Đánh Giá Của Du Khách Về Thực Trạng Của Các Yếu Tố Về Sản Phẩm Du Lịch Lâm Đồng


2.5.1.7. Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng

Bảng 2.5.1.7: Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố về sản phẩm du lịch Lâm Đồng


Tiêu chí

N

Minimum

Maximum

mean

Std.Deviation

Khí hậu

tn1

195

1

5

3.50

1.18

Các danh lam thắng cảnh

tn2

195

1

5

2.80

1.30

Tài nguyên rừng

tn3

195

1

5

2.95

1.32

Vị trí địa lý

tn4

195

1

5

3.11

1.46

Các di sản văn hóa

nv1

195

1

5

2.88

1.41

Phong tục tập quán của

địa phương

nv2

195

1

5

3.25

1.10

Sự thân thiện của dân địa phương

nv3

195

3

5

4.21

0.70

Các công trình kiến trúc

nv4

195

2

5

3.81

0.85

Các lễ hội truyền thống

nv5

195

1

5

3.25

0.96

Các cơ sở lưu trú

cs1

195

1

5

3.27

0.96

Dịch vụ vui chơi giải trí

cs2

195

1

4

2.03

0.96

Các phương tiện giao thông

cs3

195

1

5

2.70

1.10

Kết cấu hạ tầng

cs4

195

1

5

2.68

1.04

Ý thức bảo vệ môi trường

mt1

195

1

4

2.15

1.00

Nghệ thuật ẩm thực

mt2

195

1

5

2.88

1.04

Thái độ phục vụ của nhân viên

mt3

195

1

5

2.51

1.10

Tính chuyên nghiệp của nhân viên

mt4

195

1

4

2.12

0.93

Giá cả

mt5

195

1

5

2.36

1.05

Mức độ an toàn

mt6

195

2

5

3.48

1.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 - 7

Theo bảng 2.5.1.7, khảo sát của du khách về đánh giá thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng ở mức độ bình thường và kém, riêng yếu tố khí hậu, sự thân thiện của dân địa phương, các công trình kiến trúc và mức độ an toàn là tốt (3.48 – 4.21), đây là những lợi thế của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng


cần được phát huy. Đối với các yếu tố sản phẩm như: trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên còn rất hạn chế (2.12), dịch vụ vui chơi giải trí thì được đánh giá là rất thấp (2.03), thực tế ở Lâm Đồng rất nghèo nàn, có những khu du lịch không có dịch vụ vui chơi giải trí ngoài ngắm cảnh và mua sắm, ý thức bảo vệ môi trường thì quá kém (2.03 – 2.15). Đây là vấn đề mà các nhà quản lý và các nhà kinh doanh khai thác du lịch Lâm Đồng đặc biệt phải lưu tâm và xử lý kịp thời.

2.5.1.8. Đánh giá của du khách về thực trạng của các sản phẩm du lịch Lâm Đồng

Bảng 2.5.1.8: Bảng đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng


Tiêu chí

N

Minimum

Maximum

mean

Std.Deviation

Hàng thủ công mỹ nghệ

Sp1

195

1

5

2.33

1.16

Các sản phẩm đặc trưng (đặc sản)

Sp2

195

1

5

2.73

1.07

Loại hình du lịch tham quan

Sp3

195

1

5

2.91

1.13

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng

Sp4

195

1

5

3.08

1.05

Loại hình du lịch sinh thái

Sp5

195

2

5

3.52

0.89

Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị

Sp6

195

1

5

2.52

1.14

Loại hình du lịch thể thao mạo hiểm

Sp7

195

1

5

2.65

1.00

Loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa

Sp8

195

1

5

2.48

1.10

Loại hình du lịch miệt vườn

Sp9

195

1

3

1.85

0.80

Các tour du lịch theo chủ đề

Sp10

195

1

4

2.50

1.05

Loại hình du lịch mua sắm

Sp11

195

1

4

2.46

1.00

Kết quả khảo sát (bảng 2.3.1.8), chúng ta thấy thực trạng du lịch Lâm Đồng còn rất hạn chế về loại hình sản phẩm như: Du lịch miệt vườn, du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa còn rất kém, điểm trung bình từ (1.85 – 2.48) và các sản phẩm khác được du khách đánh giá ở mức trung bình. Cũng qua khảo sát, du


khách đánh gía sản phẩm du lịch ở Lâm Đồng còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp, chất lượng kém, chưa phong phú. Như vậy việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch , nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý du lịch Lâm Đồng.

2.5.1.9. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch

Bảng 2.5.1.9: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng


Tiêu chí

N

Gía trị TB quan trọng

Giá trị TB thực trạng

Mức độ chênh lệch

Khí hậu

tn1

195

4.25

3.50

0.75

Các danh lam thắng cảnh

tn2

195

4.28

2.80

1.48

Tài nguyên rừng

tn3

195

3.15

2.95

0.20

Vị trí địa lý

tn4

195

3.59

3.11

0.48

Các di sản văn hóa

nv1

195

3.62

2.88

0.74

Phong tục tập quán của địa phương

nv2

195

3.75

3.25

0.50

Sự thân thiện của dân địa phương

nv3

195

4.26

4.21

0.50

Các công trình kiến trúc

nv4

195

4.01

3.81

0.20

Các lễ hội truyền thống

nv5

195

3.98

3.25

0.73

Các cơ sở lưu trú

cs1

195

4.18

3.27

0.91

Dịch vụ vui chơi giải trí

cs2

195

3.98

2.03

1.95

Các phương tiện giao thông

cs3

195

3.50

2.70

0.80

Kết cấu hạ tầng

cs4

195

3.42

2.68

0.74

Ý thức bảo vệ môi trường

mt1

195

3.21

2.15

1.06

Nghệ thuật ẩm thực

mt2

195

3.82

2.88

0.94

Thái độ phục vụ của nhân viên

mt3

195

4.30

2.51

1.79

Tính chuyên nghiệp của nhân viên

mt4

195

3.75

2.12

1.63

Giá cả

mt5

195

4.15

2.36

1.79

Mức độ an toàn

mt6

195

4.01

3.48

0.53

Qua bảng 2.5.1.9, chúng ta thấy yếu tố như: tài nguyên rừng, mức độ an toàn, các công trình kiến trúc, sự thân thiện của dân địa phương có mức chênh


lênh khá nhỏ ( 0.20 – 0.53) Các yếu tố này thể hiện đã đáp ứng khá tốt với sự mong muốn của du khách. Đây là một lợi thế của du lịch Lâm Đồng. Bên cạnh đó một số các yếu tố như: thái độ, tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch, khu vui chơi giải trí, gía cả… thì mức chênh lệch tương đối lớn ( 1.79 – 1.63). Như vậy du lịch Lâm Đồng phải có biện pháp tích cực để thu nhỏ khỏang cách độ chênh lệch này, có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm du lịch có giá trị nhằm thoả mãn cho du khách.

2.5.1.10. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng

Bảng 2.5.1.10: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng


Tiêu chí

N

Gía trò TB

quan trọng

Giá trị TB

thực trạng

Mức độ chênh

lệch

Hàng thủ công mỹ nghệ

Sp1

195

3.25

2.33

0.92

Các sản phẩm đặc trưng (đặc sản)

Sp2

195

3.68

2.73

0.95

Loại hình du lịch tham quan

Sp3

195

3.91

2.91

1.00

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng

Sp4

195

3.25

3.08

0.17

Loại hình du lịch sinh thái

Sp5

195

3.81

3.52

0.29

Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị

Sp6

195

3.14

2.52

0.62

Loại hình du lịch thể thao mạo hiểm

Sp7

195

3.08

2.65

0.43

Loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa

Sp8

195

3.27

2.48

0.79

Loại hình du lịch miệt vườn

Sp9

195

3.09

1.85

1.24

Các tour du lịch theo chủ đề

Sp10

195

3.35

2.50

0.85

Loại hình du lịch mua sắm

Sp11

195

3.75

2.46

1.29

Trong bảng 2.5.1.10, chúng ta thấy ở Đà Lạt - Lâm Đồng việc duy trì du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái là, du lịch hội thảo hội nghị cần được duy trì và phát huy vì đây là một lợi thế của Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ, thuận hoà (0.17 – 0.62), song bên cạnh đó đối với du lịch thể thao, mạo hiểm cũng cần


được khai thác và đầu tư hơn nữa để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Bên cạnh một số sản phẩm như du lịch miệt vườn, du lịch mua sắm qua đánh giá thì mức chênh lệch rất cao (1.20 – 1.24), điều này thể hiện du lịch Lâm Đồng chưa đáp ứng được sự mong muốn của du khách nhất là du lịch miệt vườn và du lịch mua sắm.

