Bảng Số Liệu Nền Kinh Tế Myanmar Giai Đoạn 2012 – 2015

45


trưởng chậm lại vì chính trị bất ổn trong năm bầu cử, bị lũ lụt, và các yếu tố khác như việc Trung Quốc phát triển chậm lại và giá cả hàng hóa giảm xuống.

Với tài nguyên phong phú, lực lượng lao động trẻ, Myanmar đã thu hút FDI trong các lĩnh vực như năng lượng, dệt may, công nghệ thông tin, thực phẩm và đồ uống. FDI tăng từ 1,9 tỉ USD năm 2011 lên 2,7 tỷ USD vào năm 2012, sang năm 2013 đạt 4,1 tỷ USD, và năm 2014 đạt 8,1 tỷ USD (World Bank). Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt, mức sống của đại đa số người dân tại vùng nông thôn không được cải thiện nhiều. Myanmar vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á – tỉ lệ nghèo đói ước tính khoảng 26% dân số, trong đó số người nghèo gấp đôi ở các vùng nông thôn, nơi mà 70% người dân Myanmar đang sinh sống (Website: UNDP in Myanmar). Những chính sách và cách quản lý kinh tế của chính phủ trước đã làm Myanmar có hệ thống hạ tầng cơ sở kém, tham nhũng, nguồn nhân lực kém phát triển, không tiếp cận được với nguồn vốn. Để phát triển bền vững, Myanmar cần hiện đại hóa và mở cửa lĩnh vực tài chính, tăng phân bổ ngân sách cho các dịch vụ xã hội, và đẩy mạnh cải cách nông nghiệp và đất. Chính phủ mới được bầu sẽ tập trung vào đẩy mạnh cải cách năng suất và đất nông nghiệp, hiện đại hóa và mở cửa khu vực tài chính, cũng như cải thiện quản lý tài chính.

Về triển vọng phát triển kinh tế Myanmar, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) mới đây nhận định Chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi sẽ tập trung các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. ADB cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Myanmar năm tài khóa 2016 có thể đạt mức 8,4%, lạm phát dự kiến giảm xuống 8,5% so với mức 9,5% của năm tài khóa 2015 (Nguồn: trang web của Bộ kế hoạch và đầu tư, bài “Một số nét nổi bật về tình hình kinh tế Myanmar”, đăng ngày 24/06/2016)

Theo Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế nhỏ nhất của châu Á sẽ tăng trưởng nhanh chóng và vượt bậc như Trung Quốc, trong đó có Myanmar. Sau hàng thập kỉ dưới sự cai trị của quân đội, Myanmar đang tự do hóa nền kinh tế và thực hiện cải cách thị trường sau sự chuyển mình sang chế độ dân chủ. Từ đó, Myanmar đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới như một quốc gia phát triển cuối cùng ở Đông

46


Nam Á và nền kinh tế lại càng có cơ sở để phát triển khi Mỹ và các nước châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm vận với Myanmar. Bảng dưới đây cho thấy các số liệu về kinh tế đều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.1: Bảng số liệu nền kinh tế Myanmar giai đoạn 2012 – 2015


Số liệu

2012

2013

2014

2015

Dân số (triệu người)

50,5

51

51,4

51,8

GDP trên đầu người (USD)

1.182

1.180

1.279

1.213

GDP (Tỷ USD)

59,7

60,1

65,8

62,9

Tăng trưởng kinh tế (%)

7,3

8,4

8,7

7,0

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

5,4

5,2

5,1

5,0

Xuất khẩu (tỷ USD)

8,9

11,2

11,3

11,4

Nợ nước ngoài (% của GDP)

13,1

12,1

9,5

10,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 8

Nguồn: Focus Economics (http://www.focus-economics.com/countries/myanmar)

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy GDP trên đầu người, GDP và xuất khẩu đều tăng. Tăng trưởng kinh tế cũng tăng trưởng qua các năm và nợ nước ngoài lại giảm. Năm 2015 do ngành nông nghiệp phải hứng chịu hạn hán, ngành năng lượng bị ảnh hưởng bởi giá dầu mỏ và khí đốt nên các số liệu có giảm xuống nhưng không đang kể. Nhìn chung, nền kinh tế của Myanmar vẫn đang trên đà phát triển.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra những dự báo về phần trăm tăng trưởng GDP qua các năm cho các nước Đông Nam Á năm 2017 – 2018 như bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017, 2018 của các nước Đông Nam Á

Đơn vị: %


Nước

2017

2018

Brunei

1,0

2,5

Campuchia

7,1

7,1

Indonesia

5,1

5,3

Lào

6,9

7,0

Malaysia

4,4

4,6

Myanmar

7,7

8,0

Philipines

6,4

6,6

Singapore

2,2

2,3

Thái Lan

3,5

3,6

Việt Nam

4,8

5,0

Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á

47


Theo ADB, nền kinh tế của Myanmar trong năm 2017 và 2018 sẽ tăng trưởng cao nhất trong các nước Đông Nam Á, vượt lên trên cả Philippin và Singapo. Với những con số dự báo tốt như vậy, đây sẽ là một cơ sở vững chắc để ngành du lịch quốc tế ở Myanmar phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo các yếu tố khác phát triển như: dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mức sống người dân được nâng cao,... Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, như có thể thấy ở bảng 2.1, mặc dù dân số Myanmar tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại giảm từ năm 2012 đến năm 2015. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động ở Myanmar đã dồi dào và phong phú hơn, trình độ của nguồn nhân lực cũng được cải thiện dần dần qua thời gian. Đối với một ngành dịch vụ như du lịch, yếu tố con người luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Do đó nguồn nhân lực dồi dào và trình độ đang được nâng cao tại Myanmar sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển.

Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội ở Myanmar những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi tích cực, là nền tảng vững chắc để du lịch quốc tế phát triển tại đất nước này.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng:

Theo báo cáo của KPMG (Infrastructure in Myanmar by KPMG), trong những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng ở Myanmar đã được phát triển và cải thiện rất nhiều. Đường bộ từ năm 2006 đến năm 2011 đã được kéo dài từ 100 nghìn km đến hơn 150 nghìn km. Do địa hình khá đặc biệt và có đường bờ biển dài nên Myanmar khá phát triển về các cảng biển, có một số cảng là trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa đến những nước khác. Năm 2012, Myanmar có 9 cảng biển dọc phía Tây và Đông Nam, các cảng biển nhỏ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài và cũng dần được cải thiện.

Mặc dù vậy, đường sắt ở Myanmar vẫn còn khá yếu kém do Nhà nước đang quản lý mọi mặt, không có một đơn vị nào cạnh tranh và cũng không thu hút đầu tư tư nhân. Hành khách phải chờ đợi các chuyến tàu trong thời gian dài, hơn thế tàu

48


còn di chuyển khá chậm, cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu của hành khách.

Tuy nhiên, hệ thống sân bay ở Myanmar đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây. Số lượng sân bay tăng vọt, trong đó có 3 sân bay quốc tế nơi đón hầu hết các khách quốc tế đến Myanmar. Lĩnh vực hàng không cũng nhận được nhiều sự đầu tư không chỉ trong nước mà còn có nước ngoài, nhiều hãng hàng không nước ngoài đã khai thác các chặng bay quốc tế đến Myanmar và các chặng nội địa.

Myanmar được biết đến là một đất nước giàu tài nguyên, tuy vậy nhưng chính phủ lại chưa tận dụng triệt để biến nguồn tài nguyên thành năng lượng điện, có những vùng xa trung tâm ở Myanmar còn chưa được tiếp xúc với năng lượng điện. Về mặt tích cực, điện đã được phổ cập ở các thành phố lớn và vùng lân cận, tình trạng thiếu và mất điện được giảm thiểu nhiều so với trước năm 2010, lượng tiêu thụ điện của người dân cũng tăng lên. Bên cạnh đó, viễn thông dần xuất hiện và phát triển mạnh ở Myanmar. Ngoài một công ty nhà nước, mảng viễn thông đã thu hút được hai nhà đầu tư nước ngoài, từ dó mạng Internet tại các thành phố lớn ổn định hơn, tỉ lệ mất mạng được giảm thiểu tối đa. Năm 2017, mạng 4G đã được phủ sóng tại Yangon.

Như vậy, tuy còn nhiều điểm yếu kém nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng của Myanmar đã và đang được cải thiện cũng như phát triển hơn, đây cũng là một điều kiện quan trọng giúp du lịch quốc tế phát triển.

