốt đối với người dân Myanmar, giúp họ cải thiện cuộc sống và nâng cao hiểu biết về du lịch.

Nhờ có du lịch quốc tế phát triển, chính phủ đã chú trọng hơn vào các cơ sở hạ tầng giao thông để giúp các du khách quốc tế thuận tiện hơn trong việc di chuyển

65


giữa các điểm đến ở Myanmar. Như đã phân tích ở phần trước, cơ sở hạ tầng giao thông trong năm năm gần đây đã được cải thiện một cách rõ rệt, điển hình là các sân bay quốc tế được chú trọng về mặt chất lượng, tu sửa khang trang hơn. Nhiều sân bay đã được cấp phép hoạt động và một số đang trong quá trình xây dựng. Số lượng xe vận chuyển khách du lịch tăng đều theo các năm, ngoài ra các phương tiện vận chuyển đặc biệt như du thuyền, thuyền trên sông và đặc biệt là khinh khí cầu đang là những phương tiện được yêu thích của khách du lịch quốc tế. Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển không chỉ tác động ngược trở lại du lịch quốc tế, giúp du lịch quốc tế phát triển mà còn giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo.

Ngoài bốn địa điểm phổ biến với du khách quốc tế (Yangon, Mandalay, Bagan và Inle), những địa điểm khác ở phía Bắc và Nam Myanmar đã được chính phủ cho phép đón khách du lịch, vì thế những địa điểm này đang dần được biết đến và đón ngày càng nhiều du khách tham quan hơn, ví dụ như quần đảo Mergui, bãi biển Ngapali hay Putao. Trước đây, Putao là một vùng lãnh địa của quân đội và không được phép mở cửa đón khách du lịch. Tuy nhiên từ khi những chính sách mới được ban hành, đặc biệt là chính sách bãi bỏ một số vùng lãnh địa cấm của quân đội, Putao trong những năm gần đây cũng trở nên phổ biến hơn với khách du lịch quốc tế, hiện mỗi tuần có hai chuyến bay thẳng đến Putao của một số hãng hàng không nội địa ở Myanmar (Nguồn: Bộ Du lịch và Khách sạn Myanmar).

Các cơ quan ban ngành liên quan đến du lịch ở Myanmar đã hoạt động hiệu quả hơn. Nhiều tổ chức mới ra đời nhằm quản lý và kết nối với các doanh nghiệp lữ hành đã giúp cho các doanh nghiệp có những tiếng nói và chia sẻ đối với chính phủ để tháo gỡ những khó khăn trong ngành. Các tổ chức cũng quan tâm và đi sâu hơn vào những thách thức của ngành để có thể đưa ra các chính sách và giải pháp hợp lí, kịp thời.

Ngoài ra, qua phần 2.2, chúng ta có thể thấy lượng khách sạn của Myanmar tăng lên khá nhanh chóng trong vòng năm năm trở lại đây. Bên cạnh những khách sạn chủ đầu tư là người Myanmar, có khá nhiều chuỗi khách sạn quốc tế và các khách sạn do chủ đầu tư nước ngoài đã được xây dựng. Điều này chứng tỏ Myanmar đã, đang và sẽ thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch,

66


đặc biệt là vào các cơ sở lưu trú. Nhờ đó, các cơ sở lưu trú vừa được nâng cấp lên tầm quốc tế và vừa tạo được sức cạnh tranh với các khách sạn do chủ đầu tư trong nước xây dựng.

Theo thống kê của MOHT, ở Bagan có khoảng 2.200 ngôi đền và chùa, số lượng chùa chiền trên toàn Myanmar có thể lên tới gần 10.000 ngôi. Mặc dù khá nổi tiếng về du lịch tâm linh nhưng hiện nay, các sản phẩm du lịch của Myanmar đã được đa dạng hóa hơn nhiều, bên cạnh việc đi thăm quan các ngôi đền chùa nổi tiếng, khách du lịch còn có thể tham gia các hình thức du lịch khác như du lịch bằng thuyền trên sông hay du thuyền, du lịch trải nghiệm bằng cách đến thăm các làng DLCĐ, du lịch bằng hình thức đạp xe, leo núi hoặc đi bộ đường dài, du lịch biển… Bản kế hoạch phát triển du lịch Myanmar 2013 – 2020 đã đưa ra nguyên tắc về phát triển du lịch Myanmar quanh năm bằng cách phân chia các sản phẩm cụ thể theo vị trí địa lý từng vùng. Ví dụ như, các sản phẩm du lịch văn hóa và giải trí sẽ tập trung ở các vùng Mrauk U, Hakha, Nat Ma Tuang; các sản phẩm du lịch tự nhiên và du lịch mạo hiểm sẽ tập trung ở các vùng Inle, Bagan, Ngapali; các sản phẩm du lịch du thuyền sẽ tập trung ở Yangon, Bagan, Mandalay, Ayeywady; các sản phẩm du lịch cho khách MICE sẽ tập trung ở Nay Pyi Taw, Yangon, Mandalay và Ngapali. Nhờ có sự phân chia này, các sản phẩm du lịch của Myanmar đã được đa dạng hóa và có thể phối kết hợp với nhau, tạo thành các gói sản phẩm du lịch giúp du khách trải nghiệm được hết các đặc trưng trên nhiều vùng của Myanmar.