2.5.1.11. Đánh giá độ tin cậy các thang đo

a. Hệ số tin cậy Cronbach alpha.

Hệ số Cronbach alpha được xác định theo công thức:


k 2


k 1 1

i

r

2


i

trong đó k – số biến quan sát trong thang đo; 2 - phương sai của biến quan sát


r

thứ i; 2 - phương sai của tổng thang đo.


Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo là khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,60 (Nunally & Burnstein,1994).

Trong nghiên cứu này, đã đánh giá độ tin cậy của 5 thang đo: các sản phẩm du lịch (SP), tài nguyên thiên nhiên (TN), tài nguyên nhân văn (NV), cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cơ sở du lịch tại địa phương (CS) và môi trường kinh tế – xã hội (MT). Phân tích cho thấy các hệ số Cronbach alpha đều lớn hơn 0,60 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,30 ( Xem phụ lục 7), nên các biến này có độ tin cậy cao và được sử dụng để phân tích.

b. Phân tích nhân tố

Đã phân tích tổ hợp 30 biến quan sát của 5 thang đo đã chọn (Xem Phụ lục 8). Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin đánh giá tính thỏa đáng của tập mẫu đã thu thập bằng 0,963 ở mức có nghĩa sigma bằng 0,00 trong kiểm định Bartlett. Giá


trị của hệ số KMO cho thấy giả thuyết ma trận tương quan là đồng nhất bị bác bỏ, các biến khảo sát là có tương quan và thỏa điều kiện để phân tích nhân tố.

2.6. Đánh giá chung về du lịch Lâm Đồng

2.6.1 Những thành tựu đạt được

Trong khoảng thời gian (1996 – 2006) thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng, công tác quản lý phát triển du lịch đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

- Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang được từng bước xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo diện mạo mới cho tỉnh.

- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại kết quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

- Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thành phố trong tỉnh tiến hành lập quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.


- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước.

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.6.2.1. Hạn chế

- Một số các chỉ tiêu phát triển du lịch trên thực tế chưa đạt mức yêu cầu của quy hoạch đề ra, loại hình và sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch có tầm cỡ, có sức cạnh tranh trong khu vực làm động lực thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển.

- Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, việc cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra chậm. Công tác đầu tư phát triển du lịch trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng và phát triển du lịch.

- Công tác lữ hành cả quốc tế và nội địa còn nhiều bất cập.

- Tài nguyên và môi trường du lịch một số vùng, địa phương đang bị suy giảm, bị xâm phạm và dần dần bị xuống cấp do tình trạng khai thác thiếu cân đối và một số nguyên nhân khác như các hoạt động dân sinh, thiên tai…

2.6.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan: Tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đếân du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng như khủng hoảng kinh tế, tài chính trên phạm vi toàn cầu, sự kiện chính trị vùng vịnh, nạn khủng bố dịch bệnh… ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch ở các thị trường nguồn, tại nhiều địa phương trong nước liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch và việc tổ chức các hoạt độïng kinh doanh, nhịp độ tăng trưởng, đầu tư phát triển du lịch.


- Nguyên nhân chủ quan : nội dung quy hoạch chưa lường trước được một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng bất lợi đến phát triển du lịch như thời tiết, dịch bệnh… thể hiện trong việc dự báo các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập du lịch cao so với thực tế phát triển, chưa thực sự gắn chặt với quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương và các quy hoạch ngành khác, chưa xác định rõ không gian phát triển các loại hình du lịch đặc thù như khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, hội nghị, hội thảo, chưa định rõ các mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch có hiệu quả kể cả trong quá trình hội nhập khu vực, thiếu các định hướng về cơ chế chính sách để phát triển du lịch bền vững ở một trung tâm du lịch lớn … Một số định hướng về thị trường và sản phẩm, về đầu tư xúc tiền quảng bá chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng phát triển du lịch.

- Công tác Marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường như công tác khai thác thị trường chưa được coi trọng đúng mức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn khách, việc nghiên cứu thị trường chưa được tập trung, kinh phí dành cho công tác xúc tiến quảng bá còn khiêm tốn.

- Công tác đầu tư phát triển du lịch thiếu những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường huy động nguồn lực nhất là nội lực để tạo bước đột phá phát triển du lịch, vốn đầu tư cho du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý.

Việc quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch còn bất cập, chồng chéo thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch phát triển các ngành khác.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, trình độ công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch còn thấp, chưa đáp ứng yêu cấu của quá trình hội nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023