2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

CSVCKT ở Myanmar giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng khách sạn, nhà hàng đều tăng lên, các phương tiện vận chuyển ngoài việc tăng về số lượng thì đã được đa dạng hóa, không chỉ có các phương tiện truyền thống mà còn phát triển các phương tiện đặc biệt như du thuyền và khinh khí cầu. Các thông tin chi tiết sẽ được đề cập đến trong phần 2.2 dưới đây.

2.2. Thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:

Trong những năm gần đây, du lịch Myanmar dường như đang nổi lên như một trào lưu đối với các khách du lịch quốc tế, trong đó có khách du lịch Việt Nam. Như

49


đã nói ở các phần trên, từ sau khi nền chính trị của Myanmar thay đổi, đất nước này như được chắp thêm cánh, phát triển nhanh chóng về mọi mặt, trong đó có ngành du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng. Như đã phân tích ở phần trước, Myanmar có rất nhiều cơ sở để phát triển du lịch quốc tế như nguồn tài nguyên du lịch phong phú, sự phát triển về kinh tế - xã hội và đặc biệt là sự ủng hộ từ phía Nhà Nước với những chính sách ưu tiên đối với du lịch, sự tăng lên đáng kể trong mạng lưới các tổ chức về du lịch.

Hiện nay, Myanmar đang trải qua sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu du lịch; trở thành điểm đến du lịch mới nổi và đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á. Trong năm 2012, 593.381du khách đã đến bằng đường hàng không, hầu hết khách đến từ châu Á chiếm 64,1% (Thái Lan 16% và Trung Quốc 12%), tiếp theo là Tây Âu (21,9%), Bắc Mỹ (7,4%) và Châu Đại Dương (3,4%). Trong số 465,614 du khách đến Myanmar bằng đường bộ nay đã rộng hơn thông qua các cửa ngõ, phần lớn là công dân Thái Lan ở lại chưa đầy một ngày (Ministry of Hotels and Tourism 2013, Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, tr. 8). MOHT ước tính tổng thời gian lưu trú trung bình năm 2012 là 7 ngày. Du lịch quốc tế chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm của Myanmar với các chuyến tham quan ít nhất ở phía bắc và nam (hoặc một số khu vực hạn chế cho phép chỉ có khách được cho phép trước). Chỉ có 6 điểm đến cho du khách quốc tế nhưng cũng có một số điểm đến chính cho thị trường nội địa hoặc các điểm đến mới nổi tiềm năng (thứ cấp) cần được phát triển một cách thận trọng trong tương lai. Hơn nữa, có nhu cầu thị trường cho các sản phẩm chuyên biệt ở Myanmar như du lịch sinh thái, du lịch di sản văn hóa và lễ hội, du lịch trên biển, đi khinh khí cầu, du lịch tình nguyện, và các chuyến thiền định.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, khách quốc tế đến tăng hơn 30% so với năm 2011. Cũng trong năm 2012, Myanmar đã đón số lượng khách đến thấp nhất trong ASEAN (1,2%), nhưng đây là mức tăng cao nhất trong khu vực 29,7% trong năm 2011-2012. Chủ yếu là do kết quả của nhiều chính sách và hành động tạo thuận lợi cho du lịch; chẳng hạn như Chính sách của Chính phủ Myanmar nhằm tự do hóa các dịch vụ hàng không và thực hiện Chính sách Không gian Mở ASEAN (trong đó số lượng khách đến bằng đường hàng không thông qua 3 sân bay quốc tế tăng 66%


từ năm 2003-2012), các dịch vụ tốt hơn và tiện lợi hơn cho quá trình cấp thị thực bao gồm việc giới thiệu cấp thị thực điện tử vào năm 2014 và thực hiện đầy đủ Hiệp định Khung ASEAN về Miễn thị thực. Chính phủ Myanmar cũng thông qua và hỗ trợ tích cực hợp tác khu vực và mạng lưới quốc tế trong du lịch.

Các phần dưới đây sẽ phân tích theo các chỉ tiêu về lượng cũng như về chất đã nêu trong chương một để thấy rõ hơn về sự phát triển của du lịch quốc tế tại Myanmar.

2.2.1. Các chỉ tiêu về lượng:

2.2.1.1. Lượng khách quốc tế:

Lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar trong những năm qua đều liên tục tăng, chúng ta có thể thấy rõ qua số liệu qua các năm dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Myanmar giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Lượt


5,000,000

4,500,000

4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

-

2011

2012

2013

2014

2015

Số lượng khách du lịch đến Myanmar giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: World Bank

Trong năm 2011, số lượng khách quốc tế đến Myanmar mới chỉ là 816.369 lượt. Nhìn vào biểu đồ, năm 2012 lượng khách quốc tế vẫn chưa tăng quá nhiều do thời gian này, các chính sách mới được ban hành mới bắt đầu đi vào hiệu lực. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm từ 2013 đến 2015, lượng khách du lịch đã tăng lên nhanh chóng, cụ thể là năm 2013 tăng gấp hơn 2 lần, năm 2014 tăng gấp hơn 3 lần và 2015 tăng gấp 5 lần so với năm 2011.


Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar qua các sân bay và biên giới giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Lượt



2011

2012

2013

2014

2015

Yangon

364743

559610

817699

1022081

1180682

Mandalay

20912

32521

69596

90011

107066

Naypyitaw

5521

1250

11842

19261

13835

Mawlamyine



1024

271


Qua biên giới

425193

465614

1144145

1949788

3379437

Tổng số

816369

1058995

2044307

3081412

4681020

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du Lịch và Khách Sạn Myanmar

Từ bảng thống kê trên, ta có thấy những điểm đến phổ biến của khách du lịch quốc tế. Trong đó phổ biến nhất là Yangon với số lượng khách dẫn đầu trong số các điểm đến, tiếp theo đó là Mandalay và Nay Pyi Taw. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ba điểm đến trên đều có sân bay quốc tế, khách du lịch quốc tế muốn đi thăm các vùng khác của Myanmar thì đều phải trung chuyển qua một trong số ba sân bay này. Hơn nữa, Yangon và Nay Pyi Taw lại là hai trung tâm kinh tế lớn của Myanmar, do đó du khách nước ngoài đến công tác tại hai thành phố trên cũng nhiều hơn các vùng khác trong nước.

Ngoài di chuyển bằng đường hàng không, có rất nhiều khách du lịch quốc tế tới Myanmar đã chọn hình thức du lịch qua các cửa khẩu ở biên giới để tiết kiệm chi phí.

Bảng 2.4: Lượng khách du lịch quốc tế đến Myamar qua các cửa khẩu giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Lượt



2011

2012

2013

2014

2015

Vùng Đông Bắc

58935

57999

97220

304790

674901

Vùng Tây Bắc



31242

29811

25064

Vùng phía Đông

236312

230298

752839

1267710

2220410

Vùng Đông Nam

129946

177317

262845

305142

389323

Vùng phía Bắc



13681

42335

69739

Tổng số

425193

465614

1144146

1949788

3379437

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du Lịch và Khách Sạn Myanmar


Có thể thấy số lượng khách qua đường biên giới phía Đông là nhiều nhất. Phía Đông Myanmar giáp với Lào và Thái Lan mà thực tế, khách du lịch Thái Lan thường xuyên sang tham quan Myanmar và đi về trong ngày. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy khách du lịch từ châu Á và Tây Âu đến Myanmar chiếm tỷ lệ lớn nhất, điển hình là 3 nước Thái Lan, Trung Quốc và Pháp (Phụ lục 1). Thái Lan và Trung Quốc đều có chung đường biên giới với Myanmar nên việc di chuyển khá dễ dàng, do đó lượng khách đến thăm Myanmar cũng nhiều hơn các quốc gia khác.

Tóm lại, lượng khách du lịch quốc tế tới Myanmar trong giai đoạn 2011 – 2015 đã tăng liên tục. Từ đó có thể thấy rằng, các chính sách của nhà nước như chính sách dỡ bỏ các rào cản về du lịch, chính sách đưa thị thực điện tử vào hoạt động đã có tác động không nhỏ đến việc phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar.

2.2.1.2. Doanh thu từ du lịch quốc tế:

Nhờ có lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar tăng lên trong những năm vừa qua, doanh thu từ du lịch cũng đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Chúng ta có thể nhìn thấy sự gia tăng liên tục này qua những số liệu dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch quốc tế của Myanmar giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Triệu USD


1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh thu từ du lịch quốc tế của Myanmar giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: World Bank

Qua biểu đồ trên, năm 2010 doanh thu từ du lịch quốc tế mới chỉ có 91 triệu USD nhưng chỉ trong vòng 4 năm, năm 2013, con số này đã tăng lên hơn 10 lần, đạt 964 triệu USD. Tới năm 2014, doanh thu tăng vọt lên 1613 triệu USD. Có thể nói,

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí