Số Lượng Khách Đến Vùng Chè Đặc Sản La Bằng


+ Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 8/2014)


- Khách quốc tế đến Làng chè Tân Cương chủ yếu là khách Nhật Bản, khách Trung Quốc, khách CHDCND Lào, khách CHND Campuchia, khách Ucraina, khách Việt kiều về thăm quê hương. Đoàn khách Nhật Bản vào tháng 2 năm 2014 khi đến làng nghề chè xóm Cây Thị họ đi bộ tham quan những nương chè, vào một số nhà để tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm công việc hái thu và chế biến chè. Các khách du lịch đều tỏ ra rất hứng thú với những gì được chứng kiến, sau khi thưởng thức chè ngon, họ đã mua khá nhiều sản phẩm chè của Cây Thị.

b. Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng:

Bảng 2.5: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng

Đơn vị: lượt khách


STT

Thời gian

Khách du lịch

làng nghề

Ghi chú

1

Năm 2010

600


2

Năm 2011

700

Năm tổ chức Festival Trà Quốc tế

Thái Nguyên

3

Năm 2012

800


4

Năm 2013

850


5

Năm 2014

900


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nguồn: UBND xã La Bằng

Số lượng khách


Biểu đồ 2 Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng Số lượng khách 1

Biểu đồ 2: Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng

- Số lượng khách đến vùng chè đặc sản La Bằng tăng lên từ năm 2010 đến 2012, nhưng tốc độ tăng còn giảm đáng kể theo thời gian. Cụ thể: So sánh tốc độ tăng năm 2011/2010 là 16,67% nhưng năm 2012/2011 giảm xuống chỉ còn 14,29% điều này cho thấy du khách đến La Bằng “một đi không trở lại”. Lượng khách đến La Bằng còn ít so với so với làng chè Tân Cương, nguyên nhân do cơ sở vật chất còn tương đối đơn sơ, chưa có điểm dừng chân cho du khách, khu Không gian văn hóa trà La Bằng còn là khu nhà sàn đang sửa chữa và chưa có đường đi thuận lợi

- Đối tượng khách đến La Bằng là các đoàn khách đến tham quan Tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt vào những dịp cuối tuần, lượng du khách đi tham quan du lịch Hồ Núi Cốc, thăm khu di tích 27/7 xã Hùng Sơn huyện Đại Từ, thăm khu di tích thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại xã La Bằng.

- Mục đích chủ yếu: Du khách muốn được thưởng thức văn hoá trà, tìm hiểu về quy trình truyền thống sản xuất chè, ngắm cảnh và tắm mát ở Suối La Bằng

- Khách quốc tế đến Làng chè La Bằng còn hạn chế, chủ yếu là Việt kiều về thăm quê hương


Trong những năm tới, lượng khách du lịch đến làng chè Tân Cương, La Bằng sẽ có xu hướng tăng lên. Đối tượng khách du lịch sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển làng nghề, có thể nói là nguồn tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi ích kinh tế cho làng nghề.

Họ không đơn thuần đến thăm quan, chiêm ngưỡng mà còn nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao sản phẩm, đồng thời các khách thương gia đặt quan hệ buôn bán, trao đổi.Vì thế, làng nghề cần nhanh chóng đề ra và thực hiện các chính sách cụ thể, phù hợp để thu hút các nguồn khách tiềm năng, bảo đảm phát triển bền vững du lịch làng nghề chè nơi đây.

2.4.3.2. Thu nhập từ du lịch

Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán hàng lưu niệm… Tuy nhiên vì du lịch có tính chất liên ngành, liên vùng nên các khoản thu trên không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác nữa ví dụ như y tế, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm… Chính vì vậy theo thống kê, sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp và chưa đầy đủ. Từ năm 2008 đến 2012, lượng khách du lịch đến Thái Nguyên tăng cho nên doanh thu cũng tăng. Nhưng do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành du lịch.

* Tại các làng nghề chè Tân Cương

Tại các làng nghề chè Tân Cương, loại hình du lịch phát triển chủ yếu là loại hình tham quan làng trà và Không gian văn hóa trà, loại hình vui chơi giải trí chưa nhiều vì vậy hoạt động du lịch tại đây chỉ là hoạt động du lịch cuối tuần mà đại đa số du khách tới đây là du khách sinh sống và làm việc tại Thái Nguyên. Do đó doanh thu do hoạt động du lịch tại đây mang lại chủ yếu là từ nguồn thu từ mua chè, ăn uống và một số ít ở nhà dân trong làng

+ Mua chè: đa số các khách thương gia là những người đến các làng chè để mua chè về bán buôn, bán lẻ tại Hợp tác xã chè Hảo Đạt, hợp tác xã chè Tân Hương (Tân Cương), hợp tác xã chè Nghìn Hạnh


+ Sử dụng các dịch vụ: Khi đến các làng chè du khách thường có nhu cầu đến tham quan Bảo tàng chè Thái Nguyên để nghe thuyết minh, hướng dẫn về ông tổ nghề chè và cách trồng và chế biến chè ở Thái Nguyên

+ Ở nhà dân, lưu trú và ăn uống: Khi đi mua sắm kết hợp tham quan du khách thường tìm kiếm nhà dân để lưu trú, ăn uống nhưng thời gian lưu trú không nhiều, khoảng từ một đến hai ngày

Bảng 2.6 : Thu nhập du lịch tại các làng nghề chè Tân Cương và làng nghề chè La Bằng

Năm

Tổng doanh thu Du lịch toàn tỉnh

(tỷ đồng)

Các làng nghề chè

Tân Cương

Tỉ lệ phần

%

Các làng nghề chè La Bằng

Tỉ lệ phần

%

2008

640

8

1,25

0,4

0,062

2009

800

8,5

1,05

0,45

0,056

2010

955

9

0,94

0,55

0,057

2011

1100

11

1

0,6

0,054

2012

1210

10

0,82

0,5

0,041

2013

1138

9,5

0,83

0,65

0,057

2014

1265

12

0,99

0,6

0,047

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên)

Là một xã chủ yếu phát triển nền kinh tế nông nghiệp, việc phát triển hoạt động du lịch cuối tuần tại làng nghề chè Tân Cương làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa trên cơ sở đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu du lịch, thúc đẩy các ngành kinh tế vệ tinh như vận tải, kinh doanh lưu trú, dịch vụ… phát triển, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương


* Tại các làng nghề chè La Bằng

Thu nhập của các làng nghề chè La Bằng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập xã hội về du lịch, đây là con số quá khiêm tốn. Người dân trồng chè và có thu nhập chủ yếu từ trồng chè, năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên một thực tế giải thích phần nào sự khiêm tốn này chính là bởi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại làng trà La Bằng còn kém cả về số lượng và chất lượng: toàn bộ làng trà hiện nay chỉ có một nhà khách của UBND xã La Bằng, số lượng khoảng 10 phòng và một nhà văn hóa có khả năng phục vụ khách lưu trú. Đồng thời tại đây, ngoài dịch vụ tham quan các di tích lịch sử, tham quan làng chè ra thì hầu như không còn sản phẩm du lịch nào có sức hút giữ chân du khách ở lại chính vì vậy mà số lượng khách du lịch đến tham quan hầu như không sử dụng dịch vụ lưu trú mà chỉ tham quan, có thể sử dụng thêm dịch vụ ăn uống rất hạn chế về thực đơn và giá cả.

Một lý do nữa khiến doanh thu về dịch vụ du lịch tại các làng nghề chè La Bằng thấp là bởi, du khách tới tham quan không phải mua vé và thuê thuyết minh viên tại Không gian văn hóa chè La Bằng. Ba lý do cơ bản trên đã dẫn tới thu nhập về dịch vụ du lịch tại làng chè La Bằng còn khá khiêm tốn so với làng trà Tân Cương

2.4.3.3. Sản phẩm du lịch làng chè

a. Tham quan:

Trong các làng nghề nông nghiệp, có lẽ chỉ có “làng hoa” và “làng chè” là có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn hơn cả, cảnh quan ấy thỏa mãn du khách muốn tìm đến một vùng quê yên ả, không khí thoáng đãng, cảnh sắc xanh tươi. Đến Thái Nguyên, nếu không ghé thăm đồi chè và thưởng thức vị ngọt hậu của “đệ nhất danh trà” thì coi như chưa thấy cái thơ mộng của gốc chè, lá chè, hoa chè và cái cần mẫn của những bàn tay khéo léo tạo nên những gói chè xanh đặc sản thấm đượm tình đất – tình người Thái Nguyên.

Vùng chè Thái không chỉ thể hiện trong nhiều bài thơ ca ngợi cái hương vị quyến rũ:

Thoang thoảng hương cốm bay


Búp xanh non như ngọc

Chè Thái Nguyên ngọt giọng Ấm lòng khách tri âm.

Mà chúng ta còn gặp ở đây cảnh đẹp riêng có qua những câu thơ:

Vùng chè sóng mượt chân mây

Màu xanh trải mịn thấm đầy gió sương Chắt chiu giọt đất Tân Cương

Đón từ giọt nắng tạo hương bấy ngày

Vùng chè Thái, không chỉ có những đồi chè xanh mướt mà còn thấp thoáng bóng các cô gái nghiêng nón hái chè:

Đồi chè bát ngát Xanh biếc lưng trời

Bồng bênh mây trôi… Đôi tay ngọc ngà Lượn nhanh thoăn thắt Nét cười như hoa

Tình vương ánh mắt…


Cảnh sắc làng chè không đơn điệu bởi những đồi chè lại nhấp nhô, ẩn hiện những mái nhà vườn cây trái xum xuê, nên đã mời gọi và níu kéo bước chân du khách…

Sản phẩm trà nổi tiếng, cảnh sắc đẹp như một bức tranh, sự đa dạng về tài nguyên du lịch trong vùng, các làng chè Thái chắc chắn sẽ có được sự cuốn hút đặc biệt với du khách trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hiện nay các công ty du lịch lữ hành ra đời ngày càng nhiều và luôn tìm kiếm, khai thác những địa điểm, sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của miền đất và con người nơi vùng chè nổi tiếng và rộng thứ hai cả nước này hẳn sẽ là điểm khai thác mà các công ty du lịch lữ hành ngắm tới để hợp tác đầu tư.


Khi đến làng chè Tân Cương du khách như lạc vào một không gian bạt ngàn màu xanh của núi rừng Tân Cương, có nhiều điểm dừng chân tham quan lý tưởng như Bảo tàng trà với Không gian văn hoá trà Tân Cương, du khách được tham quan Chợ chè Tân Cương với sản phẩm đặc trưng trà truyền thống. Du lịch tìm hiểu về không gian văn hóa Trà du khách sẽ thông qua những tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày, du khách sẽ cảm nhận được sự độc đáo của điều kiện tự nhiên cho cây chè phát triển, thấy được những giá trị lịch sử, văn hóa của chè và đồng thời cũng cảm nhận sự vất vả một nắng hai sương của người dân vùng chè. Mỗi chúng ta khi nâng chén trà thơm nồng và đậm đà lên môi cũng từ đó mới thấy được những giá trị của cuộc sống và nét tinh tế của người dân vùng chè. Điều đó có nghĩa thương hiệu chè Thái Nguyên nói chung và thương hiệu chè Tân Cương nói riêng không phải tự nhiên hay vô tình có được, mà trên thực tế do sự bồi tụ và lắng đọng của thời gian theo dòng chảy lịch sử mà ở đó đất chè đã chắt chiu cho sự sống, phát triển của chè và người trồng chè, người thưởng trà đã gây dựng nên nét văn hóa trà độc đáo

Làng chè La Bằng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, do La Bằng nằm sát chân núi Tam Đảo nên thời tiết mát mẻ, khách du lịch thích đến suối La Bằng để tận hưởng không khí trong lành và tắm mát vào mùa hè. Mặt khác du khách đến La Bằng còn đến thăm Khu di tích thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên năm 1936

Làng chè cũng cần có "Nhà truyền thống làng nghề", có đội văn nghệ quần chúng biểu diễn dân ca và các làn điệu múa dân tộc để mừng đón khách đến thăm, có cả những cỗ xe ngựa đưa khách rong ruổi quanh làng chè, thăm danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lịch sử trong vùng.

b. Homestay:

Là loại hình du lịch được ưa chuộng khi tham gia vào du lịch cộng đồng tại các làng chè Thái Nguyên. Đây là một hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở (homestay) hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương. Bên cạnh đó còn được thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và tham gia văn hóa


đồng quê nên loại hình du lịch này đã được khẳng định là một hình thức du lịch mang tính cộng đồng bình đẳng và bền vững. Gần đây lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp ngày càng lớn vì đa số rất quan tâm tới thực phẩm ngon sạch và không gian sinh hoạt của các nông hộ. Du lịch nông nghiệp luôn hỗ trợ du khách trở thành du khách tích cực trong tất cả các hoạt động không bao giờ nhàm chán. Tham gia loại hình "Du lịch làng nghề nông nghiệp" du khách sẽ được nhìn ngắm đồi chè xanh mướt, được tham gia hái chè cùng các cô gái thoăn thoắt đôi tay, khách được thăm cảnh sao chè, được thử vò chè, sao chè và nếu du khách lại được uống ấm trà tự tay mới vò, mới sao….

Làng nghề chè tham gia vào mạng lưới "Du lịch nhà vườn" cần vận động nhiều gia đình sửa chữa nhà cửa để đón khách du lịch. Đây không phải là những căn nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các ngôi nhà vốn có, được tu bổ cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch: có phòng để tiếp khách, có phòng ngủ, bàn ăn và quan tâm đặc biết đến nguồn nước sạch và khu công trình phụ văn minh.

Thái Nguyên hiện đã xây dựng được trung tâm văn hóa trà, tuy nhiên không gian đẹp, công trình lớn, hoành tráng, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều du khách. Du lịch Homestay tại Làng chè Tân Cương phát triển khiêm tốn, một số ít du khách nước ngoài có nhu cầu lưu trú thì nghỉ tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Thắng. Nguyên nhân Homestay Thái Nguyên chưa thực sự phát triển thì có nhiều song cơ bản là Thái Nguyên chưa biết kết hợp tận dụng lợi thế mô hình du lịch nông nghiệp (homestay) với không gian mở mặc dù, từ lâu Thái Nguyên được biết đến như một “Thủ đô” của Trà Việt

c. Các tour du lịch đặc sắc:

Làng chè giữa một vùng tài nguyên du lịch đa dạng nên cho phép hình thành 3 tour du lịch đặc sắc đi qua các địa danh tiêu biểu, trong đó có các làng nghề chè nổi tiếng, bao gồm:

Tour thứ nhất: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - chùa Đán - chùa Y Na - Không gian văn hóa trà Tân Cương - khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023