Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế


1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương chính là các nhân tố có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động này. Các nghiên cứu trước đây của Frechtling (1996), Kosnan và Ismail (2012), ... chia các nhân tố này thành các nhân tố liên quan tới cầu, các nhân tố liên quan tới cung và một số các nhân tố cản trở khác.

a) Các yếu tố liên quan đến cầu: Các yếu tố liên quan tới cầu là những yếu tố xuất phát từ phía du khách. Đây là những yếu tố thuộc về đời tư hay nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của khách du lịch. Một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012) về các yếu tố tác động đến thu nhập từ khách du lịch quốc tế đến Malaysia, nghiên cứu của Ibrahim (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch quốc tế đến Ai Cập,... chủ yếu tập trung định lượng các yếu tố liên quan đến cầu để xác định ý nghĩa của các yếu tố này đối với du lịch quốc tế tại địa phương nghiên cứu. Đây là những yếu tố khách quan mà địa phương mong muốn thu hút khách du lịch quốc tế không thể tác động lên được; cụ thể:

- Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách: Theo Nguyễn Quốc Tiến (2015), Kosnan và Ismail đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng có nhiều khách du lịch đến Malaysia. Chính vì vậy mà hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một nước thường hướng vào các thị trường có dân số cao như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,…

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người): Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP). Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nước. Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người dân vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch và chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở, tham quan, mua sắm,...

- Theo Nguyễn Hồng Giáp (2002), thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người vì chỉ khi có thời gian thì con người mới có thể thực hiện một


chuyến đi du lịch. Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa với việc thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có số ngày lao động cao cũng khó phát huy tác dụng do người dân không có nhiều thời gian để đi du lịch dù họ rất muốn.

- Nguyễn Văn Đính và cộng sự (2004) cho rằng con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì nhu cầu đi du lịch của họ càng tăng. Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du lịch là 85%; trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình độ dưới trung học đi du lịch.

b) Các yếu tố liên quan đến cung:

Các yếu tố liên quan tới cung là những yếu tố liên quan trực tiếp đến địa phương có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của khách du lịch quốc tế về phía địa phương mình.

Bảng 1.2: Tóm tắt các yếu tố liên quan đến cung


TT

Đặc điểm


1.

Nhóm 1: Các yếu tố về tài nguyên, con người, văn hóa, thiên nhiên

Nguồn nhân lực du lịch (lực lượng lao động trong

ngành du lịch).

Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).


2.

Nhóm 2: Các yếu tố về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho du lịch

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (bao gồm các công trình và mạng lưới giao thông vận tỉ đường bộ.

Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin (hệ thống thông tin liên lạc, Internet, truyền hình vệ tinh…).

Cơ sở hạ tầng du lịch (đảm bảo sức chứa của địa phương khi du khách

đến du lịch).

Giá cả (hợp lý và đem đến sự hài lòng cho du khách).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 4


Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Thuận theo quy luật đường cầu, đặc biệt khi du lịch quốc tế được xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so với giá cả sẽ lớn, khi giá cả ở một nước tăng cao thì cầu về du lịch tại nước đó sẽ giảm xuống. Mọi hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế sẽ không khó có thể phát huy tác dụng nếu như giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến tăng cao. Rất nhiều các chỉ tiêu đã được sử dụng để đại


diện cho giá cả hàng hóa và dịch vụ của một địa phương. Một trong số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là tỷ giá hối đoái của đồng tiền địa phương so với đồng đô la Mỹ (Khadaroo và Seetanah, 2007).

1.1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch

1.1.4.1. Tài nguyên du lịch

Theo Buchvakop – Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), tài nguyên du lịch “Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành các sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Theo Nguyễn Minh Tuệ (1999), tài nguyên du lịch được chia thành hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Địa hình: Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách.

Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người.

Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.

Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái,…. Ngoài các dạng địa hình cơ bản trên, các dạng địa hình đặc biệt là địa hình Karst và địa hình bờ bãi biển rất hấp dẫn đối với khách du lịch.

