Thống Kê Một Số Lễ Hội Truyền Thống Huyện Thanh Thủy


tương đương 15%. Ngoài ra các di tích lịch sử như tượng Đài chiến thắng Tu Vũ, khu di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà thờ cổ Hoàng Xá… cũng thu hút đáng kể khách du lịch đến với Thanh Thủy.

Các lễ hội truyền thống của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng đã thu hút khách du lịch trong những năm gần đây như lễ hội cướp “Cây Bông” đình La Phù, Lễ hội bơi chải đền Tam Công xã Đào Xá, đền Quốc Tế xã Thạch Đồng; lễ hội rước kiệu; nghi lễ tế “Bò thui” gò “Đống bò” tại lễ Giỗ Mẫu đền Lăng Sương; lễ hội rước voi Đào Xá. Các hoạt động trong lễ hội như diễn tấu cồng chiêng xã Yến Mao, Phượng Mao. Nhiều trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian được được tổ chức sôi nổi trong các lễ hội truyền thống như: kéo lửa nấu cơm thi; ném còn; đập niêu,... Hát Xoan Phú Thọ là thế mạnh của huyện trong những năm gần đây, hát Ghẹo truyền thống xã Đào Xá, hát Chèo xã Đoan Hạ, diễn xướng cồng chiêng, hát Ví, hát giang dân tộc Mường xã Yến Mao, Phượng Mao, hát Xoan cửa đình, cồng chiêng, hát ghẹo, hát chèo truyền thống, nhạc đường Bá Phổ với 425 nhạc cụ dân tộc đặc sắc.

Bảng 3.6: Thống kê một số lễ hội truyền thống huyện Thanh Thủy



TT


Tên lễ hội


Địa chỉ

Thời gian tổ chức lễ hội (Âm lịch)

Nội dung tổ chức lễ hội


Nhân vật thờ


Phần lễ


Phần hội


Cổ tục


1


Lễ hội Đền Lăng Sương

Xã Trung Nghĩa- Huyện Thanh Thủy


15/ Giêng

Tản Viên Sơn, Thánh Mẫu

tế lễ rước nước,

rước kiệu

Kéo co, Đập niêu, ném còn, nấu cơm thi


Cồng chiêng,


3

Lễ hội Đình Phượng Mao

Xã Phượng Mao- Huyện Thanh Thủy


12/Giêng

Tản Viên Sơn, Ngọc Hoa


Rước, tế lễ

Ném còn, bắn nỏ, kéo co, đu tiên

Cồng hiêng, ném còn, bắn nỏ


4


Lễ hội Đền Thượng Lộc

Thị trấn Thanh Thủy- Huyện Thanh Thủy


8/Giêng


Tiên Dung công chúa


Tế lễ, rước kiệu


Kéo co, cướp cây bông


Cướp cây bông, bơi chài


5


Lễ hội đình Hữu Khánh

Xã Tân Phương- Huyện Thanh Thủy


7/Giêng


Tản Viên Sơn


Tế lễ, rước kiệu


Chọi gà, đánh vật, kéo co

Mổ gà trắng, lợn đen tuyền, hát bội, hát nhà tơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 10

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thanh Thủy năm 2016)


- Du lịch tham quan làng nghề: Cũng đã được hình thành tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Huyện Thanh Thủy có 09 làng nghề và làng có nghề, trong đó UBND tỉnh công nhận 06 làng nghề và UBND huyện công nhận 03 làng có nghề. Doanh thu của các làng nghề, làng có nghề đạt trên 75,46 tỷ đồng/năm. Số lao động tham gia làm nghề cả chuyên và thời vụ đạt trên 3.105 lao động. Sản phẩm của các làng nghề từng bước được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã, giá thành sản phẩm. Các làng nghề tiêu biểu như: Làng nghề đan lát Ba Đông - Hoàng Xá; Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm mộc nhĩ Đoan Thượng-Đồng Luận; Làng nghề sản xuất tương bợ xã Thạch Đồng; Làng nghề sản xuất và dịch vụ thủy sản Thủy Trạm- Sơn Thủy; Làng nghề trồng hoa và cây cảnh Phương Viên-Tân Phương; Làng có nghề sản xuất đậu phụ, bánh gai xã Tu Vũ... Các làng nghề đã bước đầu thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tuy nhiên số lượng khách thường xuyên chưa nhiều.

3.2.2.4. Tổ chức không gian du lịch

Trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã định hình được 3 vùng không gian du lịch với các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, trừ các điểm chính như Đền Lăng Sương, tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đồi Bạch Thạch, các điểm đến còn lại lượng khách đến không thường xuyên mà chỉ mới tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội.

Vùng I: Phía Bắc của huyện gồm các xã: Đào Xá, Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương. Vùng này là du lịch văn hoá tâm linh lễ hội truyền thống.

Điểm đến thăm quan: Di tích lịch sử quốc gia đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc, khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Bạch Thạch. Bơi chải đền Tam Công xã Đào Xá, thăm đền Ngọc Sơn, đền Quốc Tế xã Thạch Đồng, các sản phẩm của làng nghề truyền thống tương làng Bợ, chè xanh Mai Miếu, bánh hòn, bánh nẳng xã Thạch Đồng, Đào Xá.


Vùng II: Điểm du lịch trung tâm của huyện là vùng du lịch sinh thái gồm thị trấn Thanh Thủy và các xã: Bảo Yên, Sơn Thủy, Hoàng Xá, Đồng Luận, Đoan Hạ.

Điểm đến thăm quan: Lễ hội cướp “Cây Bông” tại di tích đình La Phù, các khu Resort Đảo Ngọc Xanh, Thanh Lâm, khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy,... làng nghề truyền thống đan lát Ba Đông Hoàng Xá. Thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc: Dê núi đá, cá sông Đà, gà ri đồi sỏi... tập trung mạnh ở thị trấn.

Vùng III: Phía Nam của huyện gồm các xã: Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Phượng Mao, Yến Mao, Tu Vũ,... là vùng du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn,

Điểm đến thăm quan: Di tích lịch sử Đền Lăng Sương, di tích lịch sử cách mạng Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, điểm du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường. (diễn tấu cồng chiêng, hát ví, hát giang, các món ẩm thực đặc sắc của đồng bào vùng dân tộc Mường). Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua.

Trên cơ sở tổ chức hệ thống khu, điểm du lịch, hệ thống các tuyến đã hình thành và đạt hiệu quả nhất định. Hệ thống tuyến, điểm du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức hợp lý các chương trình du lịch đặc biệt là các tour du lịch chuyên đề góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của huyện. Một số chương trình du lịch hấp dẫn đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch như tour du lịch sinh thái, tour du lịch văn hoá, lễ hội, về nguồn...

Tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số tuyến, điểm du lịch mặc dù được quy hoạch xác định có tiềm năng lớn trên địa bàn như du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường xã Yến Mao, du lịch làng nghề truyền thống Đan lát Ba Đông- Hoàng xá vẫn


chưa được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch hoặc khai thác nhưng còn manh mún. Đây là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.

3.2.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

- Trong những năm qua các cấp, các ngành chức năng huyện Thanh Thủy đã không những nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Tổ chức các lớp tập huấn đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch như Luật Du lịch, các Nghị định triển khai Luật.

- Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch cho các tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

- Phối hợp với các ban, Ngành, chính quyền các địa phương điều tra, đánh giá tài nguyên để quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

- Trên cơ sở xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện Thanh Thủy, huyện đã thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch, các ban, ngành đã xây dựng kế hoạch chi tiết theo chức năng nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch.

- Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai tích cực, áp dụng tiêu chuẩn ISO trong việc thẩm định, xếp cấp loại, hạng cơ sở lưu trú, nhà hàng đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch và hướng dẫn viên du lịch. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thống kê du lịch để từng bước phù hợp với yêu cầu phát triển chung của cả nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và tiến hành xử lý, nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo đúng quy định pháp luật.


3.2.2.6. Xúc tiến, quảng bá

Công tác tuyên truyền, quảng bá đối với các loại hình du lịch có thế mạnh của huyện đặc biệt là quảng bá về tác dụng của nước khoáng nóng cũng như các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng gắn với nước khoáng nóng của huyện Thanh Thủy được UBND huyện tổ chức thực hiện hiệu quả. UBND huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Phú Thọ, Hội văn học Nghệ thuật, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam VTC4, VTV3, VTC10... để sản xuất tin, bài, phóng sự tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, các loại hình du lịch, các điểm đến hấp dẫn của huyện với du khách thập phương; giới thiệu những làng nghề truyền thống, lễ hội đặc trưng hay những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch và có thái độ thân thiện với du khách… Nổi bật trong số đó là tuyên truyền về hát Xoan Phú Thọ, hát chèo cổ ở Đoan Hạ… quảng bá các món ăn đặc sản của dân tộc như: Măng chua, rau sắn chua, đỗ trắng, dê núi, cá sông…

Tăng cường đầu tư xây dựng các biển chỉ dẫn tuyên truyền điểm đến, xây dựng pano tuyên truyền điểm đến các di tích lịch sử đã xếp hạng; Biên tập cấp giấy phép in 2.000 tờ gấp tuyên truyền giới thiệu di tích lịch sử quốc gia Đền Lăng Sương và các điểm đến du lịch huyện Thanh Thủy; Xây dựng trang thông tin điện tử đi vào hoạt động đưa các tin bài, hình ảnh về lễ hội, ẩm thực và các khu du lịch góp phần quảng bá du lịch huyện.

3.2.2.7. Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Số lượng lao động trong ngành thương mại - du lịch - dịch vụ (cả trực tiếp và gián tiếp) đến nay (tháng 2/2017) ước đạt gần 12.000 người, chiếm 22% tổng số lao động, trong đó số lao động qua đào tạo trên 2000 người. Hiện có khoảng 600 lao động đang làm việc thường xuyên tại các đơn vị kinh doanh lưu trú, dịch vụ ăn uống. Trong số này, nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ khoảng trên 50%.

Trong những năm qua, UBND huyện Thanh Thủy luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động


của các cơ sở lưu trú du lịch. Tạo điều kiện cho các cơ sở lưu trú được tham gia các lớp tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà nghỉ. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn từ huyện đên cơ sở như tập huấn về nghiệp vụ lễ tân và nghiệp vụ buồng cơ sở lưu trú; Phối hợp với Trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh mở lớp tập huấn về kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội, kiến thức trong xử phạt hành chính đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện vi phạm.

Theo thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Thanh Thủy từ năm 2012 đến năm 2016: huyện mở được 46 lớp về nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn… gần 1.700 lượt lao động.

Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở lưu trú du lịch đội ngũ tiếp viên chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ du lịch. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ khách du lịch. Dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu, đa số vẫn tập trung vào dịch vụ phòng nghỉ và ăn uống, các dịch vụ bổ trợ khác chưa được quan tâm phát triển, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

3.2.3.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của Thanh Thủy khá phong phú, hấp dẫn và được phân bố đều trên toàn huyện. Đáng chú ý trong số đó phải kể đến Di tích lịch sử Đền Lăng Sương (xã Trung nghĩa), Tượng đài chiến thắng Tu Vũ (xã Tu Vũ) lễ hội Rước roi Đình Đào Xá (xã Đào Xá), Không gian văn hóa Mường (xã Yến Mao). Bên cạnh đó là một số Khu du lịch sinh thái như Khu du lịch Đảo ngọc Xanh, khu du lịch sinh thái Vườn Vua, Khu nghỉ dưỡng Thanh Lâm Resot… Đặc biệt là mỏ nước khoáng nóng đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dưỡng.


Điểm nổi bật về tài nguyên du lịch nhân văn ở huyện Thanh Thủy đó là: Hát Xoan Phú Thọ, Hát ví, hát rang, diễn tấu Cồng chiêng, các trò chơi dân gian như ném còm, cướp cây bông…

Cùng với hoạt động du lịch là sự phát triển của các nhà hàng cung cấp những món ăn ẩm thực phong phú, đa dạng và riêng có của Thanh Thuỷ được nhiều du khách ưa thích như: Dê núi đá, cá sông Đà, gà Tổng Thượng, xôi nếp nương...

Có thể nói Thanh Thuỷ là huyện có điều kiện và tiềm năng để phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng như: du lịch văn hoá truyền thống, văn hoá tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái… và từ đó là tiền đề để phát triển các dịch vụ du lịch và thương mại của huyện.

3.2.3.2. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn từ 2012 đến năm 2016

Du lịch huyện Thanh Thủy luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Sở, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ thông qua các chương trình các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt là Nghị quyết 01/NQ-TU, ngày 02/06/2011 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2016, định hướng đến năm 2020, Chương trình 987/CTr- UBND, ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2016, và định hướng đến năm 2020; trong đó trọng tâm phát triển 2 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là Thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy.

Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 19/10/2012 của Tỉnh ủy Phú Thọ; Đề án số 3020/ĐA-UBND; Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 05/3/2013, của UBND tỉnh; Nghị quyết 10/NQ-HU ngày 14/12/2011 của Huyện ủy Thanh Thủy là văn bản định hướng cho mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện để Thanh Thủy phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nước khoáng nóng, du lịch văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh… nhằm chuyển


đổi cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh trên các sản phẩm du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện.

Nghị quyết 01/NQ-TU, ngày 02/06/2011 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016, định hướng đến năm 2020, Chương trình 987/CTr- UBND, ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2016, và định hướng đến năm 2020; trong đó trọng tâm phát triển 2 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh là Thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy.

Quyết định số 1648/QĐ-UBND, ngày 09/6/2010 của UBND Tỉnh về việc ban hành “Quy chế quản lý Quy hoạch chung Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ”. Quyết định số 187/QĐ-UBND, ngày 20/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Thanh Thuỷ đến năm 2020.

Nghị quyết 03-NQ/HU, ngày 14/12/2016 của BTV Huyện uỷ về phát triển du lịch huyện Thanh Thuỷ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020. Đây là cơ sở quan trọng, là kim chỉ nam cho định hướng phát triển du lịch của huyện Thanh Thủy.

3.2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

+ Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ có hệ thống giao thông khá tốt, đặc biệt là giao thông đường bộ. Hiện tại trên địa bàn huyện có 52 km đường tỉnh lộ rải nhựa chạy qua (đường 316, 316b và 317, 317b, 317c); Có 70 km đường huyện lộ, trong đó có 45 km đã được rải nhựa; có 95 km đường liên thôn và nội thôn, một phần quan trọng cũng đã được bê tông hoá hoặc nhựa hoá; có 507 km đường thôn xóm nội đồng, trong đó có 89 km đạt tiêu chuẩn đá dăm và cấp phối. Ngoài sự đầu tư của Trung ương, của Tỉnh cho việc sữa chữa, nâng cấp các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. UBND huyện và các xã cũng đã huy động mọi nguồn lực có trên địa bàn để nâng cấp các đường liên xã, đặc biệt là vận động người dân thực hiện bê tông hoá các đường liên thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023