một thị trường lớn với dân số trên 8 triệu dân. Thực tế cho thấy Hà Nội là nơi cấp khách chính của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Chính vì vậy lượng khách quốc tế và nội địa đến vùng ĐBSH luôn đạt tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch của cả nước. Năm 2019, lượng khách du lịch của vùng đạt gần 80 triệu trong đó khách du lịch nội địa đạt trên 62 triệu và trên 16,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế (chi tiết xem tại phụ lục)
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Tổng hợp số liệu thứ cấp và Xử lý từ điều tra của tác giả
Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến vùng ĐBSH trong những năm qua duy trì ở mức khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng của tổng lượng khách du lịch trong những năm gần đây đạt trung bình ở mức 12%/năm. Mặc dù có mức tăng trưởng trung bình là khá cao (17%/năm) nhưng tốc độ tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế lại không ổn định và có xu hướng giảm sút. Trong khi đó, dòng khách du lịch nội địa giữ vai trò động lực chính trong sự phát triển của du lịch vùng với mức tăng bình quân cả giai đoạn khoảng 11%/năm và có xu hướng gia tăng tốc độ tăng trưởng.
Với đặc điểm phân bố tài nguyên, các điểm đến của vùng ĐBSH chủ yếu
nằm ở khu vực nông thôn nên có thể thấy lượng khách DLNT chiếm phần lớn trong tổng lượng khách đến vùng. Mặc dù chưa có và rất khó để có số liệu thống kê đầy đủ, chính xác về con số chính thức nhưng qua tỷ trọng điểm đến DLNT trên tổng số điểm đến của vùng và kết quả khảo sát có thể ước lượng có trên 70% khách du lịch đến vùng có đến các điểm DLNT. Với tính toán này, số lượng khách DLNT của vùng ĐBSH có quy mô rất lớn với khoảng trên 55 triệu lượt khách mỗi năm trong đó lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 42 triệu lượt khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Vận Dụng Cho Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng
- Mức Độ Tham Gia Dịch Vụ Của Khách Du Lịch Nông Thôn
- Dự Định Của Khách Du Lịch Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng
- Cơ Cấu Các Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn Theo Tổng Nguồn Thu Trên 01 Khách
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Nguồn khách DLNT ĐBSH là khá đa dạng và có phạm vi rộng do hầu hết khách du lịch đến các tỉnh phía Bắc đều phải qua vùng. Tuy nhiên nguồn khách chính của vùng vẫn tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, trong đó thủ đô Hà Nội chiếm hơn một nửa, đây là điều dễ hiểu khi Hà Nội là trung tâm cấp khách lớn nhất của miền Bắc và của cả nước. Qua kết quả khảo sát có thể thấy, sức hút của DLNT hiện tại với các thị trường xa là không lớn, thường chỉ là điểm đến kết hợp trong một số chương trình du lịch của các vùng miền khác.
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.2. Cơ cấu thị trường khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng
3.2.2.1. Độ tuổi, giới tính
Kết quả khảo sát cho thấy thị trường khách DLNT có cơ cấu độ tuổi khá cân bằng trong đó số lượng du lịch nam nhỉnh hơn khách nữ khoảng 10%
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giới tính khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Trong khi giới tính của khách DLNT khá cân bằng thì cơ cấu độ tuổi của dòng khách này lại có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Khách du lịch trẻ tuổi chiếm số đông với tuổi trung bình của du khách chỉ khoảng trên 27 tuổi.
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Trong thị trường khách DLNT, số lượng khách dưới 12 tuổi có tỷ lệ lớn nhất, đây chủ yếu là đối tượng học sinh tiểu học đi theo chương trình do nhà trường tổ chức. Tiếp theo đó là là các thị trường học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên. Như vậy có thể thấy, thị trường chính hiện nay của DLNT ĐBSH là thị trường học sinh - sinh viên và những người trẻ tuổi. Đây là thị trường có quy mô lớn nhưng lại hạn chế về thời gian lưu trú và mức chi tiêu.
3.2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp và trình độ học vấn
Kết quả khảo sát cho thấy, thị trường chính của DLNT ĐBSH hiện tại tập trung vào dòng khách học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Hai dòng khách này chiếm trên 3/4 tổng số khách DLNT
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.2.3. Cơ cấu phương tiện và thời gian di chuyển
Với đặc điểm nguồn khách tương đối gần nên phương tiện vận chuyển của khách DLNT chủ yếu là ô tô và xe máy chiếm trên 80%. Thời gian di chuyển từ nơi cư trú đến điểm du lịch của du khách cũng không quá lâu, trung bình chỉ khoảng trên 2 giờ di chuyển.
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu phương tiện và thời gian di chuyển của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.2.4. Cơ cấu quy mô đoàn và người đi cùng
Quy mô đoàn khách DLNT có sự phân hóa rõ nét, các đoàn khách học sinh - sinh viên (nhất là khách học sinh) thường có quy mô lớn trên 30 khách thậm chí có đoàn lên đến 3 đến 4 trăm khách, trong khi đó các đối tượng khách khác lại có quy mô đoàn nhỏ hơn nhiều chỉ khoảng dưới 10 người. Điều này cũng thể hiện rõ trong cơ cấu người đi cùng khi lượng khách đi cùng bạn bè, cơ quan chiếm trên 50% và tiếp theo là đối tượng khách DLNT đi cùng với gia đình.
