Các Bước Nghiên Cứu Của Đề Tài

Là phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học để thu thập thông tin qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Đây là một phương pháp quan trọng để thu thập thông tin thực nghiệm, thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu điều tra xã hội học.

Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu.

Nguồn thông tin quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người, trên cơ sở đó, điều tra viên tiến hành ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong bảng hỏi có trước.

Tuy vậy quan sát cũng có nhược điểm là chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện hiện tại chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Hơn nữa sử dụng phương pháp quan sát các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có từ quan sát lần đầu dễ đánh lừa, che lấp những lần quan sát tiếp theo.

Các bước tiến hành điều tra xã hội học:

Mục đích của các cuộc điều tra là nhằm thu thập được những thông tin đáng tin cậy, chuẩn xác để làm cơ sở và chất liệu cho những phân tích lý luận và những ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần phải có một tổng thể các tri thức xã hội học rộng lớn, nhuần nhuyễn và thành thạo về việc sử dụng những phương pháp, thể thức và kỹ thuật điều tra. Ba giai đoạn cơ bản là:

Giai đoạn chuẩn bị: bao gồm việc xây dựng khung lý thuyết, soạn thảo bằng câu hỏi, chọn phương pháp và mẫu điều tra.

Giai đoạn thu thập thông tin.

Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin.

3.4.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu này được tiến hành theo 3 bước:

Bảng 3.5: Các bước nghiên cứu của đề tài


Bước

Dạng

Phương pháp

Kỹ thuật

1

Nghiên cứu sơ bộ

Định tính

Phỏng vấn sâu

2

Nghiên cứu thăm dò

Định tính

Phỏng vấn trực tiếp

3

Nghiên cứu chính thức

Định tính

Phỏng vấn trực tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 8

Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ được sử dụng bằng phương pháp định tính để phỏng vấn chuyên sâu với 10 chuyên gia (lãnh đạo tỉnh và các trưởng phòng ban, cấp quản lý cơ sở). Từ đó tìm hiểu và khai thác các thông tin liên quan đến đề tài để làm cơ sở thiết lập bảng câu hỏi. Sau khi có bảng câu hỏi, tác giả tiếp tục bước nghiên cứu thăm dò (phỏng vấn thử) bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 khách du lịch để kiểm tra, rà soát bảng câu hỏi lần cuối trước khi phỏng vấn chính thức. Cuối cùng là nghiên cứu chính thức, bước này sử dụng phương pháp định lượng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 250 khách du lịch.

Cả 3 bước nghiên cứu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để

thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra thì cần phải thực hiện đúng trình tự quy trình sau:


Đề cương phỏng vấn sâu (n=10)

Cơ sở lý thuyết về ngành du lịch

Thực trạng du lịch tại tỉnh Bến Tre


Bảng câu hỏi dùng để phỏng vấn thử (n = 50)

Hiệu chỉnh

Bảng câu hỏi dùng để phỏng vấn chính thức (n=250)


- Thu thập thông tin

- Xử lý dữ liệu

- Phân tích toàn bộ dữ liệu và thông tin thu thập

- Đưa ra kết luận chủ đề nghiên cứu

- Thảo luận kết quả nghiên cứu

- Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu.


Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu lý thuyết

(Nguồn: tác giả xây dựng sau khi nghiên cứu lý thuyết)

3.4.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Đây là bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu của đề tài. Trong bước này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 khách du lịch đã tham quan các địa điểm ở Bến Tre.

Mục đích của bước nghiên cứu này là tìm hiểu, khai thác và phát hiện các thông tin, các biến số có liên quan đến đề tài. Từ đó làm cơ sở để thiết lập bảng câu hỏi sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên với bảng câu hỏi này thì chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, bởi vì trong quá trình thảo luận tác giả có thể quên một số biến có liên quan hoặc trong quá trình thiết lập bảng câu hỏi còn mang tính chất chủ quan,…Vì vậy, để có thể thiết lập bảng câu hỏi hoàn chỉnh nhất thì bước tiếp theo tác giả quyết định phỏng vấn thử khoảng 10 khách du lịch.

3.4.2.2 Nghiên cứu thăm dò (phỏng vấn thử)

Như đã trình bày ở trên, bước nghiên cứu này được tiến hành với mục đích là kiểm tra, rà soát lại lần cuối bảng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức. Từ đó có thể xem xét cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Vì vậy, phương pháp được sử dụng trong bước này là nghiên cứu định lượng dựa trên bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa, bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khoảng 20 khách du lịch đã tham quan ở Bến Tre.

3.4.2.3 Nghiên cứu chính thức

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập đầy đủ dữ liệu đáp ứng đúng mục tiêu đã đề ra. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi sau khi chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng phương pháp định tính.

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Báo cáo, nghị quyết của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

- Sách, báo và các bài viết liên quan đến du lịch làng nghề.

- Thực trạng tình hình du lịch và phát triển kinh tế tại địa phương (Niên giám thống kê Bến Tre (2010 – 2014) NXB Thanh Niên, Danh mục các dự án mời gọi đầu tư – Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre)

- Các hoạt động văn hóa, điều kiện cơ sở vật chất nhằm góp phần nâng cao giá trị du lịch làng nghề Bến Tre.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu, tổng thể mẫu sẽ được chọn ra từ tổng thể điều tra và sẽ tiến hành khảo sát trên tổng thể mẫu để suy rộng cho tổng thể. Để loại trừ những phiếu điều tra không đạt tiêu chuẩn, số mẫu dự kiến thực hiên phỏng vấn là 250.

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên số khách du lịch và người dân được khảo sát trong thời gian tiến hành điều tra.

Phương pháp chuyên gia bằng cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra được gửi đến các chuyên gia, đánh giá về thực trạng du lịch làng nghề tại Bến Tre. Đồng thời, tác giả thực hiện cuộc phỏng vấn một cách ngẫu nhiên mức độ hài lòng của du khách khi đến tham quan và lưu trú.

Phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý và khách du lịch đến địa phương bằng cách xây dựng bảng câu hỏi cho khách thể trả lời.

3.4.4 Phương pháp thực hiện:

- Phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu.

- Các dạng phỏng vấn: phỏng vấn trực diện, qua internet và điện thoại.

- Thiết lập câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi liệt kê.

3.4.5 Thu thập và xử lý số liệu

3.4.5.1 Xác định đối tượng khảo sát nghiên cứu

Tác giả sẽ tiến hành khảo sát và phân tích trên đối tượng khảo sát là lãnh đạo chính quyền – các ban ngành – đoàn thể – nhân dân những người đang xây dựng, phát triển địa phương và khách du lịch làng nghề đến với Bến Tre.

3.4.5.2 Xác định mẫu nghiên cứu

Là một nghiên cứu định tính, tác giả rất mong sẽ thu thập càng nhiều khảo sát càng làm cho đề tài thêm tính thiết thực. Tuy nhiên, phải có một tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá khảo sát đạt yêu cầu, sau khi tham khảo ý kiến các thầy cô trong chuyên ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực, tác giả quyết định đặt mục tiêu cho khảo sát nghiên cứu này như sau:

- 10 lãnh đạo chính quyền – các ban ngành – đoàn thể - cấp quản lý cơ sở

- 250 khách du lịch và người dân tỉnh Bến Tre sống tại làng nghề

3.4.5.3 Xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu.

Bước 1: Tổng hợp các ý kiến của chuyên gia

Bước 2: Thống kê số lượng các bảng trả lời thu thập được.

Bước 3: Đánh giá thực trạng du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre dựa trên đánh giá trong bảng khảo sát. Thống kê dữ liệu bằng tỷ lệ phần trăm.

Bước 4: Phân tích và đưa ra giải pháp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nội dung chương 3 trong luận văn của tác giả thể hiện được những điểm cơ bản sau:

Khái quát chung về tỉnh Bến Tre (vị trí địa lý, dân cư, kinh tế, các ngành công thương nghiệp, nông nghiệp, du lịch, …)

Du lịch làng nghề là một ngành thế mạnh trong phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre. Trong nhiều năm gần đây, mặc dù đã từng bước củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế vẫn chưa cải thiện được những yếu kém. Hiện kinh phí đầu tư cho hoạt động du lịch hàng năm thấp, không đảm bảo cho công tác xúc tiến, quảng bá, kiểm tra, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Thực trạng ngành du lịch và tác động của ngành du lịch đến kinh tế tỉnh Bến Tre –

Đánh giá thực trạng.

Nêu lên được các phương pháp nghiên cứu chính của luận văn để làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, thực hiện, đưa ra được các kết quả và kiến nghị, giải pháp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Bối cảnh trong nước và thế giới:

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ khách quay trở lại cho thấy tính cạnh tranh của du lịch. Tuy nhiên, do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, tỷ lệ khách quay trở lại không phải là chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách phát triển ngành. Hiệu quả của ngành Du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách, đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP.

Nhìn từ kinh nghiệm bên ngoài, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các chỉ số cơ bản đo lường tính cạnh tranh của ngành du lịch một quốc gia gồm có: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch inbound theo từng thị trường, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách, và chương trình hành động của ngành Du lịch. Ngoài ra còn có một số chỉ số phụ như: mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách chính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch... Tham khảo những chỉ số này có thể thấy tỷ lệ khách quay trở lại không nằm trong các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của ngành du lịch.

Mặt khác, về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn chung, khách du lịch luôn muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023