2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nông nghiệp
2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Khôi phục tuyến Đà Lạt - Prenn, mở ra ngõ ra vào thành phố. Khôi phục và nâng cấp tuyến Đà Lạt - Phan Rang. Xây dựng tuyến Đà Lạt - Tà Nung - Lâm Hà - Đắc Lắc và mở các tuyến Đà Lạt - hồ Đankia - hồ Lắc, Đà Lạt - rừng Đơng Tiêng Liêng - rừng Khánh Sơn - bãi biển Nha Trang. Các quốc lộ nối với các tỉnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ, Đông Nam Bộ, hai nước láng giềng Lào và Campuchia thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu cũng như vận chuyển khách du lịch và đảm bảo kết nối đế các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Việc khôi phục ga Đà Lạt đã làm tăng lượng khách du lịch cho khu vực Trại Mát, đặc biệt là điểm du lịch chùa và các cơ sở rau công nghệ cao tại đây, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.
Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang, tăng sức hấp dẫn tuyến du lịch Đà Lạt – Bãi biển Ninh Chữ. Nâng cấp sân bay Liên Khương trở thành sân bay du lịch liên quốc gia thông qua việc mở rộng thêm các tuyến bay đi Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài đến Đà Lạt trong thời gian tới. Định hướng nâng cấp, sửa chữa sân bay Cam Ly không chỉ để phục vụ cho các hoạt động an ninh quốc phòng mà còn để đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
Bến xe liên tỉnh được tân trang cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao hơn để có thể trở thành bến xe hiện đại đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, từng bước chỉnh trang bộ mặt của thành phố.
Hiện tại tổng số tuyến đường trục chính của thành phố là 177 tuyến đường với chiều dài là 239,76 km (trong đó có 230,41 km là đường nhựa hóa; tỷ lệ cứng hóa là 96%) và 1.058 đường hẻm dài khoảng 206,12km. Tuy nhiên, một số tuyến đường có độ dốc lớn, mặt đường, cống rãnh xuống cấp một cách nghiêm trọng cần phải có kế hoạch nâng cấp các tuyến đường, cống thoát nước thải, hệ thống chiếu sáng để phù hợp cảnh quan đô thị của một thành phố du lịch.
Tại một số địa điểm du lịch, các công trình xây dựng lấn chiếm lộ giới làm cho tuyến đường giao thông hẹp lại, khó di chuyển; đây cũng là một trong những bất cập về giao thông của Đà Lạt đang được xử lí.
* Điện
Lưới điện Suối Vàng – Đa Nhim là nguồn cung cấp điện chính cho thành phố. Hiện nay, ở những vùng xa xôi – nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống- cũng đã được lưới điện kéo đến tận nơi : Lạc Dương, Tà Nung,... Tuy nhiên, một số lưới điện cần phải cải tạo và nâng cấp thêm một số tuyến mới để đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Các điểm du lịch như Trại Mát, Cầu Đất, Mê Linh,... buổi tối chưa có các cột đèn chiếu sáng mặt đường; điều này gây khó khăn cho du khách khi ở lại những nơi này.
* Nước
Nguồn cung cấp nước chủ yếu của thành phố là nhà máy nước Suối Vàng với công suất 25.000 m3/ngày đêm đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại của nhân dân. Tuy nhiên , trong tương lai cần phải đầu tư nâng cấp công suất nhà máy nước Suối Vàng với số dân ngày càng tăng của Đà Lạt. Đường ống dẫn nước cần được đặt thêm tại những khu xây dựng mới, ở các khu đô thị với đường ống dẫn quá tải cần được sữa chữa và thay thế bằng hệ thống mới.
Được sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch, Đà Lạt đã xây dựng Nhà máy xử lí nước thải sinh hoạt tập trung với công suất thiết kế là 7.400 m3/ngày. Nhà máy đảm bảo thu gom và xử lí được 14,29% nước thải trong giai đoạn 1 và đang triển khai thu gom xử lí khoảng 60% tổng lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn 2 nhằm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các suối, hồ trên địa bàn thành phố. Thực tế cho thấy, từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, mức độ ô nhiễm ở các hồ, thác giảm đáng kể. Điều này đã thu hút khách du lịch đến Đà Lat ngày một đông khi nguồn nước tại một số địa điểm du lịch không còn bị ô nhiễm.
