Phân Tích Thực Trạng Làng Nghề Bến Tre Và Phương Pháp Nghiên Cứu.

Hiện nay, trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, có sự đóng góp không nhỏ của sản phẩm du lịch làng nghề, nhiều vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, sự liên kết và phát triển của các thành phần kinh tế cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương. Như thế, ngành du lịch cần được nhìn nhận lại, xác định tác động của ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng đối với việc phát triển kinh tế của địa phương.

1.7 Bố cục luận văn

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Mở đầu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề.

Chương 3: Phân tích thực trạng làng nghề Bến Tre và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình tác giả tìm hiểu về các vấn đề liên quan và bối cảnh thực hiện chủ đề nghiên cứu Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” trong tình hình thực tế hiện nay, tác giả nhận thấy được lý do chọn đề tài trên hoàn toàn có khả thi và có thể thực hiện được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thông qua những buổi trao đổi, thảo luận với giảng viên hướng dẫn tác giả tiến hành xác định các mục tiêu nghiên cứu và định hướng đề tài nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề liên quan đến văn hóa du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre hiện nay. Nếu đề tài nghiên cứu được thực hiện hoàn chỉnh sẽ góp phần tạo nên một ý nghĩa nhất định trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, góp phần xây dựng nên một mô hình du lịch làng nghề phù hợp để vừa phát triển được du lịch lại vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa - nhân văn bản địa, đồng thời góp phần cải thiện đời sống nhân dân địa phương, phát triển kinh tế cho tỉnh Bến Tre

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 3


2.1 Tổng quan về du lịch

2.1.1 Khái niệm về du lịch:

Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là một loại hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp. Du lịch do ba yếu tố cơ bản là du khách, tài nguyên du lịch và ngành du lịch cấu thành. Lữ hành và du lịch đã có từ lâu, trải qua quá trình phát triển lâu dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, hoạt động lữ hành và du lịch có các hình thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau.

Theo Viện Hàn Lâm quốc tế du lịch có khái niệm là : “Du lịch là tập hợp các hoạt động mang tính tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình là công nghiệp liên kết thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Du lịch là một cuộc hành trình một bên là người khởi hành với mục đích đã chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ”.

Theo Luật du lịch Việt Nam(2014): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định”.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch. Có nhiều định nghĩa, nhưng theo Hangiker và Kraff định nghĩa là: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền”.

Từ khái niệm trên, cho chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa

sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch.

Bên cạnh, du lịch là một hoạt động của con người không phải nơi cư trú thường xuyên, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định. Đồng thời, từ khái niệm về du lịch cho ta thấy rõ hơn du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành quản lý du lịch, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển hoặc ngược lại của chủ thể này sẽ tác động trực tiếp đến các chủ thể còn lại. Chính vì thế, ngành du lịch cần phải có những giải pháp đồng bộ tác động lên các chủ thể này mới đảm bảo đưa hoạt động ngành du lịch phát triển một cách bền vững.

2.1.2 Khái niệm làng nghề

Theo Phạm Côn Sơn(2003) thì làng nghề được định nghĩa như sau : “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.

Theo Huỳnh Đức(2014) thì làng nghề được định nghĩa như sau : “Làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm. Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp”.

2.1.3 Khái niệm du lịch làng nghề

Theo Trần Nhạn thì du lịch là Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận về bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,…

Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa khác như : đình, chùa, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống.

Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó. Vì vậy mà du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào di lịch văn hóa. Từ đó ta có thề hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau :

Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách được cảm nhận, nhìn nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một địa phương nào đó

2.1.4 Khái niệm về khách du lịch:

Việc xác định ai là du khách (khách du lịch) có nhiều quan điểm khác nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào 3 tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi.

Theo Luật Du lịch Việt(2014) thì khách du lịch được định nghĩa là : “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Nhà xã hội học Cohen quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”.

Theo Ủy Ban Thống kê Liên Hiệp Quốc(1937) đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ”.

Tuy nhiên, trong thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít hơn 24 giờ ngày càng nhiều và không thể không tính đến tiêu dùng của họ trong thống kê du lịch, do đó đã nảy sinh ra khái niệm về khách tham quan. Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ.

Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách) là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình…, những người đi tham gia các hội nghị, hội thảo của các tổ chức, các đại hội thể thao…hoặc những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…). Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư, các học sinh sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc

10

gia khác, những người đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ.

Như vậy, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là những người có thời gian thăm viếng (lưu lại) nước đến ít nhất là 24 giờ. Sở dĩ như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc lưu trú.

2.1.5 Khái niệm và đặc điểm về sản phẩm du lịch

- Khái niệm:

Theo tổ chức Du lịch thế giới WTO: “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vậy chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”.

Kotler và Turner(2004) đã định nghĩa về sản phẩm du lịch một cách rộng rãi như sau: “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”.

Thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của sản phẩm du lịch:

- Sản phẩm du lịch chính: Là nhu cầu cần thỏa mãn chính hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một chỗ nghỉ mát, một điểm thể thao, một chuyến du hành đường thủy.

- Sản phẩm du lịch hình thức: Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm du lịch mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm có thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm chủ yếu là một chỗ nghỉ mát, thì sản phẩm du lịch là toàn bộ những khách sạn và dịch vụ thương mại ở trong khu nghỉ mát cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến việc nghỉ mát.

- Sản phẩm du lịch mở rộng: Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được xem là thành phần ưu tú, thượng lưu…

Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu

11

vấn đề kinh tế du lịch. Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ ra một thời gian và sức lực nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa mãn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp. Quá trình du lịch một lần như vậy tức là một sản phẩm du lịch, trong đó một hạng mục dịch vụ du lịch như một giường ở phòng khách sạn, một bữa cơm trưa thịnh soạn được gọi là sản phẩm du lịch. Có thể thấy sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành là sản phẩm vô hình mang đặc trưng hoàn chỉnh.

- Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, sản phẩm du lịch chủ yếu có các đặc điểm:

+ Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch : Được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức tạp của nhu cầu du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động trên nhiều mặt, bao gồm các hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế, ngoài ra nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch cũng nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính chất của hoạt động du lịch và đặc điểm khách quan trong nhu cầu của du khách đòi hỏi sản phẩm du lịch phải có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch.

+ Tính không thể dự trữ: Là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Do sản phẩm du lịch không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, xí nghiệp du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó tổn thất gây nên sẽ không thể bù đắp được.

+ Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch là hàng hóa có tính tổng hợp do du khách tiêu thụ ở nơi đích tới du lịch. Trước hết do nội dung hạt nhân của hoạt động du lịch biểu hiện thành hoạt động tham quan du ngoạn của du khách ở đích du lịch, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch

chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác. Sản phẩm vật chất được chuyển đến người tiêu thụ bằng phương tiện giao thông còn sản phẩm du lịch lại thông qua phương tiện giao thông để chở người tiêu thụ tới. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

+ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch và lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Chỉ khi du khách đến nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Trong ý nghĩa này, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra trong cùng một lúc và cùng chỗ.

+ Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm dễ dao động.

Như thế, sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó. Do vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí