+ Đồi thông hai mộ (Nằm kế bên hồ Than Thở, đây là nấm mồ của cuộc tình đau đớn nhất miền Nam trước 1975. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông hai mộ).
+ Vườn dâu Bà Lan (Đây là vườn dâu tây sạch áp dụng công nghệ với quy trình sản xuất khép kín: nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt, chăm bón, thu hoạch…theo tiêu chuẩn VietGap và cũng là một địa điểm mà khách du lịch khó thể bỏ qua khi đặt chân đến Đà Lạt).
- Tuyến Vạn Thành – Tà Nung dài khoảng 35 km theo tỉnh lộ 725,có thể di chuyển bằng đường ô tô rất thuận tiện với những cung đường uốn lượn đẹp đến chạm lòng người. Các điểm tham quan chính trên tuyến:
+ Thác Cam Ly (Dòng nước chảy nhẹ nhàng, êm ái qua thác ghềnh đá hoa cương tựa như mái tóc buông xỏa của một thiếu nữ. Một chiếc cầu bắc ngang dòng suối để du khách đi từ bên này sang bên kia suối, chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dòng thác và khung cảnh xung quanh. Những nhà dù lợp tranh trông hoang dã để du khách nghỉ chân và ngắm những hạt nước bắn tung tóe, lấp lánh như những hạt pha lê dưới ánh mặt trời. Du khách có thể cưỡi ngựa, chụp hình, dạo cảnh vòng quanh thác. Đây cũng là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt nhất).
+ Làng hoa Vạn Thành (Các ruộng hoa và nhà kính với muôn vàn sắc hoa rực rỡ sẽ là phông nền tuyệt đẹp cho những bức ảnh của khách du lịch. Không chỉ có thế, du khách khó lòng rời khỏi nơi này khi bước chân bị níu giữ bởi hương thơm quyến rũ của “vương quốc” hoa).
+ Khu du lịch Hoa Sơn Điền Trang (Du khách sẽ được khám phá các nét đẹp thiên nhiên rất mộc mạc và bình dị với những đồi hoa dã quỳ, hoa đào Nhật Bản, bàn tay may mắn khổng lồ, vườn hoa đủ sắc màu, những con sông, con suối trong veo ở núi rừng Tây Nguyên).
+ Cà phê Mê Linh (Mê Linh Coffee Garden - nơi tuyệt vời nhất để bạn cảm nhận và khám phá thiên nhiên của phố núi với những cánh rừng xanh trải dài hay với những đồi thông cao thấp, chạy thẳng theo ngọn núi...)
+ Nhà máy dệt tơ tằm (Đây là cơ sở thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến để tìm hiểu, nghiên cứu về nghề ươm tơ dệt lụa có truyền thống lâu đời của người Việt đã và đang được lưu giữ và phát triển trên vùng đất cao nguyên).
+ Thác Voi (hay còn được gọi là thác Liêng Rơwoa một trong những thác nước đẹp của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m cách không xa Chùa Linh Ẩn. Một vẻ đẹp hoàn toàn không có sự can thiệp của con người).
+ Chùa Linh Ẩn (Cách thành phố Đà Lạt 30 km, từ lâu đã trở thành điểm đến lí tưởng của nhiều du khách, đặc biệt là du khách Tây phương ưa mạo hiểm, thích khám phá và tận hưởng sắc màu Đông phương).
Tuyến du lịch ngoại thành phố
- Tuyến Đà Lạt - Nha Trang với làng hoa Thái Phiên, các nhà vườn thâm canh cây atisô, trang trại nông nghiệp hữu cơ như Langbiang Farm, trang trại nuôi cá tầm - cá hồi vân, các vườn quýt không hạt, đẳng sâm.
- Tuyến Đà Lạt - Đơn Dương - Phan Rang theo đường quốc lộ 20 với các vườn dâu tây trên đường Hồ Xuân Hương, rau và hoa đường Nam Hồ, chè xanh và cà phê Cầu Đất, trang trại rau hữu cơorganik.
