3.3.4.2. Giải pháp về đầu tư:
Kể từ khi ông Thein Sein lên nắm quyền, rất nhiều chính sách mới về phát triển du lịch đã được thực thi. Nhờ có những chính sách cởi mở này, ngành du lịch Myanmar có lợi thế hơn và phát triển với tốc độ chóng mặt so với các nước Đông Nam Á. Myanmar kể từ năm 2012 đã miễn thị thực cho nhiều nước trong Đông Nam Á, thị thực điện tử vô cùng tiện lợi đã ra đời năm 2014, nhiều vùng cấm địa đã được gỡ bỏ, thay vào đó là bộ mặt mới để chào đón khách du lịch… Dù mỗi quốc gia có nền kinh tế và chính trị khác nhau nhưng Việt Nam cũng nên học tập các chính sách mở của Myanmar và có thể linh hoạt sao cho phù hợp với nước mình. Chính phủ trong “Kế hoạch phát triển du lịch tới năm 2020, tầm nhìn 2030” đã chỉ ra giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển như sau: “Tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cho quản lý và phát triển du lịch.”
Trong đó, đối với đầu tư phát triển du lịch, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, thu hút khu vực tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ngoài ra, chính phủ nên đầu tư tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả; đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm; thu hút đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển; đầu tư các khu nghỉ dưỡng núi cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa và thu hút đầu tư những khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo tại các trung tâm đô thị.
3.3.4.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế:
Đối với du lịch hay bất kì một ngành nào trong nền kinh tế, hợp tác quốc tế là điều mà nhiều quốc gia hướng tới vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia đó, không chỉ riêng về mặt kinh tế mà còn trên nhiều phương diện khác. Những năm vừa qua, Myanmar đã hợp tác khá thành công với các nước nằm trong khối ASEAN. Ngoài hiệp định đa phương, Myanmar cũng kí kết các hiệp định song
phương với Việt Nam, Singapo và Thái Lan mà có thể thấy, cả ba quốc gia này đều có đầu tư vào cơ sở lưu trú tại Myanmar. Tuy nhiên xét rộng hơn, Myanmar vẫn cần có mối quan hệ với các nước bên ngoài như các nước ở Châu Âu hay Châu Mỹ để có được lượng khách tiềm năng từ các châu này.
Việt Nam có thời gian phát triển lâu hơn Myanmar, do đó chúng ta cũng có những lợi thế hơn Myanmar về các quan hệ quốc tế. Ngoài quan hệ tốt với các nước bạn trong Đông Nam Á, chúng ta cũng kí kết các hiệp định song phương, đa phương với nhiều nước khác và chúng ta nên tận dụng triệt để các mối quan hệ đó để quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và vốn đầu tư từ bên ngoài.
Giải pháp cho chúng ta lúc này là: Phát huy các vận hội từ hợp tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, kinh nghiệm quốc tế và phát triển du lịch, thực hiện hội nhập quốc tế du lịch. Trong đó, Chính phủ cần thúc đẩy đa phương hóa, đa dạng hợp tác quốc tế, điển hình là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết, thu hút nguồn chất xám, tri thức, kinh nghiệm người Việt Nam ở nước ngoài thông qua con đường du lịch; mở rộng và phát huy triệt để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương; mở rộng hợp tác phát triển du lịch dưới các hình thức khác nhau (tiếp tục trao đổi, thúc đẩy khả năng ký kết các hiệp định, kế hoạch hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động, dự án hợp tác cụ thể thu hút đầu tư phát triển du lịch...) để đạt hiệu quả về nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa và giao lưu hội nhập.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Của Việt Nam:
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Quốc Tế Cho Việt Nam:
- Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 15
- Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
3.3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong mọi ngành nghề, đặc biệt là trong một ngành dịch vụ như du lịch. Nguồn nhân lực có tốt, có được đào tạo bài bản mới mang đến cho khách hàng sự thoải mái và những ấn tượng về con người của đất nước đó. Mặc dù chưa có cơ sở chính xác về chất lượng nguồn nhân lực của Myanmar nhưng đối với bất kỳ đất nước nào, bất kỳ một ngành công nghiệp nào, yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng, do đó, Việt Nam cần phải xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh
95
và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tiếp đó, các ban ngành nên xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực quốc tế; xây dựng chuẩn trường đào tạo du lịch, hoàn thiện các chương trình đào tạo và khung đào tạo. Đồng thời, cần tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động; khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.
