chú ý là sự tích tụ rác bị bỏ lại bởi người leo núi, bao gồm cả hộp thực phẩm và giấy gói, chai, bình oxy rỗng, pin và dây thừng. Bên cạnh đó, xói mòn gây ra bởi sự gia tăng lưu lượng leo núi cũng là đáng kể trong vùng.
Do đó, nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng là du lịch phải được dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh hoạt động môi trường, cân bằng các mối liên kết giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
Linda J. Cox, Melanie Saucier, John Cusick, Harold Richins, Bixler McClure (2008), “Achieving Sustainable Tourism in Hawai„i. Using a Sustainability Evaluation System”. CTAHR Department of Natural Resources and Environmental Management, UH Mānoa Environmental Center,UH Mānoa School of Travel Industry Management, UH Mānoa Department of Geography. Cooperation Extension Service, 2008.
Du lịch bền vững là một mục tiêu dài hạn mà Hawaii hướng tới.Nghiên cứu hướng đến việc sử dụng một hệ thống đánh giá tính bền vững có tiêu chuẩn quốc tế.Một hệ thống hữu ích sẽ cần phải được hỗ trợ bởi các nhà khai thác du lịch, của chính phủ, và các khách hàng.Ngoài ra, kế hoạch phải bao gồm một thành phần tự chủ về tài chính để có thể thành công. Cách tiếp cận hệ thống sẽ được chính quyền địa phương Hawaii bắt đầu quá trình bằng cách xây dựng, áp dụng trên các công việc đã và đang được thực hiện, để phát triển một chương trình mà là duy nhất, thích hợp cho Hawaii và được chấp nhận bởi các bên liên quan khác nhau.
1.2 Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch bền vững
1.2.1 Kinh doanh du lịch
1.2.1.1 Khái niệm
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa... của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 1
- Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 2
- Phân Biệt Du Lịch Đại Chúng Và Du Lịch Bền Vững
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
- Kinh Nghiệm Kinh Doanh Du Lịch Bền Vững Của Một Số Nước Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức các chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh lưu trú du lịch
Kinh doanh lưu trú du lịch là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh các cơ sở lưu trú tại các địa điểm du lịch. Các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn; làng du lịch; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; bãi cắm trại du lịch; nhà nghỉ du lịch …
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.
1.2.1.2 Lợi ích
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam trong thời gian
qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn
hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
1.2.1.3 Phân loại du lịch
Người ta căn cứ vào các yếu tố sau để phân loại ra các hình thức du lịch:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Du lịch bao gồm: du lịch quốc tế, du lịch nội địa
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch
Du lịch bao gồm: du lịch nghỉ ngơi, du lịch giải trí, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du dịch tôn giáo, du lịch thể thao…
Căn cứ vào phương tiện giao thông
Du lịch bao gồm: du lịch hàng không, du lịch ô tô, du lịch xe máy, du lịch tàu hoả, du lịch tàu biển…
Căn cứ vào phương tiện lưu trú
Du lịch bao gồm: du lịch khách sạn, du lịch nhà trọ, du lịch cắm trại…
Căn cứ vào đặc điểm địa lý
Du lịch bao gồm: du lịch biển, du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê…
Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
Du lịch bao gồm: du lịch cá nhân, du lịch theo đoàn.
Căn cứ vào thành phần của du khách
Du lịch bao gồm: du lịch khách thượng lưu, du lịch khách bình dân.
Các loại hình du lịch mới
Bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch team building, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện) …
1.2.2 Kinh doanh du lịch bền vững
1.2.2.1 Khái niệm
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, các tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương.
(World Conversation Union, 1996)
Comment [d1]: Dịch ra tiếng Việt
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính:
Hình 1.1: Các hợp phần của Du lịch bền vững
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Thân thiện với môi trường
Du lịch bền vững bảo về và quản lý các nguồn tài nguyên, có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác (động thực vật, các sinh cảnh sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…).
- Gần gũi về xã hội và văn hóa
Du lịch bền vững không gây hại đến cá cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch.Thay vào đó, du lịch bền vững lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và chính quyền quản lý) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
- Kinh tế
Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sự phát triển của doanh nghiệp, các hoạt động phải được duy trì một cách lâu dài.Du lịch bền vững mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả những người xung quanh. Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống như chiếc kiềng ba chân.Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn.Ba hợp phần trên phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau. Phát triển bền vững có nghĩa là tạo được sự cân bằng giữa ba chiều này.
Nhu cầu của Du lịch bền vững
Du lịch bền vững hấp dẫn một số lượng lớn du khách, những người thích du lịch tự nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái… là những loại hình du lịch tập trung vào việc đánh giá cao các vùng hoang dã, đời sống văn hóa và các giá trị văn hóa địa phương.
WTO đánh giá du lịch tự nhiên tạo ra 7% của mức tiêu xài trong di chuyển quốc tế. Nếu tất cả các di chuyển tự nhiên đều được đưa vào thì con số tổng thể về du khách, những người quan tâm đến du lịch tự nhiên có thể lên đến 40-60%. Viện tài nguyên thế giới cho biết hàng năm trong khi tỉ lệ du lịch đang tăng 4% thì sự di chuyển tự nhiên tăng từ 10-30%.
Những du khách quan tâm đến du lịch bền vững thường đến từ các quốc gia phát triển: Hoa Kỳ, Anh, Đức, Australia, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Canada…Họ muốn có thêm những trải nghiệm về những vùng đất hoang sơ, nơi có sự đa dạng sinh học và sự phong phú của văn hóa địa phương… dù phải trả mức giá cao hơn.
Mục tiêu của du lịch bền vững
Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục du lịch, 2005, 12 mục tiêu trong chương trình của Du lịch bền vững bao gồm: (không xếp theo thứ tự ưu tiên mà tất cả các mục tiêu đều quan trọng như nhau, trong đó có nhiều mục tiêu chứa đựng sự kết hợp các yếu tố và ảnh hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội:
- Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tín hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
- Sự phồn thịnh cho địa phương: tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển phồn thịnh của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.
- Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
- Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thuđược từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.
- Sự thoả mãn của khách du lịch: cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao, thoả mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử với các du khách về chủng tộc, giới tính, thu nhập…
- Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.
- An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.
- Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
- Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.
- Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.
- Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
- Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
1.2.2.2 Sự khác nhau giữa Kinh doanh du lịch bền vững và Kinh doanh du lịch đại chúng
Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, và có thể phá hủy nhanh chóng các môi trường nhạy cảm.Và kết