- Tuyến Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh với các vườn phong lan, trang trại cam Cara ruột đỏ, các trang trại bò sữa thuộc huyện Tu Tra - Đơn Dương, các trang trại và vườn rau huyện Đức Trọng, ruộng Lục Nam - Đức Trọng chuyên canh lúa nước 2 vụ và cây xà lách soong, cà phê - trà Di Linh và Bảo Lộc, dâu tằm dọc tuyến quốc lộ 20...
Các trang trại, nông trại luôn chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng sản xuất như VietGap, Global Gap để nâng cao chất lượng sản xuất. Phương thức sản xuất và cảnh quan của nhà vườn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như khí canh, thủy canh...
Tại Đà Lạt, phát triển DLNN không chỉ góp phần tạo ra lợi ích kinh tế (gia tăng lợi ích kinh tế như bán nông sản), mà còn tạo ra nhiều lợi ích về văn hóa - xã hội (tạo việc làm, tạo ra các công việc với kỹ năng mới, tạo sức sống mới cho nền kinh tế đặc biệt trong nhiều vùng nông thôn) và môi trường (bảo tồn hệ sinh thái cảnh quan nông nghiệp, bảo vệ môi trường).
DLNN xuẩt phát từ nhu cầu của du khách muốn tìm kiểm các nguồn thực phẩm sạch và có chuẩn mực đạo đức môi trường nên cũng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, sử dụng đất bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển nông thôn, bảo vệ di sản văn hóa và cảnh quan.
2.4.3. Lượng khách du lịch nông nghiệp đến Đà Lạt
Trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến Đà Lạt đã có những chuyển biến tích cực. Đà Lạt đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách với lượng khách du lịch đạt 4,4 triệu người (năm 2016), trong đó khách DLNN chiếm 5 - 7%.
Bảng 2.10. Số lượt khách du lịch chung và DLNN đến Đà Lạt
(Đơn vị: nghìn lượt khách)
Năm
Tên đơn vị
2006 | 2010 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng số khách chung Trong đó: - Khách nội địa - Khách quốc tế | 2.500 2.337 162,5 | 3.200 2.976 224 | 3.800 3.495 304,3 | 4.000 3.559 440,1 | 4.450 3.867 582,92 |
Tổng số khách DLNN | 138,599 | 192,500 | 258,129 | 280 | 311,172 |
Tỷ lệ (%) | 5,5 | 6 | 6,8 | 7 | 7 |
Trong đó: | |||||
- Khách nội địa | 126,324 | 173,672 | 233,173 | 251,160 | 279,122 |
- Khách quốc tế | 12,275 | 18,828 | 24,956 | 28,840 | 32,050 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sản Xuất Atiso Giai Đoạn 2006 - 2016
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp
- Sản Lượng Chè Búp Tươi Tại Cầu Đất Giai Đoạn 2006 – 2016
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Thành Phố Đà Lạt
- Những Định Hướng Phát Triển Dlnn
- Hoàn Thiện Quy Hoạch Phát Triển Dlnn Thành Phố Đà Lạt
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017
Những năm lại gần đây, lượng khách DLNN không ngừng tăng do nhu cầu tìm về thiên nhiên để thư giãn sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi. Trung bình mỗi năm, lượng khách DLNN tăng lên trung bình từ 50.000 -100.000 lượt khách/ năm. Điều này cho thấy, DLNN đã có những sáng tạo không ngừng nghỉ để mang lại nhiều màu sắc mới
mẻ hơn cho ngành du lịch địa phương, góp phần làm cho thành phố du lịch Đà Lạt có thêm sản phẩm du lịch phong phú, luôn đảm đương được vai trò là một trong những điểm du lịch mũi nhọn của đất nước, cũng như luôn mang lại cho du khách xa gần, những khoảnh khắc tham quan nghỉ dưỡng thật ý nghĩa và ngày càng thú vị hơn.
