Tình Hình Sản Xuất Atiso Giai Đoạn 2006 - 2016‌


Hiện nay khoảng 95 % hoa ở Đà Lạt được tiêu thụ trong nước, chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, miền trung. Trong đó hoa cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và miền tây chiếm khoảng 70% thông qua các vựa trung gian (Vựa hoa Hồ Thị Kỷ, Đầm Sen, Bình Điền, Thủ Đức và các chợ nhỏ trên địa bàn thành phố HCM và các tỉnh Miền tây, các tỉnh Đông Nam Bộ); Sản lượng còn lại phục vụ thị trường miền Trung và Hà Nội. Khoảng 5% hoa được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Úc, EU , Đài Loan, Singapore,.…

Một số loài hoa được người dân sử dụng để trang trí nhà cửa, trồng ở ban công, ở công viên, dọc đường quốc lộ,.... như là hồng dại (Rose), cẩm tú cầu (Horsentia), hoa hải đường (Begonia), hoa lưu ly (For get me not), hoa dâm bụt (Hibiscus), Hoa cánh bướm (Pansy), hoa anh đào (Cherry Blossom),...

Bên cạnh đó, một số loài hoa đẹp, dễ trồng, phù hợp với nhiều thị hiếu của nhiều người nên được nhân rộng ra với quy mô lớn như: Hoa Lay-ơn với đủ sắc màu (đỏ, vàng, trắng,...); hoa Lyli với nhiều giống nhập từ nước ngoài Nhật, Pháp, Đài Loan; hoa cẩm chướng với nguồn gốc từ Trung Đông; hoa hồng với hương thơm nhẹ nhàng đã thu hút được nhiều sự quan tâm.

Ngoài ra, Đà Lạt còn được nhắc đến với những loại hoa lan rừng quý hiếm, đỗ quyên núi, trà mi, bồ đề, sanh si, tùng,...

- Vùng trồng dâu tây:

Cùng với những loại cây ăn quả khác thì dâu tây (Fragaria chiloesis) cũng được xem là một sản phẩm đặc biệt của Đà Lạt mà mỗi du khách khi đến thăm đều mua về làm quà. Giống dâu tây gồm 2 loại: giống thường gọi là giống địa phương với màu sắc trái hồng nhạt, có mùi thơm và giống dâu Mỹ màu đỏ đậm nhưng mùi thơm nhạt. Dâu tây được chế biến thành các sản phẩm như: mứt, kẹo, rượu, siro,...

Diện tích dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt ước tính năm 2017 khoảng 99,5 ha tập trung chủ yếu ở phường 7, phường 8 và rải rác ở phường 3, Xuân Thọ… Trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 207 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây tươi. Trong đó: có 3 Công ty TNHH, 01 Tổ hợp tác, 203 hộ gia đình (gồm 23 hộ kinh doanh và 180 hộ sản xuất).


Diện tích dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt được trồng theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật và chất lượng không đồng nhất. Chỉ có 03 công ty và một số ít hộ trồng theo quy trình VietGAP để bán cho nhà hàng, khách sạn. Còn lại là 90% bán cho các thương lái để tiêu thụ tại các thị trường trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đắc Lắc…

Dâu tây có 3 hình thức canh tác: thủy canh, bán thủy canh và đất. Những loại dâu được trồng theo hình thức thủy canh và bán thủy canh nay rất phổ biến; được tận dụng để kết hợp du lịch tạo nên một loại hình du lịch nông nghiệp mới lạ, thu hút phần đông khách du lịch khi đến đây, phát triển ở những nơi: Khu phố Hồ Xuân Hương (phường 9), Thánh Mẫu (phường 8), Vạn Thành (phường 5),...

- Vùng trồng A-ti sô:

Cây A- ti- sô (Artichaut) là một trong những loại nông sản mang tính đặc thù của địa phương, có lợi thế cạnh tranh lớn so với các vùng khác trong cả nước, vì vậy mang lại giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Tổng diện tích canh tác Atiso tại trên địa bàn thành phố Đà Lạt năm 2016 là 125 ha, sản lượng đạt khoảng 5.250 tấn. Diện tích canh tác chủ yếu tập trung tại phường 12, phường 11, xã Xuân Thọ và phường 4.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất atiso giai đoạn 2006 - 2016‌


Năm

2006

2010

2014

2015

2016

Diện tích sản xuất

(ha)

95

98

100

101

125

Sản lượng (tấn)

3.500

3.910

4.200

4.500

5.250

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông nghiệp thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 8

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017

A- ti- sô có tác dụng lợi tiểu, tạo mật, giảm cholesterol, kích thích và bảo vệ tế bào gan, ngừa bệnh xơ cứng động mạch, mất ngủ. Các sản phẩm chế biến từ a - ti- sô hiện đang được sử dụng rộng rãi như: hoàn a - ti - sô, cao a - ti- sô, rượu bổ a - ti- sô,.. Ngoài ra còn dùng để ăn tươi (bông) hoặc nấu nước uống như một loại nước giải khát thông dụng (rễ, thân, lá phơi khô),..


