Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch Việt Nam Qua Các Giai Đoạn

văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh quá trình lao động, làm việc. Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một điểm đến cũ có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt.

Theo Tổng Cục Du Lịch năm 2015 Việt Nam có 64.943.651 lượt khách du lịch trong đó khách nội địa chiếm 57 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 337,83 nghìn tỷ đồng.

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.

Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.

Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel

54

& Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình.

Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”.

Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta. Một điều tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển.

Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến.

Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một

55

trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030.

Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.

Với những phân tích trên, có thể thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những khiếm khuyết khi đánh giá về giá trị đóng góp thực sự của ngành du lịch trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc xác định rõ sự đóng góp và tác động tích cực của nó vào bức tranh chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu là vô cùng cần thiết, qua đó thấy được ý nghĩa cốt lõi của vấn đề cần xem xét, để có cái nhìn tích cực hơn về du lịch và vạch ra phương hướng đầu tư, phát triển một cách hiệu quả hơn. Với cách tiếp cận theo hướng trên, dưới đây là phương thức và tiêu chí đánh giá đóng góp của ngành du lịch vào GDP quốc gia để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của ngành du lịch.

Năm 2015, ngành Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 8-8,3 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 230 nghìn tỷ đồng.

Chỉ tiêu đạt được của ngành Du lịch trong năm 2014 đón 7,57 triệu khách quốc tế đã về đích sớm 2 năm so với mục tiêu của năm 2015 trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kết quả đó đã khẳng định vai trò, vị trí của ngành trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để có được kết quả này là do sự ổn định về chính trị và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tài nguyên phát triển du lịch phong phú, con người Việt Nam

thân thiện, ẩm thực phong phú và hấp dẫn, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư hoàn

thiện… Cùng với đó là sự nỗ lực của toàn ngành trong việc tích cực triển khai thực

hiện nghiêm túc và đồng bộ nhiều giải pháp, ừ công tác hoàn thiện thể chế chính sách,

công tác quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến, liên kết phối hợp các địa phương và

doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ...

à

Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch,

Việt

Nam chỉ

chú trọng khai thác

thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát

triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Và

â

vẫn chưa có được một s n khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức

p

để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản hẩm du lịch.

Với tiềm năng lớn, từ năm

2001, Du

lịch Việt Nam đã

được chính phủ quy

c

hoạ

h, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Mặc

dù "Chiến lược phát

triển

du lịch

iệt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt

được, từ năm 2011,

V

p

n

m

2030" đã

"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đế năm 2020, tầm nhìn đến nă

n

được thủ tướ

g chính

hủ Việt

Nam phê

duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối. Tuy

h

u

n

để ngành

nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiề

du lịch thật sự trở thành

mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả

ăng".

Bảng 4.1: Khẩu hiệu ngành Du lịch Việt Nam qua các giai đoạn


Giai đoạn

Biểu trưng

Khẩu hiệu

2001-2004


Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam - A destination for the new millennium

2004-2005


Hãy đến với Việt Nam Welcome to Vietnam


2006-2011


Việ t Nam V đẹp tiềm ẩn Vie t nam The hidden charm 2012 2015 Việ t Nam – Vẻ đẹp 1

Việt Nam - V đẹp tiềm ẩn Vietnam - The hidden charm


2012-2015


Việ t Nam – Vẻ đẹp bất tận Vie t nam Timeless Charm Nguồn http vi wikipedia rg 4 2 2

Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận Vietnam - Timeless Charm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 9

Nguồn: http://vi.wikipedia. rg

4.2. Quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre:

Nhận thấy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Bến Tre đang xây dựng đề án nâng cấp khu du lịch làng nghề về qui mô; tiếp tục quảng bá các thương hiệu đặc sản như kẹo dừa, bánh tráng, bánh phồng, khô… cùng các sản phẩm các làng nghề truyền thống, duy trì và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của du lịch Bến Tre, xây dựng thương hiệu du lịch Bến Tre thân thiện và mến khách.

Theo Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cho biết mục tiêu năm 2016, Bến Tre xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu gồm tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%; trong đó, lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch tăng 7,1% và chiếm tỉ trọng 40,7% trong cơ cấu nền kinh tế.

Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020, tiếp tục phát huy tiềm năng và khai thác triệt để thế mạnh sẵn có, “Phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành thành phố thương mại - du lịch văn minh hiện đại” . Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, du lịch; gắn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển đô thị, bố trí lại các khu chức năng, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, sớm đưa Bến Tre trở thành thành phố xanh-sạch-đẹp, văn minh, hiện đại.

Tạo nên sự phát triển chung của Bến Tre một cách toàn diện góp phần phát triển Thương mại - Dịch vụ làm tăng tỉ trọng GDP khu vực 3, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phát triển liên hoàn cả khu vực 2 và khu vực 1 theo định hướng Nghị quyết của Đảng bộ, và của Tỉnh Bến Tre đã nêu.

Ngành cũng chủ động để khai thác tốt lợi thế khu du lịch làng nghề, củng cố và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên sông; mời gọi đối tác tham gia đầu tư các dự án trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, mở rộng các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp du lịch văn hoá. Xây dựng đề án tổ chức lực lượng quản lý trật tự, vệ sinh, văn minh trong mua bán nhằm kiên quyết ngăn chặn hiện tượng chèo kéo khách, mua bán hàng quán.