Ngoài điện, nước, giao thông để phát triển một thành phố du lịch cần phải phát triển thêm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng. Những năm gần đây do lượng khách du lịch đến Đà Lạt ngày càng tăng, chính vì thế mà bưu chính viễn thông phát triển mạnh với 99% hệ thống điện thoại phủ sóng đến các xã, phường. Đặc biệt, khi
mạng lưới internet phát triển mạnh là một trong những yếu tố để phát triển nhanh nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói chung.
2.3.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
* Khu vui chơi giải trí
Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái về cả kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến tài nguyên du lịch. Có thể thấy hàng chục địa điểm vui chơi giải trí trải đều ở khắp nơi tại thành phố, nhưng một nửa trong số địa điểm ấy lại miễn phí nên thu hút nhiều du khách đến tham quan. Một số địa điểm nổi tiếng và được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến Đà Lạt là : chợ Đà Lạt, hồ Xuân Hương, làng Cù Lần, làng hoa Vạn Thành, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu thủy canh, vườn rau công nghệ cao, nhà thờ Domaine De Marie, vườn hoa thành phố,...
Đà Lạt không ngừng vươn lên và phát triển, nhiều địa điểm du lịch mọc lên như nấm, điều này khiến cho du khách khó lựa chọn cho mình các địa điểm tham quan nổi bật chỉ trong vài ngày để chiêm ngưỡng hết cảnh quan ở thành phố.
* Cơ sở lưu trú
Theo thống kê thành phố Đà Lạt có khoảng 715 cơ sở lưu trú du lịch (chiếm 88% so với toàn tỉnh) với 12.700 phòng, trong đó có 255 khách sạn từ 1-5 sao 7.366 phòng bao gồm 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.375 phòng. Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, bao gồm: nhà hàng, vũ trường, massage, karaoke, internet, cửa hàng bán hàng lưu niệm, tennis, hồ bơi, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc tóc, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị - hội thảo..., nhiều cơ sở lưu trú còn tổ chức dịch vụ lữ hành để tổ chức các tour du lịch phục vụ du khách (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt).
Trong những năm lại gần đây do nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng và có thiên hướng nghiêng về những nơi nghỉ ngơi gần gũi như “ nhà mình” cho nên loại hình cơ sở lưu trú homestay xuất hiện ngày càng nhiều. Cụ thể là hàng chục các homestay đẹp, cách trang trí lạ mắt, phòng ốc đầy đủ tiện nghi mà giá cả hợp túi tiền chỉ dao động từ khoảng 80.000- 250.000/người/đêm. Đặc biệt, là “view” sống ảo
– điểm cộng này đã thu hút khá nhiều khách du lịch trẻ tuổi đến đây. Vì vậy mà, du
khách đến Đà Lạt sẽ dễ dàng tìm cho mình một địa điểm lưu trú cực kì dễ dàng, hơn nữa lại phù hợp với túi tiền của mình.
* Văn hóa – thể thao
Khi đến với Đà Lạt du khách không chỉ chiêm ngưỡng được những cảnh đẹp của nơi đây mà còn còn được đắm mình vào thiên đường tràn ngập các món ngon. Các món ăn ở nơi đây không chỉ lạ bằng các tên gọi mà còn bởi cách chế biến, hương vị không lẫn vào đâu được làm cho nó trở nên hấp dẫn và để lại được dấu ấn cho người thưởng thức. Một số món ăn được nhiều du khách ưa thích như: bánh mì xíu mại, bánh căn, nem nướng, bánh tráng nướng, xắp xắp, kem dâu tây, kem bơ,.... mang đặc trưng riêng của thành phố sương mù.
Một số món nướng Đà Lạt thường là nướng tại bàn, nướng ngói. Trên bàn mỗi nhóm sẽ có một cái bếp nhỏ, đặt lên đó là một miếng ngói. Đồ nướng Đà Lạt rất phong phú, thường thiên nhiều về các món thú rừng như nhím, treo, ếch núi..vv.. hoặc thậm chí là các loại hải sản như bạch tuộc, tôm,..vv.. Giữa cái lạnh hanh hao của cao nguyên, đúng là chẳng có gì bằng một bữa đồ nướng no căng, béo ngậy với bạn bè, quây quần bên bếp nướng nghi ngút mùi thơm ì xèo.
Phần lớn dân Đà Lạt là người ở địa phương khác di cư đến cho nên nét tính cách của họ là sự hòa quyện giữa tính thật thà, hồn nhiên của người dân tộc thiểu số bản địa với nét tế nhị, trọng lễ nghĩa của người miền bắc; vẻ suy tư, trầm mặc, cẩn trọng của người Thừa Thiên - Huế; tính cần cù, cương nghị của người Quảng Nam, Quảng Ngãi; nét đôn hậu, phóng túng của người phương nam, cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và tinh thần cầu tiến, không cố chấp của người Pháp. Và điều đặc biệt là, thành phố Đà Lạt là thành phố du lịch - nơi mà chính người khách du lịch mang lại nguồn thu nhập cho họ - cho nên mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành một lẽ sống. Mỗi người dân sẽ là một hướng dẫn viên du lịch niềm nở, tận tình, đầy nhiệt huyết cho thành phố.
Do khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm nên trang phục của họ khá kín đáo mang vẻ thanh lịch và có một cái gì đó thu hút đối phương phải tìm kiếm vẻ đẹp của họ. Cũng nhờ thiên nhiên ban tặng khí hậu đặc biệt, nên người Đà Lạt có dáng dấp khỏe mạnh, con gái thì má ửng hồng, kín đáo, tinh khiết, nhẹ nhàng nhưng lại rất tự tin.
Không những trong trang phục mà trong ăn ở họ cũng mang dáng vẻ kín đáo, dù là một căn nhà nhỏ hay biệt thự, nó đều kín đáo chứ không thông thoáng như ở xứ nóng khác.
Ngoài các yếu tố văn hóa như ẩm thực, lối sống đặc biệt, kiến trúc,trang phục .... thì những năm gần đây, thành phố đang đầu tư phát triển mô hình du lịch thể thao như: leo núi, vượt thác, chèo thuyền, đu dây hoặc các tour đi đạp xuyên rừng... được rất nhiều du khách lựa chọn. Không những thế thành phố đang hướng đến tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao để trở thành một sản phẩm du lịch. Bởi, hoạt động thi đấu thể thao là dịp quy tụ đông đảo các vận động viên, huấn luyện viên và những người phục vụ bảo đảm cho các cuộc thi đấu thành công, đặc biệt là đông đảo người hâm mộ đến từ các địa phương trên mọi vùng miền… Đồng thời, đây cũng là cơ hội của ngành Du lịch Đà Lạt trong việc quảng bá tiềm năng, danh lam thắng cảnh cũng như văn hóa và con người bản xứ đến du khách gần xa.
Bên cạnh đó, các trung tâm văn hóa – thể thao ở thành phố ngày càng được quan tâm mở rộng, sửa chữa để đáp ứng nhu cầu cho người dân địa phương cũng như khách du lịch. Năm 2011, Đà Lạt đã xây dựng một trung tâm văn hóa thể thao có cơ sở vật chất hiện đại bao gồm một nhà thi đấu đa năng với sức chứa là 1.000 người và sân bóng nhân tạo với tiêu chuẩn 2 sao. 12/2013, thành phố đã sân vận động 20.000 chỗ ngồi được xây dựng trên diện tích 40ha tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (thành phố Đà Lạt) có tổng vốn 200 tỉ đồng.
* Y tế
Muốn có một nguồn nhân lực tốt để phát triển nền kinh tế cần phải quan tâm chăm sóc đến đời sống sức khỏe của nhân dân. Điều này được thành phố Đà Lạt xác định rõ điều này nên không ngừng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, có nhiều chính sách quan tâm chăm sóc sức khỏe hơn đối với người dân. Hằng năm, các cơ sở y tế và phòng khám tư nhân được thành lập để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh.