Trong giai đoạn vừa qua, số lượng khách quốc tế tăng liên tục một phần là do chính phủ Myanmar đã có những sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong ASEAN. Myanmar đã tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN và ngày 25/1/2015, Hội nghị Bộ trưởng Du Lịch ASEAN lần thứ 18 đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw. Theo Tổng cục Du Lịch, năm 2016, Phó tổng thống của Myanmar đã có lời mời Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sang Yangon để bàn về việc tăng cường hợp tác giữa Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ngoài ra, nước này cũng đã kí kết các hiệp định song phương về du lịch với các nước khác như Trung Quốc, Sri Lanka, Malaysia và Singapo nhằm thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

67


Một kết quả to lớn mà Myanmar đã đạt được trong những năm vừa qua đó là sự tập trung phát triển du lịch trách nhiệm. Ngay từ khi bắt đầu phát triển du lịch, chính phủ Myanmar đã có những nhận thức đúng đắn về du lịch trách nhiệm. Du lịch trách nhiệm là một phần của DLBV, đây là điều mà hầu hết các quốc gia đã và đang hướng tới. Chính Phủ Myanmar đã yêu cầu phát triển du lịch nhanh đi đôi với bền vững bằng một loạt các chính sách về du lịch trách nhiệm ra đời năm 2012. Kế hoạch phát triển du lịch trách nhiệm song song và nằm trong kế hoạch phát triển du lịch nói chung đến năm 2020. Bên cạnh đó, DLCĐ ở Myanmar cũng đã đạt được một số kết quả với sáu dự án DLCĐ ở sáu vùng khác nhau của Myanmar. DLCĐ đã có tác động không nhỏ đến địa phương nói chung và người dân bản địa nói riêng. Dự án dựa trên những mặt tốt của các vùng tiềm năng để đưa ra các mục tiêu phát triển khác nhau. Các dự án đầu tư đã nâng cao đời sống của người dân bằng cách giúp họ làm các dịch vụ du lịch, giảm nghèo đói ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Như có thể thấy các vùng được dự án đầu tư không nằm trong khu vực thành phố hoặc khu vực đã phát triển bởi DLCĐ luôn hướng đến các vùng còn khó khăn để phát triển, giúp đỡ người dân cải thiện đời sống thông qua các hoạt động du lịch. DLCĐ tại Myanmar cũng đã góp phần bảo tồn các công trình, các di tích lịch sử, các điểm tham quan ở Myanmar.

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, du lịch quốc tế Myanmar đã và đang gặt hái được nhiều thành công trong việc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù đi sau các nước láng giềng và các nước bạn trong ASEAN nhưng Myanmar đã khẳng định được vị thế riêng trong ngành du lịch và tương lai hứa hẹn sẽ còn phát triển vượt bậc hơn.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn những hạn chế còn tồn tại trong phát triển du lịch quốc tế ở Myanmar để có thể đưa ra các bài học thích hợp cho Việt Nam.

Lượng du khách quốc tế đến Myanmar tăng vọt nhưng trong số đó, du khách châu Á vẫn chiếm hơn 70% (Bảng 2.3), sau đó là đến châu Âu, điều này dẫn đến sự chênh lệch về lượng khách du lịch ở các quốc gia, các vùng khác nhau đến

68


Myanmar. Như vậy, còn có rất nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới mà Myanmar chưa tiếp cận và khai thác được, trong tương lai gần, nếu Myanmar chú trọng đến các thị trường tiềm năng này thì du lịch quốc tế sẽ còn phát triển hơn nữa.

Như đề cập ở phần trên, sự hài lòng của du khách khi đến với Myanmar và tỷ lệ khách quay lại du lịch ở Myanmar chưa được thống kê lại một cách rõ ràng. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế bởi nếu du khách chỉ đến thăm quan một lần mà không muốn quay trở lại thì chắc chắn là họ chưa hài lòng với một hoặc nhiều dịch vụ trong ngành, do đó ngành du lịch không thể coi là phát triển bền vững. Từ đó, chính phủ Myanmar cần đưa ra hệ thống bao gồm các chỉ tiêu để có thể đo lường, đánh giá sự hài lòng của khách du lịch và vạch ra các chính sách để cải thiện những dịch vụ mà du khách chưa hài lòng, như thế thì phát triển du lịch mới được lâu dài và bền vững.

Theo trang báo điện tử Myanmar Times, bài “Long-term strategy needed for Myanmar's hotel industry” đăng ngày 25/2/2013, số lượng các khách sạn tăng đều qua các năm nhưng chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế và chưa đạt chuẩn quốc tế. Tối đa hóa lợi nhuận là quan trọng đối với mỗi ngành công nghiệp nhưng quan trọng hơn là việc phát triển lâu dài và chuẩn bị cho sự cạnh tranh ngày càng tăng trong tương lai. Myanmar hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm về phát triển du lịch quốc tế như Thái Lan và Singapore. Có rất nhiều khách du lịch quốc tế lần đầu tiên đến Myanmar nhưng không phải lần đầu tiên đến Châu Á và cũng có thể không phải lần đầu tiên đến Đông Nam Á. Khi họ đến các nước khác, họ sẽ có những trải nghiệm trước đó và họ rất dễ kì vọng họ sẽ hài lòng về các dịch vụ ở Myanmar như các nước họ đã đến. Do đó mà chất lượng khách sạn ở Myanmar cần phải được cải thiện và nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể giảm thiểu được sự cạnh tranh với các nước khác. Như ở phần trước đã đề cập, hiện nay một số tập đoàn lớn mới bắt đầu đầu tư vào mảng khách sạn ở Myanmar, nhiều khách sạn ở Myanmar chủ đầu tư là người trong nước nên đôi khi tiêu chuẩn trong nước còn chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như có thêm sự xuất hiện của các khách sạn của chủ đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng sức cạnh tranh đối với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2023