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu quy mô và người đi cùng của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.2.5. Mục đích, hình thức tổ chức và tần suất du lịch nông thôn
Mục đích chuyến đi của khách DLNT khá đa dạng và thường có sự kết hợp nhiều mục đích trong một chuyến đi. Bình quân, mỗi khách du lịch có trung bình 3 mục đích, mong muốn trong mỗi chuyến đi của mình.
Trải nghiệm văn hóa thường là mục đích chính của chuyến đi với hơn 57% khách có nhu cầu. Bên cạnh đó nghỉ ngơi, giải trí (49%); kết hợp với thể thao, giáo dục (40%) và thăm quan thắng cảnh (37%) cũng là mục đích mà nhiều khách DLNT mong muốn được trải nghiệm. Bên cạnh đó, mặc dù chỉ ¼ khách xác nhận mục đích của chuyến đi là chụp ảnh nhưng rõ ràng việc ghi lại những kỷ niệm, trải nghiệm và cảnh quan khu vực nông thôn cũng là một trong những động lực thúc đẩy nhu cầu DLNT của khách.
Một điểm đáng chú ý là việc đưa DLNT vào các chương trình du lịch khác (nghỉ dưỡng, tâm linh…) của các công ty lữ hành cũng như của du khách chưa thực
sự phổ biến. Trên thực tế, chỉ có gần 20% khách du lịch đến các điểm DLNT là khách đang trên/trong một chuyến đi dài và coi DLNT là một trải nghiệm kết hợp trong chuyến đi của mình.
Biểu đồ 3.8. Mục đích chuyến đi của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả Khác với đa số loại hình du lịch khác, khách DLNT có hơn một nửa tổ chức chuyến đi của mình qua các công ty lữ hành. Điều này có được là do mức độ phổ biến của các chương trình du lịch của các công ty lữ hành tổ chức cho các trường học. Điều này cũng hoàn toàn tương thích với việc đa số khách DLNT ĐBSH hiện nay là khách học sinh - sinh viên. Bên cạnh đó dòng khách du lịch gia đình và nhóm bạn lại thường có xu hướng tự tổ chức chuyến đi của mình. Chính vì vậy, số lượng khách tự
tổ chức chuyến đi cũng chiếm chiếm đến 1/3 tổng số khách du lịch nông thôn.
Biểu đồ 3.9. Hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch nông thôn
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Một tín hiệu khả quan đối với DLNT ĐBSH là số lượng khách quay lại đối với sản phẩm du lịch này là khá cao. Kết quả khảo sát cho thầy có đến 2/3 du khách sử dụng sản phẩm DLNT từ 2 lần trở lên và trên 20% du khách thường xuyên sử dụng sản phẩm này. Điều này chứng tỏ DLNT có sức hấp dẫn đối với du khách.
Biểu đồ 3.10. Tần suất đi du lịch nông thôn của du khách
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.2.6. Nguồn thông tin
Du khách biết đến DLNT ĐBSH qua khá nhiều nguồn khác nhau. Trong đó mạng xã hội và bạn bè người thân là hai nguồn thông tin chính khi đều có trên 50% du khách tiếp cận thông tin dịch vụ và điểm đến từ nguồn này. Các nguồn thông tin chủ động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm đến, phương tiện truyền thông đại chúng và công ty lữ hành đều chiếm tỷ lệ thấp hơn trong cơ cấu nguồn thông tin của du khách. Điều này một mặt thể hiện tính hiệu quả của thông tin truyền miệng và
mạng xã hội nhưng mặt khác cũng cho thấy các nguồn thông tin chủ động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, điểm đến… chưa nhiều và cũng chưa hiệu quả.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
56.96%
16.54%
24.67%
31.76%
7.09%
Bạn bè, người thân
Phương tiện truyền thông đại chúng
Quảng cáo của điểm du lịch
Mạng xã hội 67.72%
Công ty du lịch Nguồn khác
Biểu đồ 3.11. Nguồn thông tin về du lịch nông thôn của du khách
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
3.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch nông thôn
3.2.3.1. Mức độ tham gia dịch vụ của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng
Với mục đích của mình, khách DLNT chủ yếu tham gia các dịch vụ trải nghiệm cuộc sống nông thôn, trải nghiệm công việc nông nghiệp và tham quan cảnh quan. Nguồn thu từ các dịch vụ này thường không cao, thậm chí là miễn phí và mang tính cố định. Các dịch vụ cơ bản và bổ sung có thu chỉ có dịch vụ ăn uống là có tỷ lệ khách tham gia đông nhất còn các dịch vụ khác mức độ tham gia của du khách là rất thấp. Điều này phần nào phản ảnh thực trạng về sự đơn điệu và thiếu hiệu quả của các dịch vụ trong cơ cấu sản phẩm DLNT cả về số lượng cũng như chất lượng.