Để ngành công nghiệp không khói phát triển ngày càng bền vững, Bến Tre cũng đề ra hàng loạt các biện pháp như: Khai thác lợi thế có sẵn về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử, thu hút mọi nguồn lực của xã hội đầu tư vào các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, chú trọng loại hình du lịch làng nghề và du lịch mua sắm, tạo môi trường du lịch văn hóa lành mạnh, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành…

Tập trung đầu tư nâng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo hướng phát huy thế mạnh hiện có, đi sâu từng loại hình du lịch phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đủ tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra các thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động du lịch, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng… nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng thu hút khách và tăng doanh thu cho du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan.

4.3. Kết quả nghiên cứu:

4.3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia

- Đối với câu hỏi “Theo quý vị, du khách hàng năm đến với Bến Tre với mục

đích gì?” có kết quả như sau:


Mục đích khách du lịch đến Bến Tre

25.00%

Du lịch làng nghề

Nghỉ dưỡng

12.0%

63.00%

Khác

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách đến Bến Tre

Bến tre có rất nhiều làng nghề TTCN đã được cong nhận như: làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh, làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề sản xuất chỉ sơ dừa Khánh Thạnh Tân, làng nghề rượu Phú Lễ, làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề TTCN Phước Long, làng nghề cá khô Bình Thắng, làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, làng nghề bó chổi An Hòa, làng nghề đan đát Phước Tuy.... Do đó việc các chuyên gia nhận định có khoảng 63% du khách đến Bến tre mục đích tìm hiểu, khám phá các làng nghề là hoàn toàn có cơ sở pháp lý.

59

Tuy nhiên, chỉ có 12% du khách đến Bến tre với mục đích nghỉ dưỡng là điều cần xem xét. Phải chăng các cơ sở lưu trú tại địa phương chưa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng?

- Trả lời cho câu hỏi “Ngành du lịch có phải là ngành trọng tâm trong phát triển kinh tế Bến Tre?” có nhiều ý kiến. Một số chuyên gia khẳng định vấn đề đó là đương nhiên. 3 lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp – thủy sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại đều phải tập trung phục vụ cho du lịch, khai thác thế mạnh của địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, 1 số chuyên gia còn xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, liệu nếu chỉ chú trọng ngành du lịch mà không phát triển 1 cách đồng bộ các ngành khác, nền kinh tế địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn, cơ cấu giữa các ngành mất cân bằng. Xuất hiện sự chênh lệch giữa các lĩnh vực kinh tế.

- “Du lịch làng nghề đã và đang phát triển đúng tầm của nó hay chưa?” Các chuyên gia đều cho rằng đã và đang phát triển, tuy nhiên, “đúng tầm” của nó thì chưa đạt đến.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tăng nhanh về số lượng và quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và giải trí ngày càng cao của xã hội, sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong lĩnh vực du lịch ngày càng trở nên gay gắt, do đó yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch là vấn đề cần được quan tâm đầu tư đúng mức.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượng bước đầu có sự cải thiện. Tuy nhiên, so với nhu cầu của hoạt động du lịch hiện nay và yêu cầu phát triển trong những năm tới thì các sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch của Bến Tre còn thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp, lao động hiện tại có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề còn ít, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và cán bộ giỏi về quản lý và điều hành kinh doanh du lịch.

- “Khi Bến Tre phát triển ngành du lịch làng nghề, liệu vấn đề này có tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế Bến Tre”

Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Bến Tre tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%, thu nhập bình quân

đầu người trên 33,76 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 13.208 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch vẫn phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 7,61% nguyên nhân do sản xuất khu vực chuyển biến tích cực.

Có chuyên gia cho rằng phát triển kinh tế quyết định trực tiếp đến việc phát triển du lịch. Nhất là ngành du lịch làng nghề. Kết quả ở các nước kinh tế phát triển là nếu thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân về du lịch tăng 1,5%.

- Đánh giá của quý vị về cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu của du khách khi đến với Bến Tre?

Câu trả lời xoay quanh các vấn đề chỉ đáp ứng được 1 phần và trong giai đoạn hoàn thiện. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Bến Tre để tìm cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư. Nhiều khách sạn mới được xây dựng với qui mô ngày càng lớn; các dự án kinh tế-xã hội đã và đang được triển khai... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã đẩy mạnh các Hội Chợ mở rộng kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, các tiểu thương trong tỉnh, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nhất là các sản phẩm từ dừa của địa phương.

- Theo quý vị, trong những năm tiếp theo, Bến Tre cần làm gì để thúc đẩy ngành du lịch làng nghề? Các ý kiến cho rằng:

Bến Tre cần mở rộng các tuyến tham quan đến nhiều làng nghề, chú trong cảnh quan thiên nhiên và kết hợp tham quan các di tích lịch sử; tiếp tục quảng bá các thương hiệu đặc sản như kẹo dừa, khô, bánh tráng cùng các sản phẩm từ làng nghề truyền thống, duy trì và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của du lịch Bến Tre, xây dựng thương hiệu du lịch Bến Tre thân thiện và mến khách.

Tập trung thực hiện kế hoạch, lộ trình nâng cấp thành phố Bến Tre trở thành đô thị loại II đến năm 2015 đã đạt 35/49 tiêu chí.

Theo đó, Bến Tre cần mời gọi đầu tư các khu du lịch làng nghề, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Nâng cấp hạ tầng giao thông đến các xã có làng nghề để phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch.

4.3.2. Kết quả thông tin mẫu khảo sát:

Tổng số phiếu điều tra phát ra là 250. Tuy nhiên chỉ có 218 phiếu trả lời hợp lệ.

Do đó, tác giả chỉ lấy kết quả khảo sát điều tra trên 218 mẫu trên.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí