Thực Trạng Ngành Du Lịch Và Tác Động Của Ngành Du Lịch Đến Nền Kinh Tế Tỉnh Bến Tre

Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề. Điểm lại hoạt động khai thác tuyến du lịch làng nghề, thấy rằng công việc hãy còn là sự khởi động ban đầu. Việc đầu tư, tổ chức khai thác tuyến du lịch làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc tổ chức kết nối các làng nghề truyền thống để đưa vào các hoạt động du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân làng nghề và cơ hội kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp du lịch.

Các nhà quản lý chuyên ngành du lịch cho rằng, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế. Khi các làng nghề đã có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo nên sức mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn lao động thu nhập thấp ở nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập. Đây cũng là hướng đi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng xây dựng hình ảnh nông thôn mới.

Phát triển ngành nghề truyền thống, chú ý tour du lịch làng nghề cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho làng nghề bảo tồn và phát triển. Đây là vấn đề đặt ra cho nhiều ngành, nhiều cấp. Một vài hình ảnh mà Công ty Du lịch Hương Giang, Công ty Lữ hành Hương Giang khi xây dựng tour du lịch sinh thái làng quê đã nối kết được với sự phát triển của nghề truyền thống, nó khơi dậy trong người dân những suy nghĩ mới về nghề nghiệp của mình.

Những thành quả trong hướng phát triển du lịch làng nghề vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như hiệu quả kinh doanh của du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tính bền vững chưa cao, sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, chưa mang tính cạnh tranh… Đó là những vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch suy nghĩ, tìm hướng phát triển để khai thác tốt nhất thế mạnh dịch vụ - du lịch của Thừa Thiên Huế. Du lịch làng nghề phải được xem là dự án phát triển trong tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch tổng thể của tỉnh để thế mạnh này không chỉ là những nhà hàng, khách sạn, lăng tẩm trên địa bàn thành phố Huế mà nó được mở rộng ra về các làng nghề, đô thị mới ở các huyện, thị xã; làm phong phú địa chỉ tham quan du lịch, hấp dẫn du khách bốn phương.

Quảng Nam

Quảng Nam có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống. Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) là một trường hợp điển hình. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour "Một ngày làm cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia việc trồng rau với các nhà vườn.

"Sau gần 5 năm đưa vào khai thác, đến nay đã có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm làng rau Trà Quế và tỏ ra rất thích thú với điểm du lịch này", giám đốc một công ty du lịch cho biết.

Tại làng gốm Thanh Hà, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai...

Du khách đến đây, ngoài việc tha hồ lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm độc đáo, còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Gốm Thanh Hà được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sản phẩm chủ yếu là đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh,... Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm Thanh Hà là nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.

Làng đúc đồng Phước Kiều cũng vậy, nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chuông, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoong chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác...

2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho làng nghề Bến Tre

- Mỗi làng nghề cần có một sản phẩm đặc sản riêng biệt.

- Hình thành các khu du lịch tổng hợp gồm có du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử văn hóa.

- Đầu tư cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật của làng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về du lịch làng nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả nêu cụ thể các cơ sở lý thuyết, lý luận có liên quan đến du lịch, khách du lịch, tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch ... Đây là các lý thuyết đã được các chuyên gia nổi tiếng khẳng định. Các lý thuyết khẳng định: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững.

Đặc biệt, tác giả trọng tâm đến khái niệm và đặc điểm của du lịch làng nghề. Vai trò kinh tế của ngành du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bài học kinh nghiệm về du lịch làng nghề ở 1 số địa phương trong nước và trên thế giới

Đồng thời giai đoạn này cũng nêu các lý thuyết cơ bản làm nền tảng chủ yếu và là cơ sở cho việc xây dựng quy trình nghiên cứu tiếp theo ở chương 3.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ BẾN TRE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là

2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Trong lịch sử hình thành và phát triển, Bến Tre đã tạo dựng nên nhiều làng nghề, trong đó có những làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cây giống hoa kiểng, nghề đan đát, nghề sản xuất bánh tráng, bánh phồng....mỗi làng nghề có những nét độc đáo riêng.

Hình 3 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre Nguồn http www bentre gov vn Là tỉnh 1

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Nguồn: http://www.bentre.gov.vn/

Là tỉnh chiếm ¼ diện tích dừa cả nước với khoảng 53.000 ha, gần 30 loại dừa khác nhau hàng năm cho sản lượng gần 500 triệu trái, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, Bến Tre cũng có rất nhiều làng nghề liên quan đến dừa như: đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, nghề sản xuất kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ dừa…..đây cũng là đặc điểm độc đáo của làng nghề Bến Tre trong vùng Tây Nam Bộ.

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông.

Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xoè rộng về phía đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.

Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.

Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Bến Tre là khoảng 1.350.400 người, mật độ trung bình là 537 người/km2, trong đó dân sống ở thành thị là 123.120 người, còn lại ở nông thôn.

Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương qua các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. chỉ mất hơn 1 giờ đi xe là đến. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày Nam, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày Nam, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã tư Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối Quốc lộ 60 với Quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối Quốc lộ 60 đi qua thị trấn Bình Đại đến xã biển Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu An Hoá – thành phố Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm.

Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao

35

Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

3.2 Tiềm năng của du lịch tỉnh Bến Tre

- Về tự nhiên

Bến Tre là vùng đất trù phú được bồi tụ bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Cổ Chiên. Tiềm năng tự nhiên mang đậm tính văn hóa miền tây nam bộ với rừng dừa (43 nghìn ha) bao phủ và những làng nghề truyền thống phong phú đậm nét văn hóa Bến Tre, tạo các dịch vụ tham quan du lịch lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cây dừa với nhiều sản phẩm độc đáo được khách ưa chuộng.

Đến với Bến Tre khách du lịch có thể tìm hiểu rất nhiều làng nghề truyền thống mà người dân nơi đây vô cùng thân thiện và hiếu khách.

Ngoài ra, khí hậu ôn hòa quanh năm, kết hợp cảnh quan thiên nhiên đẹp đã tạo cho Bến Tre ưu thế cảnh quan vượt trội so với một số địa phương khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long về việc phát triển loại hình tham quan làng nghề, homestay chất lượng cao, có sức thu hút du khách.

- Về tài nguyên nhân văn

Bến Tre sở hữu một hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống và các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với phong tục tập quán của cư dân. Tuy còn hạn chế về số lượng nhưng cũng có đủ các loại hình nhân văn như: làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội mang màu sắc khác so với các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong việc thu hút khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống mang đặc trưng văn hóa của cư dân “Xứ Dừa”, đó là các sản phẩm chính từ dừa: thủ công mĩ nghệ, ẩm thực, văn hóa nông nghiệp. Sản phẩm từ dừa gồm có: kẹo dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, quà lưu niệm,…góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế địa phương cũng như tạo nên dấu ấn đậm nét văn hóa Bến Tre gắn với hình ảnh “Xứ Dừa”.

Làng nghề truyền thống của Bến Tre có khoảng 20 làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng (thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách); khoảng 31 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với những làng nghề đặc trưng như: chế biến sản phẩm từ dừa, làm bánh tráng bánh phồng từ dừa…. hầu hết các làng nghề đều có những sản phẩm để

36

phục vụ du khách. Tuy nhiên do tính chất đặc thù nên còn một số làng nghề vẫn chưa

đưa được sản phẩm phục vụ du lịch.

Ẩm thực miệt vườn mang sắc thái chung với lối ăn dân dã của cư dân miền tây Nam Bộ là nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên kết hợp với nhiều loại rau thiên nhiên. Các món ăn có nguyên liệu từ cây dừa còn được coi là “đặc sản” dùng để chiêu đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương và được sử dụng trong những ngày giỗ, lễ, Tết….

Festival Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 với chủ đề “ Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển đã góp phần quảng bá với du khách trong và ngoài nước tham gia lễ hội hiểu biết sâu sắc hơn cây dừa trong đời sống văn hóa, ẩm thực và hoạt động thương mại của người dân Bến Tre.

Có thể khẳng định Bến Tre là một trong số ít các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch văn hóa và nhân văn đặc thù, mang màu sắc riêng với các tỉnh khác của vùng. Để phát triển loại hình du lịch làng nghề kết hợp tìm hiểu về văn hóa với nhiều sản phẩm độc đáo, chất lượng sẽ thu hút khách trong và ngoài nước, Bến Tre sẽ tiếp tục khẳng định là điểm đến lý tưởng của du khách.

3.3 Thực trạng ngành du lịch và tác động của ngành du lịch đến nền kinh tế tỉnh Bến Tre

3.3.1 Thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xem du lịch là một ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho doanh thu địa phương. Mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề truyền thống đang phát triển trong suốt quá trình phát triển du lịch tại Bến Tre.

Theo thông tin Sở công thương Bến Tre, toàn tỉnh có khoảng 45 làng nghề, gồm có 27 làng nghề nông nghiệp và 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 7 nhóm nghề của 63 ngành nghề nông thôn với 30.552 cơ sở, tốc độ phát triển từ 6-15% năm. Một số làng nghề có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như: làng nghề cây giống - hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng – bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm), làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa (Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, TP Bến Tre), nghề đan giỏ cọng dừa (Giồng Trôm), sản xuất kẹo dừa, nghề sản xuất cá khô (Bình Đại, Ba Tri)...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023