Có thể thấy, khách du lịch đến đây được chia thành 2 loại chính là: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách DLNN năm 2006 và 2016
- Khách du lịch quốc tế:
Đà Lạt đối với khách du lịch trong nước là một điểm đến đã nổi tiếng từ lâu và địa điểm DLNN cũng đần được khách thích thú và tìm đến để tìm cảm giác mới mẻ khi đến đây. Nhưng đối với khách nước ngoài thì thông tin về điểm đến DLNN này còn hạn chế. Điều này thể hiện rõ khi lượt khách quốc tế chỉ chiếm 10,2% trong cơ cấu khách DLNN năm 2016. Số lượng khách quốc tế chỉ đạt 32.050 khách ( năm 2016), so với năm 2006 lượng khách tăng lên khoảng 15.000 lượt khách và lượng khách hầu như không tăng mạnh, chỉ khoảng 500 – 1.000 lượt khách/ năm.
Khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt chủ yếu từ Mỹ, Anh, Pháp,Myanma,... Và do thành phố mở rộng các tuyến bay quốc tế, nên số lượng khách từ các chuyến bay mới như Hàn Quốc và Đài Loan ngày càng tăng.
- Khách du lịch nội địa: tăng liên tục từ năm 2006 đến 2016, cụ thể là năm 2006 số lượng lượt khách du lịch nội địa là 126.324 lượt người; đến năm 2016 con số này tăng lên 279.122 lượt người, tăng 154.798 lượt so với năm 2006. Khách du lịch có xu hướng tăng cao vào các dịp lễ, Tết , đặc biệt là mùa hè. Nguồn khách nội địa chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, duyên hải miền Trung,... Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng khách DLNN tăng là do khí hậu mát mẻ, các loại cây ôn đới độc đáo, phương thức sản xuất mới lạ, điều đặc biệt là con người Đà Lạt dịu dàng, mến khách. Bên cạnh đó, việc liên kết các tuyến du lịch miền biển hay du lịch sinh thái làm cho chuyến đi của họ thêm phần thú vị và nhiều trải nghiệm độc đáo.
* Mục đích chuyến đi
Mỗi khách du lịch đều có những mục đích riêng cho chuyến đi của mình. Mục đích đi du lịch của khách đến với các địa điểm DLNN theo kết quả khảo sát thì chủ yếu là du lịch chiếm 92,5%; thăm người thân: 6%, kinh doanh: 1%; hội nghị, hội thảo: 0,5 %.
Bảng 2.11. Mục đích chuyến đi của khách du lịch
Mục đích
Người (phiếu) | Tỷ lệ (%) | |
Tham quan, du lịch | 185 | 92,5 |
Thăm thân | 12 | 6 |
Hội nghị, hội thảo | 1 | 0,5 |
Kinh doanh | 2 | 1,0 |
Khác | 0 | 0 |
Tổng | 200 | 100 |
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2018 Hầu hết khách đến với các điểm DLNN muốn trải nghiệm thêm về nghề nông nghiệp, thưởng thức những món ăn dân dã, hưởng thụ không khí trong lành sau những giờ làm mệt mỏi. Thời gian lưu trú của khách du lịch khoảng 2,1 ngày; trong khoảng
thời gian đó tính cả kết hợp DLNN và các loại hình du lịch khác.
* Cơ cấu khách du lịch
Theo kết quả khảo sát thông tin du khách, có thể thấy sự chênh lệch về giới tính khi đi du lịch là tương đối nhiều, nữ chiếm 66,8%, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 33,2%. Như vậy, có thể nói nữ giới có xu hướng đi du lịch nhiều hơn nam giới. Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa và khách quốc tế.
18.10%
22.80%
25.50%
33.60%
Dưới 18 tuổi 18 - 25 tuổi 25 - 35 tuổi Trên 35 tuổi
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về cơ cấu độ tuổi khách du lịch
Về cơ cấu độ tuổi đi du lịch, độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 18,1% , nhóm tuổi này thường là đi du lịch cùng gia đình, trường học và người thân. Độ tuổi từ 18 – 25 thuộc nhóm học sinh – sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,6% và họ thường đi du lịch với người yêu hoặc bạn bè, trường học, chỉ có số ít đó đi cùng gia đình. Độ tuổi 25 – 35, thường là nhân viên văn phòng, giáo viên, công nhân viên đi cùng công ty hoặc trường học chiếm tỷ lệ 25,5%. Độ tuổi trên 35 tuổi, bao gồm những người có địa vị trong xã hội hoặc là hưu trí, họ đi cùng gia đình hoặc một mình và chiếm tỉ lệ 22,8%.
* Phương thức tiếp cận thông tin của du khách
Đa số khách du lịch đến với các địa điểm du lịch là nhờ phương tiện thông tin đại chúng chiếm khoảng 60%, từ người thân, bạn bè là 26%. Một số ít khác biết qua sách báo 5,5 % và qua các kênh thông tin khác chiếm 8,5%.
Bảng 2.12. Phương thức tiếp cận thông tin của du khách
Nguồn thông tin
Người (phiếu) | Tỷ lệ (%) | |
Qua bạn bè, người thân | 52 | 26 |
Qua các phương tiện thông tin đại chúng | 120 | 60 |
Qua sách báo | 11 | 5,5 |
Qua kênh thông tin khác | 17 | 8,5 |
Tổng | 200 | 100 |
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2018 Như vậy, những địa điểm DLNN được khách du lịch trong nước biết đến nhờ phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và người thân giới thiệu. Tuy nhiên, đối với khách du lịch nước ngoài thì thông tin du lịch về các điểm DLNN còn rất hạn chế, vì
vậy thường các địa điểm này rất ít khách nước ngoài ghé thăm.
2.4.4. Doanh thu từ DL nông nghiệp thành phố Đà Lạt
Tính đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Đà Lạt, số cơ sở kinh doanh thương mại, lưu trú, ăn uống, khách sạn, nhà hàng và du lịch lữ hành là 16.148 cơ sở, tăng 6.753 cơ sở so với năm 2006. Các cơ sở này không ngừng tăng nhanh, mỗi năm tăng từ 500 – 600 cơ sở. Điều này khiến cho doanh thu của du lịch cũng tăng nhanh trong vòng 10 năm qua, năm 2016 tổng mức doanh thu du lịch là 8.977,62 tỉ đồng tăng 6.712,62 tỉ đồng so với năm 2006.
Đối với DLNN, doanh thu cũng tăng đều trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tăng khoảng 50 tỉ đồng. Năm 2006, mức doanh thu từ DLNN chỉ đạt 135,9 tỉ đồng, đến năm 2010 con số này tăng lên 287,58 tỉ đồng. Trong 3 năm từ 2014 – 2016 mức thu đạt từ 395,8 tỉ lên 448,88 tỉ đồng, tăng 1,1%. So với tổng doanh thu du lịch thì doanh thu DLNN chỉ chiếm 5 – 7 %. Điều này chứng tỏ DLNN đóng góp không hề nhỏ trong doanh thu dịch vụ của thành phố.
Tỷ đồng
9,000.00
8,977.62
8,000.00
7,000.00
6,580.62
6,852.47
6,000.00
5,000.00
4,793.01
4,000.00
3,000.00
2,265.04
2,000.00
1,000.00
135.9
287.58
394.8
411.14
448.88
0.00
2006
2010
2014
2015
2016
Doanh thu Du Lịch
Doanh thu từ DLNN
Năm
10,000.00
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mức doanh thu từ du lịch và DLNN
Tổng mức doanh thu DLNN tập trung chủ yếu ở 2 thành phần kinh tế là : kinh tế cá thể ( chiếm 38,1%) và kinh tế tư nhân ( chiếm 26,9%), nguyên nhân là do các cá thể đầu tư các địa điểm du lịch một cách tự phát. Các thành phần còn lại như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,6%, kinh tế nhà nước chiếm 11,7%, còn lại là thành phần kinh tế tập thể chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,7%.
Mặt khác, nếu nguồn doanh thu được phân theo ngành thương mại thì được chia thành 4 loại nguồn thu từ: Thương nghiệp, Khách sạn – nhà hàng, Du lịch lữ hành và dịch vụ.
Thương nghiệp Khách sạn - Nhà hàng Du lịch lữ hành
Dịch vụ
11.1%
12.1%
12.4%
64.4%
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu DLNN phân theo ngành thương mại