3.3.4.5. Giải pháp về nhận thức du lịch:
Ngay từ khi bắt đầu các dự án du lịch, chính phủ Myanmar đã đưa ra một loạt các chính sách về du lịch trách nhiệm để nâng cao nhận thức du lịch của các tổ chức và các cá nhân. Các chính sách sau đó được thực thi khá tốt và đã có những hiệu quả tích cực giúp cho du lịch Myanmar không chỉ phát triển nhanh và còn bền vững, so với các nước khác trong khu vực, mặc dù ngành du lịch Myanmar còn rất mới nhưng đã luôn đề cao du lịch trách nhiệm.
Du lịch trách nhiệm ở Việt Nam mới được phổ biến vài năm trở lại đây dù ngành du lịch đã phát triển được một thời gian dài. Chính vì thế nên đã xảy ra tình trạng các khu nghỉ dưỡng lấn chiếm biển, nhiều bản làng vì phát triển du lịch mà đã làm mất đi bản sắc vốn có của mình. Du lịch trách nhiệm không phải ngày một ngày hai mà có thể thực hiện được, nó cần sự chung tay thực hiện của không chỉ chính phủ, mà còn là của toàn thể người dân Việt Nam.
Do đó, chúng ta rất cần nâng cao nhân thức xã hội từ trung ương đến đại phương, từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xa hội. Quá trình nâng cao nhận thức về du lịch cần đạt tới sự chuyển biến căn bản về nhận thức về vai trò và vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về du lịch trách nhiệm, về việc đảm bảo chất lượng du lịch và các dịch vụ công liên quan đến hoạt
động du lịch và trong thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm du lịch.
Tóm lại, chương 3 đã đánh giá tình hình phát triển của du lịch quốc tế Việt Nam, so sánh các cơ sở phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam trong mối tương quan với Myanmar để từ đó đưa ra các bài học cũng như các giải pháp giúp du lịch quốc tế Việt Nam phát triển nhanh, đồng bộ và ngày càng bền vững hơn.
KẾT LUẬN
Qua bài luận văn, chúng ta có thể thấy rõ xu hướng phát triển du lịch quốc tế như một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia hiện nay. Du lịch quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhiều mặt của một đất nước. Nó giúp nền kinh tế phát triển thông qua việc thu hút FDI, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ. Bên cạnh đó, du lịch cũng là nguồn cung cấp việc làm đáng kể, giúp người dân không những có thu nhập mà còn thoát khỏi đói nghèo. Do đó, nhiều chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển du lịch quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang và kém phát triển như Việt Nam và Myanmar.
Myanmar mặc dù là một nước còn nghèo nàn lạc hậu với nhiều hạn chế nhưng lại có những bước tiến bộ vượt bậc trong nền kinh tế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành du lịch. Myanmar đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài trong những năm gần đây, tình hình phát triển du lịch quốc tế tại nước này là một tín hiệu khả quan và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai gần. Chúng ta không thể không kể đến những chính sách về DLBV mà chính phủ nước này đã đưa ra nhằm phát triển du lịch theo chiều sâu, đảm bảo hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng đến môi trường, phát triển bền vững hướng tới các thế hệ sau này. Đây có thể coi là tư tưởng rất tiến bộ của chính phủ Myanmar và là một bước tiến trong sự phát triển của một nước vẫn còn nhiều khó khăn.
