Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 12

Chính vì vậy, giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ tại các TCTD chỉ thực sự diễn ra thuận lợi, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch khi cả hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp đến giao dịch này được thiết lập theo một thể thống nhất, đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các TCTD.

Giải pháp đề xuất cụ thể cho vấn đề này là: tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng như NHNN, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, … trong việc ban hành các văn bản liên ngành hướng dẫn lựa chọn loại quyền đòi nợ được nhận làm tài sản bảo đảm, ban hành các quy trình phối hợp thực hiện trong việc nhận quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm.

Pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện và cần có sự "quan tâm" của các nhà làm luật vì đây là đòi hỏi khách quan và tất yếu trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật phải xuất phát từ các căn cứ, yêu cầu cụ thể, phải được thực hiện theo phương hướng thống nhất và trên cơ sở các giải pháp hoàn thiện cụ thể, đồng bộ.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các TCTD có thể nhận thấy, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là một trong những công cụ hỗ trợ cho TCTD bảo toàn nguồn vốn cho vay, hạn chế nợ xấu cho TCTD. Còn trong đời sống xã hội, nhờ có biện pháp này nên những người dân, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh hay để cải thiện, nâng cao đời sống.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD vẫn còn nhiều hạn chế. Pháp luật quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ tạo ra nhiều cách hiểu và cách áp dụng pháp luật trên thực tế không thống nhất. Cùng với thực tế là xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cũng rất khó khăn nên biện pháp này không được các TCTD hào hứng đón nhận, hay nói cách khác, biện pháp này không được áp dụng phổ biến … Do đó, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện cả hệ thống pháp luật cồng kềnh không phải là việc dễ dàng, hay có thể hoàn thành trong ngày một, ngày hai. Việc hoàn thiện pháp luật đòi hỏi cả một quá trình dài, phải được thực hiện theo những bước, lộ trình cụ thể kèm theo việc hoàn thiện các thiết chế khác trong đời sống kinh tế

- xã hội. Do đó, trong khi hành lang pháp lý cho việc nhận tài sản bảo đảm bằng quyền đòi nợ chưa rõ ràng, chưa bảo đảm an toàn cho các TCTD thì các TCTD cần xem xét, thẩm định thật kỹ lưỡng khả năng trả nợ của Khách hàng vay vốn và Bên nợ Khách hàng vay vốn.

Trong một thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ các công nghệ và kỹ thuật hiện đại, vai trò của các tài sản vô hình ngày một tăng lên. Các quyền tài sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một doanh nghiệp.

Việc huy động được nguồn tài sản hữu ích này vào việc bảo đảm các quan hệ tín dụng sẽ góp phần thúc đẩy đáng kể tăng trưởng doanh nghiệp. Pháp luật phải đi liền và thích ứng để điều chỉnh kịp thời được những xu hướng phát triển mới. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm liên quan đến thế chấp quyền tài sản cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ đối với hoạt động của TCTD và đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trong xã hội, luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các TCTD ở Việt Nam. Qua nghiên cứu luận văn có thể khái quát các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, cũng như nắm bắt được hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ, từ đó thấy được những thuận lợi cũng như các khó khăn, vướng mắc, bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật này vào thực tiễn hoạt động tại các TCTD ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các nội dung trình bày trong luận tập trung vào thực trạng của các TCTD trong việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chưa có điều kiện phân tích sâu các khía cạnh pháp lý đã đặt ra, cũng như chưa thể đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết mọi nội dung liên quan đến đảm bảo tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD. Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở một số khía cạnh pháp lý cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các TCTD.

Để lý giải cặn kẽ, thấu đáo các khía cạnh pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD mà luận văn đã đặt ra cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan thì cần có sự tham gia nghiên cứu và giải quyết của các chuyên gia tài chính ngân hàng, của các luật gia, luật sư, của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý... ở các công trình khoa học tiếp theo.

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội.

6. Bùi Đức Giang (2011), “Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành”, Tạp chí Ngân hàng, (21), tr. 09- 12.

7. Bùi Đức Giang (2012), “Quyền ưu tiên thanh toán của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ”, Tạp chí Ngân hàng, (17), tr. 12- 15.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

10. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, Hà Nội.

12. Học Viện Tư Pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT- NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội.

15. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (2008),

Quy trình nhận tài sản bảo đảm của PG Bank, Hà Nội.

16. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DongAbank) (2010), Quy định nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại DongAbank, Hà Nội.

17. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (2011), Quy định về bảo đảm tiền vay tại Techcombank, Hà Nội.

18. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) (2007), Quy định nghiệp vụ cho vay bằng cầm cố giấy tờ có giá của MB Bank, Hà Nội.

19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank) (2007), Quy định cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Điện (1997), Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm quyền tài sản trong luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 12- 15.

23. Ngô Thị Hà (2011), Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

28. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

30. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

31. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

32. Trần Bình Định (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022