Tính đến năm 2016, số cơ sở y tế ở toàn thành phố là 27 cơ sở, trong đó : 3 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 1 nhà hộ sinh, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế phường, xã, 3 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp. Trong đó,
phường 9 với 4 cơ sở y tế; phường 1 là 3 cơ sở; phường 2,4,6,10, 11 và xã Xuân Trường là 2 cơ sở.
Tại các cơ sở y tế chất lượng ngày càng nâng cao mặc dù số lượng giường bệnh có tăng nhẹ năm 2016 có khoảng 1200 giường bệnh, so với năm 2010 tăng 285 giường bệnh. Số giường bệnh ở bệnh viện lớn là 920 giường, các bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng có khoảng 100 giường, tại các nhà hộ sinh là 20 giường, các phòng khám đa khoa khu vực là 60 giường, các trạm y tế xã phường là 50 giường và trạm y tế ở các cơ quan xí nghiệp là 50 giường. Số giường bệnh tập trung chủ yếu ở các phường 6 với 732 giường, phường 9 là 271 giường và phường 10 là 106 giường.
Cùng với sự tăng lên của số giường bệnh, các y bác sĩ cũng được tăng cường về số lượng và tay nghề. Đến năm 2016, số bác sĩ và trên đại học là nữ khoảng 254 người, số nữ y sĩ là 146 người, y tá nữ là 445 người, số nữ hộ sinh là 138 người. Các cán bộ dược sĩ là nữ bao gồm tiến sĩ , phó tiến sĩ là 35 người, dược sĩ trung cấp nữ là 200 người, dược tá nữ là 34 người (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt).
2.4. Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt
2.4.1. Vai trò phát triển du lịch nông nghiệp với phát triển kinh tế thành phố Đà Lạt
Có thể nói DLNN có rất nhiều ưu điểm, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong việc phát triển du lịch một cách bền vững tại Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng.
DLNN là loại hình du lịch trong tương lai sẽ đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của thành phố, điều này được thể hiện qua việc tiêu thụ sản phẩm của khách du lịch ngày một tăng lên. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn - tỷ lệ đói nghèo cao – DLNN đã góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân một cách đáng kể, đồng thời làm giảm thiểu các tác động xấu của con người đến giá trị cảnh quan của môi trường tự nhiên.
Khi phát triển DLNN cũng đồng nghĩa với việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,...) cho địa phương một cách toàn diện để khách du lịch dễ dàng đi lại, nghỉ ngơi và tham quan và là để cho người dân có cuộc sống tốt hơn.
DLNN góp phần giúp địa phương tạo công ăn việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân ở nông thôn, giúp cân bằng lại cơ cấu lao động và nâng cao trình độ lao động ở khu vực này. Thông qua đó, người dân địa phương sẽ phải tăng cường sản xuất hàng hóa để cung ứng đầy đủ nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách. Điều này đã làm hạn chế sức ép di dân lên thành phố nhằm ổn định xã hội, xây dựng bền vững đời sống văn hóa dân cư.
Đa số người dân bản địa chưa có hứng thú với việc đi quảng bá cho văn hóa địa phương mình. Vì thế nên các sản phẩm từ DLNN sẽ tạo điểm nhấn riêng cho du khách, đặc biệt là các giá trị tự nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương. Việc học hỏi và giao lưu văn hóa sẽ thúc đầy việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống một cách bền vững.
DLNN giúp nâng cao dân trí cho cộng đồng địa phương, phát triển nông thôn văn minh, xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động DLNN là hướng tích cực để nâng cao sự hiểu biết về văn hóa - xã hội, cảnh quan, làng nghề, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cả cộng đồng,...
2.4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp theo lãnh thổ
* Phát triển các điểm du lịch
Điểm du lịch đồi chè Cầu Đất – Sản xuất chè
Năm 1915, Yersin đã khám phá ra đỉnh Hòn Bà (Cầu Đất hiện nay), xây một trạm thực nghiệm trên đỉnh núi, ươm trồng các giống cây trong đó có canhkina (trị bệnh sốt rét) và cây chè. Sau đó, người Pháp đã tìm ra đất trồng thích hợp cho cây chè và thành lập nhà máy chè Cầu Đất vào năm 1927 với diện tích đất trồng và khai thác chè là trên 600 hecta. Giai đoạn này nhà máy chỉ sản xuất một loại trà gọi là trà đen, sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở Pháp và các nước ở Châu Âu.
Thập niên 60 của thế kỉ XX, chiến tranh ở Việt Nam đang vào thời kì cao trào nên các hoạt động kinh tế của người Pháp tại Đà Lạt buộc bị tạm dừng. Lúc này, các thương lái người Hoa giàu có đã mua lại nhà máy và tiếp tục cho sản xuất. Tuy nhiên, công việc gặp nhiều khó khăn trong công đoạn tiêu thụ cho nên những ông chủ này cũng “ cao chạy xa bay”.
Mãi cho đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất thì nhà máy chè này thuộc quyền quản lí của tỉnh Lâm Đồng. Lúc này, nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động, liên tục sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là Liên Xô cho đến năm 1991.
Năm 2005, nhà máy này được cổ phần hóa đã trở thành Công Ty cổ Phần trà Cầu Đất. Từ đây, diện tích trồng chè không ngừng tăng qua các năm, không những số lượng mà tăng về chất lượng. Những diện tích chè hư hại nhiều cũng được trồng lại, trong đó có hơn 30 ha được chuyển đổi sang trồng giống chè Olong của Đài Loan.
Cầu Đất là một trong những nơi sản xuất chè chủ lực cho thành phố Đà Lạt với diện tích chiếm gần 2/3 diện tích trồng chè của thành phố. Năm 2006, diện tích của xã Trạm Hành là 256,3 ha nhưng đến năm 2010 thì diện tích này tăng lên 299 ha.
Bảng 2.6. Diện tích cây chè phân theo xã ở Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2016
(Đơn vị:ha)
2006 | 2010 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Xã Xuân Trường | 115,4 | 113,5 | 108,9 | 113,3 | 116,5 |
Xã Xuân Thọ | 80,1 | 91,5 | 1,1 | 1,1 | 1,2 |
Xã Trạm Hành | 201,5 | 299,0 | 347,2 | 364,2 | 388,2 |
Phường 3 | 4,0 | 4,0 | 5,4 | 2,6 | _ |
Tổng | 401,0 | 432,6 | 462,6 | 481,2 | 505,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
- Tình Hình Sản Xuất, Xuất Khẩu Rau Giai Đoạn 2006 - 2016
- Tình Hình Sản Xuất Atiso Giai Đoạn 2006 - 2016
- Sản Lượng Chè Búp Tươi Tại Cầu Đất Giai Đoạn 2006 – 2016
- Lượng Khách Du Lịch Nông Nghiệp Đến Đà Lạt
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017
Như vậy, diện tích chè xã Trạm Hành năm 2016 tăng 1,9 lần so với năm 2006 và các xã khác diện tích hầu như tăng nhẹ, không tăng hoặc thậm chí có giảm. Cây chè là một trong những cây khó trồng vì trong suốt vụ, cây chè được bón phân 3 lần, sau mỗi đợt bón phân sẽ phun thuốc để chống nấm và sâu bệnh, tăng cường khả năng chống chịu bệnh, đảm bảo cây chè phát triển tốt. Mỗi ngày, cây chè sẽ được tưới ít nhất một lần, giúp cây luôn giữ được độ ẩm cần thiết, điều hòa dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài nguồn nước, việc chăm sóc định kì cho cây chè cũng không kém phần quan trọng.
Sau mỗi vụ thu hoạch, chè được cắt bằng thành đường vòm để búp phát triển đồng đều. Muốn đảm bảo chất lượng và thu hoạch đúng quy định, thông thường trước