Với những thành công nhất định của Myanmar, Việt Nam chúng ta cũng cần nhìn nhận lại quá trình phát triển của mình, học hỏi từ quá trình phát triển của nước bạn để có thể tận dụng tối đa các lợi thế của đất nước trong thời điểm này. Điều quan trọng nhất lúc này là Việt Nam cần tập trung phát triển theo chiều sâu, hay chính là phát triển DLBV. Đi trước Myanmar cả một thập kỉ trong ngành du lịch nhưng mới vài năm gần đây, chúng ta mới đề cập đến DLBV trong khi ngành du lịch đã tác động tiêu cực đến môi trường khá nhiều trong thập kỉ vừa qua.
Do lượng kiến thức còn hạn chế, bài viết khó tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.
Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến PGS, TS. Vũ Hoàng Nam cùng các thầy, các cô trong trường Đại học Ngoại Thương – Khoa Sau Đại Học – Ngành Kinh tế quốc tế đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, 2016.
2. Ban Quan hệ Quốc Tế VCCI, Hồ sơ thị trường Myanmar, 6/2016, tr.4-5
3. Ngô Thị Diệu An, Giáo trình Tổng quan du lịch, 2014.
4. Nguyễn Bá Lâm, Giáo trình Tổng quan du lịch, 2007.
5. Nguyễn Minh Ngọc, Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội năm 2009.
* Tài liệu tiếng Anh:
6. A project funded by the UK Department for International Development (DFID), Business Innovation Facility Burma Tourism, Market Analysis and Stategy, 9/2016.
7. Alain Dupeyras, Neil MacCallum, Indicators for Measuring Competitiveness in Tourism, OECD, 2013.
8. Directorate of Investment and Company Administration (DICA), Long-term Foreign Direct Investment Promotion Plan in Myanmar Final Report, 2014.
9. Hla Myint, The potential of Tourism in Myanmar, Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, 12/4/2013.
10. Ko Ko Thet, Responsible Tourism in Myanmar: Current Situation and Challenges, 2012, tr.12, tr.17, tr.35.
11. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Myanmar Tourism Master Plan 2013 - 2020, 2013, tr.3 – 25.
12. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Policy on Community Involvement in Tourism (CIT), 2013, tr.10 – 17.
13. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Responsible Tourism Policy, Myanmar 2012, tr.4, tr.9 – 20.
14. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2011, Myanmar 2012.
15. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2012, Myanmar 2013.
16. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2013, Myanmar 2014.
17. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2014, Myanmar 2015.
18. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2015, Myanmar 2016.
19. Zaw Myo Latt, Current Tourism Situation in Myanmar, Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, 2013.
20. Peggy Weidemann, Community Involvement in Tourism (CIT) in Myanmar - Comparison of Pilot Projects; Identification of Common Challenges, Myanmar 2016.
21. Cosimo Notarstefano, European Sustainable Tourism - Context, concepts and guidelines for action, Global Jean Monnet Conference 2007, The European Union and World Sustainable Development, Brussels, Nov 2007.
22. Raymond Saner, Lichia Yiu and Mario Filadoro, Tourism Development in Least Developed Countries: Challenges and Opportunities, Centre for Socio- Economic Development, Switzerland, 2015, tr.3 – 6.
23. Thun Wathan, Ministry of Hotels and Tourism: moving forward with success all along the road, The Global New Light of Myanmar, số 341 Tập 3, phát hành ngày 23/03/2017, tr.5 & tr.6.
24. United Nations, Rick Bajornas, Government Legal & Regulatory Framework, 2015.
25. World Tourism Organization, Tourism and Poverty Reduction, 12/2011.
26. World Travel and Tourism Council, Benchmarking Travel & Tourism - How does Travel & Tourism compare to other sectors?, May 2015.
27. World Travel and Tourism Council, Economic Impact 2016 World, 2017, tr.2- 5.