* Khí hậu:


Những nơi có khí hậu điều hòa thường được du khách yêu thích. Ví dụ du khách có xu hướng du lịch, tham quan trong điều kiện nắng ráo, không mưa; những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức thu hút mạnh du khách như các vùng biển Hawai, Caribe, Vũng Tàu, Phú Quốc, Phan Thiết…; ngược lại, du khách ở phương Bắc thường chọn những nơi có nắng ấm, nhiệt độ cao khiến họ chịu không nổi. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như các đợt nắng nóng do El Nino hoặc mưa lũ trong mùa mưa ảnh hưởng đến việc du lịch, tham quan của du khách. Khí hậu cũng tác động đến tính mùa vụ của du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, 1999).

* Tài nguyên nước: Trong hoạt động du lịch, cần lưu ý đến việc bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, hệ động thực vật sinh sống dưới nước. Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu ven bờ biển dịu mát cho phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ bãi cát có thể tắm biển lại vừa tắm nắng, tắm khí trời. Ngoài ra, nước cũng rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động du lịch hoặc xây dựng các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại các vùng khô hạn và nửa khô hạn cũng như tại các vùng khí hậu cận nhiệt và ôn đới cần lưu ý đến vấn đề này để tránh tình trạng bị khan hiếm về nguồn nước, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Các bãi biển thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển và hoạt động thể thao. Hệ thống sông hồ thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông. Vùng biển và sông hồ cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ tham quan, đồng thời là nguồn thực phẩm quan trọng hấp dẫn du khách và có giá trị xuất khẩu du lịch tại chỗ (các loại thủy hải sản như tôm hùm, sò huyết, hàu, cá ngừ đại dương). Ngoài ra, nguồn nước khoáng cũng là một loại tài nguyên nước có giá trị đối với du lịch tắm khoáng, nghĩ dưỡng và chữa bệnh (Nguyễn Minh Tuệ, 1999).

* Hệ động thực vật:

Hiện nay, ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, xuất hiện hình thức du lịch đến các khu bảo tồn thiên nhiên nơi có các loại động-thực vật rất phong phú. Tuy nhiên, không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng của du lịch, tham quan; để phục vụ cho các


mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan, du lịch (thảm thực vật, các loài đặc trưng cho từng khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm…); chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn, thể thao; đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học (Nguyễn Minh Tuệ, 2009).

Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị rất lớn đối với loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm. Đối với khách du lịch, những loại động thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Khách du lịch từ các nước vùng Ôn đới rất thích đến các khu vừng rậm nhiệt đới để chiêm ngưỡng những loại cây leo, cây to và cao; ngắm nhìn các loại động vật như voi, hổ, hưu cao cổ, tê giác. Đáng chú ý, Việt Nam có chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo với những bãi cát trắng, vịnh biển tươi đẹp cùng hệ động thực vật biển đa dạng, phong phú (các rặng san hô biển, hải sản tươi ngon như cá, tôm, mực,…) và cũng là cơ sở để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, ẩm thực (Nguyễn Minh Tuệ, 2009).

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017), nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo; vì vậy tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Có thể chia ra các loại tài nguyên nhân văn như sau:

Các di sản văn hóa: Được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch.

Hiện nay, Liên hiệp quốc đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên; Việt Nam cũng đã tham gia Công ước này. Hàng năm, Hội đồng di sản thế giới (WHC) họp một lần vào tháng 12 để xét duyệt và công nhận di sản. Việt Nam hiện có nhiều di sản thế giới được công nhận, như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ; Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình),…


Tại Việt Nam, ngoài các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được WHC công nhận; theo Luật di sản văn hóa (2009), Việt Nam đã công nhận 165 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - tính đến tháng 6/2016 (riêng Phú Yên được công nhận 03 di sản phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật Bài Chòi, Lễ hội Cầu ngư, Nghệ thuật trình diễn Trống đôi - Cồng ba - Chiêng năm).

Theo Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017), di tích lịch sử - văn hóa: là “những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” và được phân chia thành các loại hình: Di tích văn hóa khảo cổ; Di tích lịch sử; Di tích văn hóa, nghệ thuật; Các loại danh lam thắng cảnh.

Cũng có thể phân theo những di tích lịch sử đặc biệt gắn với nền văn hóa chung của loài người. Không phải ngẫu nhiên mà các nước như Ai Cập (Kim Tự Tháp), Hy Lạp (Delph - địa điểm khảo cổ nổi tiếng của Acropolis), Ấn Độ (Đền Tạ Mahal), Trung Quốc (Vạn Lý Trường Thành)… với những công trình lịch sử nổi tiếng từ thờ cổ đại lại thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế; những di tích có giá trị lịch sử đặc biệt, loại này không nhiều lắm và thường chỉ được các chuyên gia cùng lĩnh vực quan tâm.

Bên cạnh đó, các bảo tàng là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Điều 47, Luật di sản văn hoá (2009): “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan” - chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Bảo tàng nước ta nói riêng và các bảo tàng trên thế giới nói chung như bảo tàng Hoàng Gia (Anh), Bảo tàng Louver (Pháp), Bảo tàng Cung điện quốc gia Kremlin (Nga), Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc)… luôn là điểm đến yêu thích của khách du lịch.

Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, dân tộc nào và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có


sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá. Lễ hội có hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.

Bảng 1.3: Tổng hợp một số hình thức lễ hội



TT

Hình thức lễ hội

Đặc điểm

Ví dụ


1.

Lễ mừng sự kiện của đời sống

Gắn với việc sinh nở, khai tâm, cưới xin… và thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Lễ Thành Nhân ở Nhật Bản; Lễ hội người chết (Dia de los Muertos) tại thành phố Oaxaca, phía đông nam Mexico; lễ hội mừng lúa mới của đồng

bào Tây Nguyên

2.

Lễ hội “phục hồi”

Làm sống lại những giá trị, ký ức về một quá khứ hay một nền văn hóa đã từng mất đi như

Lễ hội Viking tại Ba Lan nhằm tưởng nhớ đến những chiến binh Viking tinh nhuệ; Nghệ thuật trình diễn nhã nhạc cung đình

Huế…

3.

Lễ hội mô phỏng cuộc tế lễ

Mang một khía cạnh sân khấu và có một vẻ đẹp trang nghiêm

Lễ hội thần Mặt Trời huyền bí của Peru; Lễ hội đua voi Tây Nguyên; Tín ngưỡng thờ cúng vua

Hùng…

4.

Lễ hội mang tính sắp đặt và giáo dục

Tổ chức một cách trang nghiêm, long trọng để nhắc nhở bằng biểu tượng thích hợp một công ước hay khế ước, giữa một dân tộc hoặc một sự kiện khai sinh ra

Nhà nước hiện tại

Kỷ niệm các ngày chiến thắng của dân tộc; Quốc khánh các nước…

Nguồn: Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017), tổng hợp của tác giả.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Theo Nguyễn Minh Tuệ (1999), mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v… Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên, về việc thưởng ngoạn


thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, nhảy múa cồng chiêng cùng bà con các dân tộc,… Ngoài ra, nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thủy của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo (kể cả kiến trúc Chăm-pa) có giá trị hấp dẫn du khách.

Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác:

Theo Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017), các đối tượng văn hóa cũng thu hút du khách với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các trung tâm của các Viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn Ba-lê, các cuộc thi hoa hậu,...

Ngoài ra, các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn du khách. Rất nhiều thành phố trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm thành tự kinh tế, khoa học kỹ thuật và hội chợ như Leipzig (Đức), Hội chợ Moscow (Nga), Triển lãm mô tô, xe máy tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh... thu hút nhiều đối tượng tham gia, trong đó có khách du lịch.

Phong tục tập quán:

Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017) cho rằng phong tục là nếp sinh hoạt của cộng đồng được hình thành từ trong quá trình lịch sử và ổn định thành thói quen, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không chỉ phụ thuộc vào văn hóa dân tộc mà còn phụ thuộc vào từng cộng đồng; được thể hiện qua cách tổ chức ma chay, cưới hỏi, ẩm thực, truyền thống tôn trọng người cao tuổi, “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”...

Văn hóa ứng xử:

Đó là thái độ, hành vi giao tiếp giữa con người với nhau, với cộng đồng xã hội và với môi trường thiên nhiên. Các ứng xử - hệ thống quan hệ tương tác giữa chủ thể và môi trường được hình thành và quy định bởi chính môi trường khu vực (môi trường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022