Do a - ti - sô có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên được nhiều du khách lựa chọn làm quà cho gia đình.

Bên cạnh a - ti - sô, Đà Lạt còn trồng được những loại thảo dược đặc biệt phục vụ nhu cầu thuốc dùng cho con người và hàng năm cung cấp cho cả nước hàng triệu tấn nguyên liệu dược liệu như: Canh ki na , hà thủ ô (Streptopicanlou Juventas), đương quy (Angelica sinensis), bạch chỉ (Angelica duhuria),....

- Vùng trồng chè:

Là một trong những cây công nghiệp lâu năm ở Đà Lạt hơn trăm năm nay. Hiện nay, tổng diện tích canh tác chè năm 2016 trên địa bàn Đà Lạt khoảng 505,9 ha tập trung tại địa bàn xã Xuân Trường và xã Trạm Hành. Trong đó có: 311 ha (chiếm 77,5%) là chè chất lượng cao (27, Tứ quý, Ô Long) dùng sản xuất chè Ô Long; Chè cành cao sản TB14 là 40 ha (chiếm 10 %); Chè hạt Shan Tuyết là 50 ha (chiếm 12,5%). Bảng 2.4. Tình hình sản xuất, xuất khẩu chè giai đoạn 2006 – 2016


Năm

Diện tích sản xuất (ha)

Sản lượng (tấn tươi)

Sản lượng xuất khẩu

(tấn khô)

Doanh thu (1.000 USD)

2006

401

2.071

2010

508

3.399

2014

462,6

4.850

194,7

989,6

2015

481,2

5.250

331,3

923,5

2016

505,9

4.570

923,5

979,6

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017

Sản lượng chè có có biến động trong những năm 2006 đến 2016, từ năm 2006 đến năm 2015 sản lượng và diện tích chè không ngừng tăng, kể cả sản lượng xuất khẩu cũng tăng khoảng 100 tấn chè khô/năm. Năm 2016, do bệnh dịch “nấm” hoành hành trên diện rộng điều này đã khiến cho cây chè bị rụng lá, sinh trưởng chậm, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, sản lượng chè tươi giảm khoảng 680 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng chè xuất khẩu vẫn không sụt giảm mà tăng hơn 600 tấn/ năm, doanh thu đạt khoảng 979,6 nghìn USD/năm.


Chè cũng là một trong những sản phẩm du lịch được ưa chuộng tại thành phố Đà Lạt với khung cảnh nên thơ, gần gũi với thiên nhiên, không khí mát lạnh, khiến khách du lịch rất muốn quay lại nơi đây.

Ngoài cây công nghiệp là chè thì Đà Lạt vẫn phát triển trồng các loại cây khác như : Cà phê (Coffea), nấm Mỡ (A. Bisporus), Đông Cô,... Cây cà phê (Coffea) gồm 4 loại chính là: Typica, Catura, BourBon, Mokka. Năm 2016, diện tích canh tác cà phê đạt 4.012 ha (3.162 ha cà phê chè và 850 ha cà phê vối), sản lượng ước đạt 10.632 tấn. Giá trị thu hoạch bình quân 01 ha đất canh tác cà phê đạt 180 triệu đồng/ha. 70% sản lượng cà phê thu hoạch trên địa bàn bán cho các thương lái để bán cho các doanh nghiệp trong tỉnh, 20% được bà con sơ chế tại nhà hoặc bán cho các cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn xã, 10% ký hợp đồng và bán trực tiếp với các doanh nghiệp chuyên chế biến cà phê trong tỉnh Lâm Đồng, một số lượng rất ít là xuất khẩu sang Hàn Quốc, Mỹ. Cà phê Mokka của Đà Lạt là một trong những loại cà phê được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

- Cây ăn quả khác: Không những sở hữu các loại rau củ ôn đới mà Đà Lạt còn có thể trồng được những loại cây ăn trái như: hồng, mận, đào, pom.

Hồng Đà Lạt (Diospyros kaki) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều Tiên. Năm 2016 diện tích sản xuất của hồng là 324 ha, sản lượng là 4.050 tấn tươi. Gồm 2 loại: hồng dòn ngọt và hồng chát. Trái hồng có thể sử dụng ăn tươi hoặc chế biến thành rượu hồng, hồng sấy khô (chiếm 10% sản lượng hồng),... có giá trị kinh tế rất cao nên được trồng với những phương pháp ghép tháp để cho được những sản phẩm có chất lượng tốt.

Mận (Prunus Salicina) du nhập vào Việt Nam từ những năm 1993 với nhiều loại giống khác nhau như: Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, mận Trại Hầm, mận Pháp,... Trái mận sau khi thu hoạch có thể ăn ngay hoặc chế chiến thành những sản phẩm có giá trị khác : mứt mận, rượu mận, xí muội mận,... là những sản phẩm rất được khách du lịch ưa chuộng.

Đào ngoài dùng để trang trí nhà cửa vào ngày Tết, quả đào còn được để ăn ngay hoặc chế biến thành mứt, rượu,.... Hiện nay, đào có một số giống trồng phổ biến như: đào Vạn Tượng, Vân Nam, Nectarine, Florida....


Pom - loài quả đặc trưng cho khí hậu Đà Lạt với chủng loại phong phú được trồng ở Cam Ly, Thái Phiên, Chi Lăng, Đa Thiện,... Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch của trái này không cao, trái nhỏ, nhưng bù lại chất lượng tốt, quả dòn, ngọt, thịt chắc nên vẫn thu hút được những người tiêu dùng sành điệu.

- Chăn nuôi:

Đà Lạt còn là nơi thích hợp để chăn nuôi những gia súc như: bò sữa, cừu, thỏ,... Tổng đàn gia súc, gia cầm trong năm 2016 tương đối ổn định: Đàn trâu bò 1.409 con, đàn heo 10.500 con; đàn gia cầm 240.000 con. Tuy nhiên, ở Đà Lạt chỉ có những trang trại chăn nuôi nhỏ, chỉ phục vụ cho sản xuất; khả năng khai thác du lịch còn hạn chế.

2.2.2. Tiềm năng kinh tế - xã hội tạo sản phẩm du lịch‌

- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung đông đúc ở khu vực nội thành, nơi có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và giao thông thuận tiện như: phường 2 (15.417 người/km2), phường 6 (10.277 người /km2), phường 1 (5.516 người/km2). Trong khi đó các xã vùng ven chỉ có 73 người/ km2 (xã Trạm Hành) thấp hơn 14 lần so với phường trên, nguyên nhân là do cách xa trung tâm và giao thông kém phát triển.

Bảng 2.5. Dân số các đơn vị hành chính của thành phố Đà Lạt (2016)‌


STT

Đơn vị hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số trung

bình (người)

Mật độ dân số

(người/km2)

1

Phường 1

1,76

9.708

5.516

2

Phường 2

1,26

19.425

15.417

3

Phường 3

27,24

17.449

641

4

Phường 4

28,87

21.547

746

5

Phường 5

34,74

14.148

407

6

Phường 6

1,68

17.265

10.277

7

Phường 7

34,22

15.048

440

8

Phường 8

17,84

26.653

1.494

9

Phường 9

4,70

16.986

3.614

10

Phường 10

13,79

15.545

1.127

11

Phường 11

16,44

9.470

576


STT

Đơn vị hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số trung

bình (người)

Mật độ dân số

(người/km2)

12

Phường 12

12,30

8.134

661

13

Xã Xuân Thọ

62,46

6.355

102

14

Xã Xuân Trường

34,52

6.153

178

15

Xã Trạm Hành

55,65

4.071

73

16

Xã Tà Nung

45,82

4.730

103

Tổng

393,29

223.935

568

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017

Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Nguồn lực lao động chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 38,3%. Sau nông nghiệp là các ngành công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ cũng có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.

- Cơ cấu dân số:

Cấu trúc dân số theo giới tính không có sự chênh lệch lớn, khi nam chiếm 49%, nữ 51%.

Dân số theo nhóm tuổi thể hiện qua độ tuổi dưới 15 chiếm tỷ lệ 30,8%; độ tuổi trên 60 chiếm 7,1% trong tổng dân số toàn thành phố cho thấy cấu trúc dân số Đà Lạt thuộc loại tương đối trẻ. Kết cấu giới tính của thành phố Đà Lạt hiện nay có đặc điểm giống với kết cấu giới tính của cả nước, tỷ lệ nữ giới (51%) chiếm cao hơn nam (49%). Người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao (64,2%), cấu trúc này phản ánh lực lượng lao động của thành phố khá dồi dào, nhất là số người từ 16-25 tuổi chiếm 22% dân số.

Đà Lạt có nhiều người theo các tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%), Công giáo 12,6%, Cao Đài 4,2%. Những công trình kiến trúc của tôn giáo này cũng là những địa điểm tham quan thu hút nhiều khách du lịch đến ghé thăm.

- Thành phần dân tộc: Là một thành phố với nhiều thành phần dân tộc như: Kinh, Cơ Ho, Thái, Tày, Nùng,.... Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (97%), sau đó là người Cơ Ho (1,4%) và người Hoa (1,1%). Điều này đã góp phần tạo nên sự đa


dạng, phong phú cho nền văn hóa, phong tục tập quán và truyền thống sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và sự riêng biệt so với các nơi khác nói riêng.

Có thể lấy một ví dụ minh họa như người Cơ Ho, họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên rẫy, trồng cây công nghiệp như dâu tằm, cà phê... Nghề đan lát, rèn, dệt vải, làm gốm vẫn được duy trì. Hằng ngày, họ ăn cơm nấu bằng nồi đất, ăn ngày 3 bữa với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt...Đồ uống là nước suối đựng trong vỏ trái bầu. Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc, hội hè. Nhà ở của người Cơ-ho là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng. Chiếc gùi đeo qua hai vai là phương tiện vận chuyển hàng ngày. Ngày thường, nam giới đóng khố, nữ giới mặc váy ngắn, khi trời lạnh quấn thêm khăn. Trang sức thường dùng là vòng cổ, vòng tay, khuyên căng tai. Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ-ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu. Ngày nay, họ đã có sự giao lưu, tiếp nhận cuộc sống hiện đại cùng các dân tộc khác, nhưng cộng đồng người Cơ Ho vẫn trân trọng gìn giữ nền văn hoá truyền thống, bản sắc của dân tộc mình. Điều này đã tạo nên một nét đặc sắc riêng biệt thu hút du khách khi đến du lịch tại Đà Lạt.

- Truyền thống sản xuất nông nghiệp: Vào những năm đầu của thế kỉ XX, những người dân di cư vào Đà Lạt mang theo nghề trồng rau và hoa vào gây dựng trên mảnh đất này. Thuở ban đầu chỉ là những ấp nhỏ, cùng với những kinh nghiệm sẵn có cộng với sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó của họ sau đó đã lan rộng ra với sự tăng dần của diện tích và các hộ nông dân tham gia làm nông nghiệp.

Với thời gian làm nông nghiệp khá dài, họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan và khách quan thể hiện qua trình độ tay nghề, kiến thức về sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, kỹ năng sử dụng công cụ, phương tiện cơ giới hóa, tin học hóa vào sản xuất.


Người nông dân không chỉ sử dụng những loại giống có sẵn trong nước, mà còn nhập thêm nhiều loại giống cây trồng mới từ nước ngoài có sức đề kháng cao, chất lượng và năng suất được cải thiện đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 1938, sự ra đời của làng hoa Hà Đông đã đánh dấu cột mốc ra đời của các địa phương trồng hoa chuyên canh tại thành phố Đà Lạt. Năm 1978, thành phố đã thành lập trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau – hoa, một mặt giúp địa phương có sở nghiên cứu các giống cây mới như lai tạo, nuôi cấy mô, khảo nghiệm các giống cây trồng; mặt khác liên kết hợp tác sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế.

Đặc biệt phải nói đến là sự ra đời của Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm) năm 1994, đã tạo một bước ngoặt cho nông nghiệp Đà Lạt bằng mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao. Cùng với công nghệ khép kín hiện đại kết hợp với hệ thống nhà kính, nhà lưới và hệ thống phun tười tự động được nhập khẩu từ Isael và Hà Lan đã giúp cho giá cả của sản phẩm nông nghiệp bán ra cao hơn hẳn so với các sản phẩm thông thường. Không những thế, Công ty này còn tăng cường mở rộng hợp tác với các trang trại khác trong khu vực vừa để tạo đầu ra ổn định cho nông dân tham gia, vừa mở rộng và xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp. Cách làm này đã giúp cho người dân hiểu ra rằng cần phải có một phương pháp làm nông nghiệp hiện đại vừa tiết kiệm được chi phí nhân công và mang lại hiệu quả kinh tế cao để thay thế cho cách làm nông nghiệp truyền thống.

Các trung tâm này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng nhanh của nông nghiệp Đà Lạt. Ngoài đầu tư giống cây trồng, các trung tâm nghiên cứu này còn đầu tư công nghệ để đưa vào sản xuất, giúp nông dân có đầu ra sản phẩm ổn định và tạo được thương hiệu cho giống rau, hoa của họ.

Bên cạnh các hoạt động đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây thành phố Đà Lạt cũng đưa ra những phương hướng nhằm tạo sản phẩm du lịch dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. Điều quan trọng là phải đưa sản phẩm nông nghiệp thành điểm nhấn thu hút, thúc đẩy tăng trưởng du khách. Việc có sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn hơn cho sản phẩm du lịch. Điều này đã giúp người dân kiếm thêm thu nhập song song với việc làm nông nghiệp thuần túy.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí