Khái Quát Về Làng Nghề Chè Truyền Thống Ở Thái Nguyên:


ường phố, đô thị trong Tỉnh và nhiều ấn phẩm, pano, tài liệu tuyên truyền, quảng bá khác. Xây dựng được trang Website Du lịch Thái Nguyên trên mạng thông tin Tổng cục Du lịch để quảng bá đến du khách quốc tế, trong nước; Tổ chức các cuộc Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch; Hội chợ Du lịch...

Công tác truyên truyền về Du lịch Thái Nguyên đó đợc thực hiện trên báo đài truyền hình Trung Ương và địa phương, đài truyền hình Trung Ương, Đài Hà Nội, 6 tỉnh Việt Bắc đưa nhiều tin bài về Du lịch Quốc gia Thái Nguyên, giới thiệu về tiềm năng KT-XH và Du lịch Thái Nguyên đến với công chúng cả nước và nước ngoài.

2.3. Khái quát về làng nghề chè truyền thống ở Thái Nguyên:

Cách nay cả nửa thế kỷ, làng nghề chè ở Thái Nguyên đã hình thành với số lượng ban đầu không nhiều (chưa đầy 3 làng nghề), các sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân Thái Nguyên. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đổi thay của lịch sử và những biến động của nền kinh tế, giống như nhiều làng nghề khác trong cả nước, đa số các làng nghề chè của Thái Nguyên rơi vào cảnh lao đao, làng nghề dần bị mai một, thất truyền, tồn tại nhưng trong tình trạng lay lắt, không ổn định. Làng nghề chè chủ yếu được du nhập vào theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, không mang tính đa dạng, độc đáo. Chất lượng các sản phẩm chè làm ra của các làng nghề chưa cao, mẫu mã, kiểu dáng còn nghèo nàn, sản phẩm sơ sài, phổ thông.

Do phát triển tự phát nên vấn đề xây dựng thương hiệu, tạo uy tín cho sản phẩm của làng nghề chè ít được người dân quan tâm; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất còn khiêm tốn, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu lớn; lực lượng lao động phổ thông là chủ yếu, ít có nghệ nhân cũng như thiếu lao động có tay nghề cao.

Ngày nay thị trường tiêu thụ phát triển, thu nhập bình quân cho lao động tăng, sản phẩm chè Thái Nguyên đã có một thương hiệu chính thống, được nhà nước bảo hộ. Tỉnh Thái Nguyên có 18.665 ha trồng chè, 25 doanh nghiệp, hợp tác xã và 52 làng nghề sản xuất và kinh doanh (năm 2013). Với đôi tay khéo léo và phương pháp chế biến truyền thống, sản phẩm trà Thái Nguyên rất thơm ngon và


mang vị đặc trưng. Thương hiệu trà Thái Nguyên được người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế biết đến với nhiều sản phẩm đặc sắc. Sản phẩm trà Thái Nguyên đã có mặt trên thị trường ở hầu hết tỉnh thành trên cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Hai thị trường xuất khẩu chè tiềm năng của chè Thái là Pakistan và Srilanca thông qua các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn như Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên; Công ty Cổ phần Tân Cương Hoàng Bình, Công ty Cổ phần Chè Sông Cầu; Công ty Cổ phần chè Thái Nguyên. .

Các làng nghề chè Thái Nguyên này nằm giữa một vùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giữa vùng di tích lịch sử độc đáo và vùng văn hóa đậm đà bản sắc nhiều dân tộc. Làng chè Đại Từ nằm sát chân Tam Đảo, vùng rừng núi bao la đồ sộ với những cánh rừng quốc gia trải dài. Những làng chè của Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai chạy theo dọc ven chân những rặng núi đá vôi lô nhô ở với nhiều hang động, thác nước kỳ thú mộng mơ. Làng chè Tân Cương nằm bên Hồ Núi Cốc- một cảnh quan mênh mang “sơn thủy hữu tình”

Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của Chiến khu Việt Bắc mà còn nổi tiếng bởi những vùng chè như Tân Cương, La Bằng, Tức Tranh… và các làng nghề chè truyền thống khác. Nhằm quảng bá đặc sản chè Thái Nguyên nói chung và qua đó để giới thiệu các làng nghề chè truyền thống ở Thái Nguyên nói riêng, trong những năm qua hoạt động xúc tiến quảng bá chè Thái Nguyên đã được quan tâm với việc tổ chức nhiều đoàn văn hóa chè đi giới thiệu ở sự kiện, lễ hội như: Lễ hội Quảng Nam- Hành trình Di sản tại TP. Hội An; Lễ hội ẩm thực thế giới tại TP. Vũng Tàu; Lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ; Sự kiện giới thiệu văn hóa trà Việt Nam ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Sự kiện giới thiệu văn hóa trà tại Hội thảo Quốc tế về phát triển chè ở thủ đô Hà Nội v.v.…

2.4. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên, nơi "Đệ nhất danh trà" đã được xem như một vùng tài nguyên thu hút khách du lịch, bởi trước hết nơi đây đã luôn bao hàm các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên. Từ lâu, Thái Nguyên được biết đến như một “Thủ đô chè” của Việt Nam, với những sản phẩm chè thơm ngon nức tiếng. Làng


nghề chè hiện chiếm tới 40% tổng số các làng nghề của tỉnh Thái Nguyên. Để tìm hiểu về thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên đề tài nghiên cứu các làng nghề truyền thống chè Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên) và làng nghề truyền thống chè La Bằng (Huyện Đại Từ). Các vùng chè, làng chè này đặc trưng bởi vị trí địa lý nằm giữa vùng non nước hữu tình và quan trọng hơn cả là chất lượng chè cao, có hương vị thơm ngon nổi tiếng cùng với những người nông dân hiền hậu, hiếu khách.

2.4.1. Các làng nghề chè Tân Cương, TP Thái Nguyên

Về lịch sử: Cây chè có trên đất Thái Nguyên từ lâu, những địa danh gắn với thương hiệu Tân Cương thì mới có từ giữa thập kỷ 20 của thế kỉ trước. Xã Tân Cương xưa nằm trên đất huyện Đồng Hỷ nhưng đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918) một số lính tòng chiến sang Pháp được hồi hương và giải ngũ được chính sách của chế độ thuộc địa cấp đất lập làng mới. Tư liệu về tỉnh Thái Nguyên lưu trữ tại trường Viễn Đông Bác Cổ, nay do Viện khoa học Xã hội quản lý ghi rõ: “Bản xã Tân Cương thành lập năm Bảo Đại nguyên niên (1926) có 4 giáp Đông Thọ, Tây Thượng, Nam Cương và Bắc Hà…”. Những khảo sát cho biết người cắm đất và chọn hướng đình, về sau được tôn là Thành hoàng làng Tân Cương là cụ Nghè Sổ, tên thực là Nguyễn Đình Tuân. Chính cụ là người đã gợi ý đưa cây chè ở Phú Thọ về trồng đại trà trong làng và cụ Vũ Văn Hiệt ( Đội Năm) là người gây dựng các vùng trồng và lập xưởng, sản xuất và mở cửa hàng tiêu thụ chè Thái Nguyên và chè Tân Cương ở xóm Guộc [17, tr.11] . Từ đó chè Tân Cương ngon nổi tiếng, nhãn hiệu chè “Cánh Hạc” không những nổi tiếng ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước như Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhãn hiệu chè “Cánh Hạc” Tân Cương đoạt giải nhất cuộc thi Đấu Xảo tại Hà Nội năm 1935, để rồi từ đó dân gian truyền tụng: “Thái Nguyên đệ nhất danh trà”.

Sở dĩ chè Tân Cương nổi tiếng có lẽ là do tầm nhìn và cách làm ăn của người đã từng qua bên Pháp nên quan tâm đến cách sản xuất và tiêu thụ hàng hóa kiểu mới có hiệu quả kinh tế và quảng bá tốt thương hiệu của mình so với các làng nghề truyền thống vốn có [17, tr.11]


Vùng chè đặc sản Tân Cương ngày nay cách trung tâm T.P Thái Nguyên từ 5 đến 10km về phía Tây. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương (Thái Nguyên). Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương bao gồm vùng địa danh tương ứng với ba xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương của TP Thái Nguyên với diện tích chè trên 4800ha. Tân Cương có khoảng 400ha chè, với 1.300 hộ dân trồng và chế biến.

Điều cốt lõi làm ra nét đặc sắc của sản phẩm trà Tân Cương chính là sự riêng có của nơi đây. Theo phân tích, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương chỉ là 61,2Kcal/cm2/năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2/năm, nhiệt độ ngày và đêm trên vùng chè Tân Cương có sự chênh lệch trung bình 7,90C, cao hơn những vùng khác, nên rất thích hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây chè, tạo cho chè Tân Cương có chất lượng đặc biệt. Cùng với đó là bàn tay tài hoa, tinh tế của nghệ nhân nơi đây, với những bí quyết cha truyền con nối về trồng, chăm sóc và chế biến ra thứ đặc sản “danh bất hư truyền” [5, tr.72]

Các làng nghề chè truyền thống xã Tân Cương bao gồm Xóm Hồng Thái I (là một trong những làng nghề chè đầu tiên của thành phố, đứng đầu ở làng chè Tân Cương được đón nhận: búp chè vàng, bàn tay vàng), làng nghề chè xóm Hồng Thái II (làng nghề hình thành cách nay hơn 60 năm), xóm Soi Mít- xã Phúc Trìu, hợp tác xã Chè Minh Thu – xã Tân Cương, xóm Rộc Lầy – xã Tân Cương, xóm Khuôn II – xã Phúc Trìu, xóm Cây De – xã Phúc Trìu. Đặc biệt làng nghề chè Phúc Thuận – xã Phúc Trìu có các chương trình giao lưu văn nghệ cho du khách thưởng thức các làn điệu hát Sli, hát then với đánh đàn tính để du khách được hòa nhập vào không gian văn hóa, đây thực sự là hoạt động để lưu giữ chân du khách

Hạ tầng giao thông của vùng khá tốt, với các tuyến huyết mạch là đường Tố Hữu và đường Tân Cương, hầu hết các đường liên xóm, xã là đường nhựa và bê tông.

Nghệ nhân đất chè Tân Cương: Nghệ nhân Nguyễn Văn Thắng, nghệ nhân Bùi Trọng Đại và nghệ nhân Lê Quang Nghìn xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương


Sản phẩm du lịch: Đến với làng chè Tân Cương, du khách có thể đi thăm quan vườn chè kết hợp với loại hình du lịch sinh thái tham quan Khu du lịch văn hóa Hồ Núi Cốc (cách Hồ Núi Cốc gần 7km). Nơi đây không những nổi tiếng vì có sản phẩm chè ngon mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, sông và rất gần khu du lịch hồ Núi Cốc. Du khách có thể đến thăm cây chè tổ gần 90 tuổi ở làng chè Tân Cương, đây là cây chè nhiều tuổi nhất của Thái Nguyên.

Ngoài ra, do làng chè Tân Cương chỉ cách Trung tâm TP Thái Nguyên 8,5km nên rất thuận tiện cho khách đi tham quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đền thờ Đội Cấn, chùa Phủ Liễn, chùa Đồng Mỗ và tham gia đi mua sắm các sản phẩm du lịch ở Chợ Thái

2.4.2. Các làng nghề chè La Bằng (huyện Đại Từ)

La Bằng có địa hình nằm sát dãy núi Tam Đảo, với độ ẩm cao, khí hậu mát mẻ phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Ngược dòng lịch sử, chè trung du truyền thống đã được trồng tại La Bằng từ thời Pháp thuộc. Cây chè cổ nhất của La Bằng cũng có dư 60 năm tuổi nhưng vẫn xanh tốt và cho năng suất cao. Hiện nay vùng chè này có diện tích gần 400 ha chè, với khoảng trên 1.000 hộ trồng chè (100% hộ dân của xã La Bằng đều trồng chè). Chè La Bằng được phân bố ở 10/10 xóm, nhưng tập trung nhiều nhất tại các xóm La Cút, Tiến Thành, Rừng Vần, Kẹm và Đồng Đình...Năm 2012, sản lượng chè toàn xã đạt hơn 2.300 tấn, năng suất 100 tạ/ha. Ngoài giống chè trung du, xã đã chuyển đổi được 157 ha (khoảng 40% diện tích) sang các giống chè cành có năng suất cao như: LDP1, Kim Tuyên, Keo Amtich, Phúc Thọ 10...Trong tổng số trên 1.000 hộ dân của xã La Bằng thì có 120 hộ giàu, thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, đều là những hộ có thu nhập chủ yếu từ cây chè

Chè La Bằng có màu mật ong vàng óng, uống vào có mùi thơm đặc trưng, phảng phất hương hoa thiên nhiên, dịu mát, vị đậm, bền nước. Chè La Bằng đã 2/4 lần đạt giải nhất hội thi chất lượng trà ngon của tỉnh Thái Nguyên. Để có được chất lượng chè như vậy, ngoài sự ưu đãi về chất đất, khí


hậu, người dân La Bằng cũng rất khắt khe trong việc lựa chọn giống, khâu trồng, chăm sóc và chế biến chè. Đặc biệt, nơi đây còn có kinh nghiệm làm chè đông đem lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều vùng chè khác.

Nghệ nhân đất chè La Bằng: Ông Trần Trọng Bình, xóm Đồng Đình. Ông Trần Hữu Đôn, xóm Tiến Thành

Sản phẩm du lịch: Đến với đất chè La Bằng của Thái Nguyên, du khách có thể đi thăm quan vườn chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, xem người dân thu hái chè, thăm vườn chè cổ, thưởng thức trà ngon và nghe người dân hát đàn then, đàn tính, thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương... Du khách cũng có thể đi thăm đập Kẹm, nơi chăn nuôi cá nước lạnh (cá tầm), cảm nhận không khí trong lành của núi rừng Tam Đảo... Chè là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương nên đã được Đảng uỷ, chính quyền nơi đây đã ra nghị quyết chuyên đề về phát triển sản xuất chè, khẳng định tầm cao, vị thế của chè trong nền kinh tế hàng hoá và phát triển du lịch. Trong một tương lai không xa chắc chắn chè La Bằng sẽ toả hương vươn cánh bay xa mang theo tình người La Bằng đến với trăm miền và để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai.

2.4.3. Thực trạng khai thác du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên

2.4.3.1. Số lượng khách du lich

a. Số lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương :

Lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương ngày một tăng cùng với thời gian


Bảng 2.4 : Số lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương

Đơn vị tính: Lượt khách


STT

Năm

Khách du lịch

làng nghề

Ghi chú

1

2010

6.000


2

2011

8.000

Năm tổ chức Festival Trà Quốc

tế Thái Nguyên

3

2012

10.000


4

2013

12.000

Năm tổ chức Festival Trà Quốc

gia Thái Nguyên

5

2014

12.500


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 8

Nguồn:

Số lượng khách

Ban quản lý không gian trà Tân Cương



Năm

Biểu đồ 1: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản Tân Cương

Số lượng khách đến vùng chè Tân Cương tăng lên từ 2010 đến năm 2013 nhưng tốc độ tăng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của vùng chè. Cụ thể: So sánh tốc


độ tăng năm 2012/2011 là 25%, năm 2013/2012 giảm xuống còn 20%, điều này cho thấy nhiều du khách đến một lần đã không trở lại. Thực trạng này đặt ra yêu cầu về các dịch vụ chưa thực sự có chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu của du khách

Số lượng khách đến vùng chè Tân Cương chủ yếu thông qua festival trà Thái Nguyên năm 2011, 2013. Đặc biệt Lễ hội văn hóa Trà năm 2013– một trong những điểm nhấn của Festival đã thu hút 73 đoàn trà trong nước và 6 đoàn trà quốc tế (Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Trung Quốc) tham dự với không gian trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm trà có chất lượng, độc đáo của các tỉnh, thành phố, các địa phương, tạo sự hấp dẫn khó quên đối với du khách trong nước và quốc tế.

Riêng xóm Hồng Thái II xã Tân Cương, gia đình ông Lê Quang Nghìn trong năm 2013 đã đón 7 đoàn khách nước ngoài là: Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc đến tham quan và trải nghiệm với vườn chè. Xóm Cây Thị, xã Phúc Xuân (T.P Thái Nguyên) tính từ đầu năm đến tháng 9 năm 2014, xóm đã đón 4 đoàn khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.

- Khách nội địa là đối tượng khách đặc biệt quan trọng của làng nghề. Họ là các đoàn khách ngoại giao của UBND Tỉnh Thái Nguyên, khách thanh niên, trung niên đến từ các tỉnh lân cận như: Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nội

… Ngoài ra còn có khách nội địa ngoài tỉnh như Miền Trung, Miền Nam, họ đi ngoài mục đích du lịch thuần túy, còn có mục đích thăm quan, mua sắm, nghiên cứu hay tìm kiếm cơ hội kinh doanh… Đặc biệt vào những dịp cuối tuần, học sinh, sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng của tỉnh vào thăm quan, chụp ảnh, dã ngoại tại khu vực Không gian Văn hoá trà Thái Nguyên. Làng nghề chè xã Tân Cương đang được các cấp Trung Ương đặc biệt quan tâm, do đó đã nhiều lần vinh dự được đón cán bộ Trung Ương đến thăm, động viên và chỉ đạo, cụ thể là:

+ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 1/2009)

+ Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 3/2010)

+ Đồng chí Nguyễn Bắc Sơn – Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (tháng 11/2011)

+ Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (tháng 8/2012)

+ Đồng chí Lê Hồng Anh (tháng 1/2013)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023