Xác Định Hàm Lượng Lipid Bằng Phương Pháp Adam – Rose – Gottlieb

 Gói kín mẫu và đưa gói mẫu vào trụ trích ly

 Lắp hệ thống Soxhlet, kiểm tra hệ thống sinh hàn

 Rót dung môi vào đến nhập trụ trích ly thông qua miệng


ống

sinh hàn. Lưu ý, phải rót dung môi vào trụ dung môi chảy tràn xuống đến 2/3 bình đun.

chiét cho đến khi

 Dùng bông bịt kín miệng ống sinh hàn tránh dung môi bay hơi

 Cấp nước cho hệ thống sinh hàn

 Gia nhiệt bình đun

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

 Điều chỉnh tốc độ ngưng tụ của dung môi từ 2 – 6 giọt/ giây


Phân tích thực phẩm - Lê Nhất Tâm - 18

 Tiến hành trích ly từ mẫu

6 ­ 8h, tùy thuộc vào hàm lipid có trong

 Kiểm tra quá trình trích ly đã hoàn toàn chưa

 Kết thúc trích ly

 Làm mát hệ thống trước khi lấy mẫu ra

 Loại bỏ dung môi trong gói mẫu

 Tính toán khối lượng lipid trong mẫu.

1.24.2 Xác định hàm lượng lipid bằng phương pháp Adam – Rose – Gottlieb

Đối với các loại thực phẩm dạng lỏng từ động vật như sữa bò, sữa dê, sữa cừu, sữa ngựa và dịch lỏng từ thực vật như sữa dừa, các chất béo phân bố trong dịch sữa dưới dạng các hạt cầu và được bao bọc bởi một lớp màng lipo­protein. Do đó, để việc xác định chất béo trong dịch sữa

đạt độ

chính xác cao thì cần loại bỏ

lớp lipo­protein bảo vệ trước khi

trích ly chất béo bằng các dung môi hữu cơ.

Nguyên tắc

 Chất béo trong mẫu sữa được trích ly bằng cách bổ sung lần lược 4 dung môi khác nhau: amoniac, cồn, diethy ether và petroleum ether. Cồn và amoniac được dùng để kết tủa và loại protein ra khỏi

các hạt cầu béo. Diethy ether được dùng để trích ly béo và các

thành phần tan trong béo. Petroleum ether được bổ sung vào để

trích ly béo và một lượng nhỏ các thành phần tan trong béo do

petroleum ether là dung môi trích ly có tính chọn lọc cao hơn so với diethyl ether.

 Hỗn hợp sau khi bổ sung dung môi và khuấy đảo tách thành hai

pha: pha nhẹ

nằm

ở trên gồm dung môi và béo, pha nặng nằm

dưới gồm nước và các chất hòa tan trong nước. Ta thu pha nhẹ gồm dung môi và béo, làm bay hơi dung môi ta thu được tổng béo trong mẫu sữa.

1.25 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu mỡ

1.25.1 Xác đinh tỷ khối của dầu hay chất béo dạng lỏng

Phạm vi áp dụng: Xác định tỷ khối của dầu hoặc chất béo dạng lỏng.

Tài liệu tham khảo: AOCS Cc 10a­25 (1997)

Thiết bị, dụng cụ

 Cân phân tích chính xác đến 0.0001 g

 Nhiệt kế có thể đo được đến 40 0C, vạch chia 0,10C

 Bình tỷ trọng dung tích 50 mL đã được sấy khô và cân để biết khối lượng

Tiến hành:

Tiến hành thử nghiệm 2 lần cho mỗi mẫu thử theo các bước sau:

 Xác định khối lượng mẫu ở nhiệt độ cần đo:

 Làm chảy mẫu và lọc qua giấy lọc để loại tạp và ẩm.

 Làm lạnh mẫu đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ qui định khoảng 5 0C và cho vào bình tỷ trọng đến đầy (chảy tràn), tránh có bọt khí bên trong bình.

 Để

mẫu tăng nhiệt độ

tự nhiên đến đúng nhiệt độ

cần đo rồi

cân bình tỷ trọng có chứa mẫu, chính xác đến 0,2 mg

 Xác định khối lượng nước ở nhiệt độ cần đo:


Tiến hành tương tự nước cất

như

với mẫu thử

nhưng thay mẫu thử

bằng

Lưu ý: Xác định khối lượng mẫu và nước trên cùng 1 bình tỷ trọng.

Tínhkết quả:

 Kết quả được ghi chép và tính toán theo báo cáo thử nghiệm phụ lục 1.

 Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thử song song được làm tròn đến 4 số lẻ

 Chênh lệch kết quả quá 0,002 đơn vị

giữa 2 lần thử

song song không được vượt

1.25.2 Xác định điểm đục của dầu mỡ thưc phẩm

Điểm đục là nhiệt độ

tại đó (trong điều kiện thử

nghiệm qui định)

mẫu trở nên đục do quá trình kết tinh bắt đầu).

Phạm vi áp dụng: Xác định điểm đục của các sản phẩm dầu, mỡ động vật và thực vật dùng trong thực phẩm.

Tài liệu tham khảo: Thiết bị, dụng cụ

AOCS Cc 6­25 (1997)

 Chai đựng mẫu bằng thuỷ tinh dung tích 100 mL .

 Nhiệt kế đọc được từ( ­10 đến +100) oC có vạch chia 0,1oC .

 Bể điều nhiệt: Tuỳ nhiệt độ cần thiết bể sẽ chứa hỗn hợp nước và nước đá hoặc nước, nước đá và muối sao cho nhiệt độ bể phải

thấp hơn nhiệt độ

đông đặc của mẫu cần đo khoảng 5

oC. Bể

được khuấy đều liên tục để tạo sự đồng nhất nhiệt độ trong bể (Cho phép dùng cốc thủy tinh để làm lạnh thay bể làm lạnh).

Tiến hành:

Tiến hành xác định điểm đục 2 lần cho mỗi mẫu thử theo các bước sau:

 Cân khoảng (60­75) g mẫu đã được trộn đều vào cốc thủy tinh và

gia nhiệt đến khoảng 130oC cho đến khi mẫu toàn.

ở dạng lỏng hoàn

 Rót khoảng 45 mL mẫu đã gia nhiệt vào chai đựng mẫu.

 Đặt chai vào bể làm lạnh .


 Khi nhiệt độ mẫu cao hơn nhiệt độ điểm đục (dự đoán) khoảng

10 oC, bắt đầu khuấy nhanh, đều dung dịch mẫu (theo một chiều)

để tránh sự quá lạnh và đóng rắn của mẫu tại các mặt tiếp xúc

giữa chai đựng mẫu và bể.

Chú ý:

 Kể từ lúc này không được lấy nhiệt kế ra khỏi mẫu để tránh bọt khí.

 Chai đựng mẫu phải được giữ ở vị trí sao cho mặt thoáng của mẫu trong chai ngang với mặt thoáng của nước trong bể làm lạnh.

 Thường xuyên lấy chai ra khỏi bể để quan sát.


 Đọc điểm đục là nhiệt độ

tại đó phần nhiệt kế

nhúng ngập

trong mẫu sẽ không còn nhìn thấy được theo phương ngang

qua chai và mẫu.

Báo cáo kết quả:

 Kết quả được ghi chép và tính toán theo báo cáo thử nghiệm phụ lục 1.

 Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thử liên tiếp được làm tròn đến số lẻ thứ nhất.

Chênh lệch kết quả được vượt quá 0.5oC

giữa hai lần thử

liên tiếp cuả

một mẫu không

1.25.3 Xác đinh điểm mềm (điểm nóng chảy ống hở) của dầu mỡ

Điểm mềm là nhiệt độ tại đó mẫu bắt đầu mềm và bị đẩy trượt đi bên trong ống mao dẫn.

Phạm vi áp dụng: Xác định điểm mềm của dầu dừa, stearin, các chất béo đã hydrogen hoá và mỡ rắn.

Tài liệu tham khảo: AOCS Cc 3­25 (1997)

Thiết bị và dụng cụ:

Ống mao dẫn thuỷ tinh đường kính trong 1 mm, đường kính ngoài tối đa 3 mm; chiều dài ống (50­80) mm.

 Nhiệt kế đọc được (từ ­5 đến + 100) oC; vạch chia 0,1oC.

 Cốc thuỷ tinh dung tích 600 mL.

 Bếp điện điều chỉnh được nhiệt độ.

Tiến hành:

Tiến hành thử nghiệm 3 lần cho mỗi mẫu thử theo các bước sau :

 Cho mẫu đã trộn đều vào cốc thủy tinh và gia nhiệt cho đến khi mẫu nóng chảy hoàn toàn, lọc qua giấy lọc để loại tạp chất và vết ẩm. Mẫu phải khan nước hoàn toàn.

 Nhúng ống mao dẫn sạch vào dung dịch mẫu đã lọc trên cho đến

khi chiều cao mẫu trong ống đạt khoảng 10 mm. Làm lạnh các

ống mao dẫn bằng cách áp chặt đầu dưới của nước đá cho đến khi mẫu đặc lại.

ống mao dẫn lên

 Đặt các ống mao dẫn vào bình kín và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ (4–10)oC qua đêm (khoảng 16 h).

 Cột ống mao dẫn vào nhiệt kế sao cho đầu dưới của ông mao dẫn ngang với đáy bầu thuỷ ngân của nhiệt kế.

 Treo nhiệt kế lên giá và chỉnh sao cho đáy của nhiệt kế ngập sâu khoảng 30 mm trong nước cất (chứa trong cốc thuỷ tinh dung tích 600 mL ).

 Lúc bắt đầu đun, nhiệt độ của nước phải thấp hơn điểm mềm (dự

đoán) của mẫu khoảng( 8 ­ 10) oC. Khuấy nước trong cốc và gia

nhiệt sao cho nhiệt độ của nước tăng 1oC/ phút và khi gn đến

điểm mềm chỉ còn tăng 0,5 oC / phút.

 Tiếp tục đun nóng cho đến khi mẫu bên trong ống mao dẫn bị đẩy lên.

 Ghi nhiệt độ khi mẫu bắt đầu bị đẩy lên.

Báo cáo kết quả:

 Kết quả được ghi chép và tính toán theo báo cáo thử nghiệm phụ lục 1.

 Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 kết quả thử song song được làm tròn đến 0,1 0C.

 Chênh lệch giữa kết quả lớn nhất và nhỏ nhất không được quá 0,5

0C.

1.25.4 Xác định chỉ số Peroxide trong dầu mỡ

Chỉ số peroxyt (PoV) là lượng chất có trong mẫu thử được tính bằng mili đương lượng oxy hoạt tính làm oxi hoá KI trên 1kg mẫu dưới các điều kiện thao tác theo quy định. Chỉ số này phản ánh sự ôi hóa của dầu mỡ.

Nguyên tắc của phương pháp này đó là dựa vào phản ứng của peroxyt

với dung dịch KI tạo ra I2 tự do (trong môi trường acid acetic và

cloroform). Sau đó chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột. Điểm tương đương nhận được khi dung dịch chuyển từ màu tím đen sang không màu.

Phương trình phản ứng:



R1 CH CH R2

O O + 2KI + 2CH3COOH

R1 CH CH R2

O + 2CH3COOK + H2O + I2


I2 + 2 Na2S2O3 = 2 NaI + Na2S4O6


Chú ý tiến hành thí nghiệm trong môi trường trung tính hoặc acid yếu. Nếu tiến hành trong môi trường acid mạnh hoặc kiềm dễ xảy ra phản ứng oxi hoá của iod với oxi không khí gây sai số lớn.

Phạm vi áp dụng : Xác định chỉ số Peroxide trong dầu mỡ

Tài liệu tham khảo: AOCS Cd 8­53 (1997)

Thiết bị và dụng cụ:

 Pipet 1 mL

 Bình tam giác nút mài dung tích 250 mL.

Hóa chất : Hóa chất loại tinh khiết phân tích

 Hỗn hợp dung dịch acetic acid ­ chloroform gồm 3 phần thể tích acetic acid băng với 2 phần thể tích chloroform.

 Dung dịch KI bão hòa : kiểm tra hằng ngày bằng cách thêm 2 giọt chỉ thị hồ tinh bột vào dung dịch chứa 0,5 mL KI bão hòa và 30 mL axetic acid ­ chloroform. Nếu dung dịch có màu xanh thì bỏ đi, pha lại dung dịch KI khác. Nên chuẩn bị dung dịch KI ngay trước khi sử dụng.

 Dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,1 N.

 Chỉ thị hồ tinh bột 1 %.

Tiến hành:

Tiến hành thử nghiệm 2 lần cho mỗi mẫu thử theo các bước sau:

 Cân (0,05 5,00) g vào bình tam giác nút mài dung tích 250 mL. Thêm 30 mL hỗn hợp acetic acid ­ chloroform. Lắc nhẹ cho đến khi mẫu tan hoàn toàn.

 Thêm chính xác 0,5 mL KI bão hòa. Để yên đúng 1 phút. Thêm 30 mL nước cất.

 Chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,1 N (chuẩn nhanh, lắc mạnh và đều) cho đến khi mất màu vàng. Thêm 0,5 mL chỉ thị tinh bột. Tiếp tục chuẩn độ cho đến mất màu xanh.

Lưu ý: Nếu thể tích chuẩn độ nhỏ hơn 0,5 mL Na2S2O3 0,1 N, lặp lại thí nghiệm và dùng dung dịch Na2S2O3 0,002 N để chuẩn độ .

Thực hiện mẫu trắng song song. Thể tích chuẩn mẫu trắng phải nhỏ hơn 0,1 mL Na2S2O3 0,1 N .

Tính kết quả:

Kết quả được ghi chép và tính toán theo báo cáo thử nghiệm phụ lục

1.

 Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 kết quả thử song song được làm tròn đến số lẻ thứ nhất

 Chênh lệch kết quả giữa 2 lần thử song song không được quá 0,2 meq/Kg

 Dầu mỡ thực phẩm– Chỉ s peroxide ­ AOCS CD 8 – 53 (1997) (VS ­ VB) x N x 1000

X = , meq/kg

W

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 26/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí