Lượng Khách Du Lịch Đến Củ Chi Giai Đoạn 2001 - 2011

Hiện nay, trạm cũng mở cửa đón các đoàn khách đến để tham quan, học tập. Đặc biệt là sinh viên và học sinh, thông qua đó giáo dục các em ý thức về tự nhiên và lòng yêu thương đối với các loài động vật đang ngày càng bị con người sát hại.

2.4.2.3. Các tuyến du lịch Tuyến du lịch trong huyện

- Thị trấn Củ Chi – khu công viên nước Củ Chi – khu vườn cây ăn trái Trung An.

Đây là tuyến du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu vui chơi giải trí kết hợp với tham quan thư giản. Bên cạnh đó du khách còn có thể mua sắm các loại cây kiểng, cá cảnh, bánh tráng, trái cây phục vụ cho sở thích của bản thân hay làm quà cho bạn bè, người thân. Tuyến du lịch này thích hợp cho các bạn sinh viên họp mặt hay các nhóm bạn trẻ đi dã ngoại vào cuối tuần.

Các điểm tham quan du lịch chính

+ Khu công viên nước Củ Chi

+ Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

+ Làng nghề sinh vật cảnh

+ Khu vườn cây ăn trái Trung An

- Thị trấn Củ Chi – Địa đạo Bến Đình

Trong chuyến đi, du khách sẽ được tham quan khám phá các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật văn hóa, Đồng thời tham quan trải nghiệm các hoạt động sản xuất cũng như văn hóa đời sống của người dân địa phương và một số dân tộc ít người.

Các điểm tham quan chính:

+ Đình Cây Sộp

+ Khu nông nghiệp công nghệ cao

+ Chùa Linh Sơn

+ Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

+ Địa đạo Bến Đình

+ Khu du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số

Đây cũng là tuyến du lịch phục vụ chủ yếu cho nhu cầu vui chơi, giải trí Các điểm tham quan chính:

+ Khu công viên nước Củ Chi

+ Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ

- Thị trấn Củ Chi – Địa đạo Bến Dược

Tuyến du lịch phục vụ cho nhu cầu tham quan học tập, phù hợp cho các đoàn du khách quốc tế cũng như các đoàn khách trong nước hay các em học sinh, sinh viên. Qua chuyến đi, du khách sẽ hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam, hiểu biết thêm về các ngành nghề truyền thống. Đồng thời thông qua một số điểm du lịch giáo dục con người tình yêu thiên nhiên và yêu thương động vật.

Các điểm tham quan chính:

+ Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội

+ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã

+ Khu du lịch Một thoáng Việt Nam

+ Địa đạo Bến Dược

- Thị trấn Củ Chi – Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Quốc lộ 22 về trung tâm Thành phố với nhiều điểm tham quan, các di tích lịch sử, các công trình văn hóa nghệ thuật. Kết hợp là các khu trung tâm vui chơi giải trí hiện đại, các khu mua sắm sầm uất.

Các điểm tham quan chính:

+ chợ Bến Thành

+ Dinh Dộc Lập

+ Nhà hát Thành Phố

+ Các viện bảo tàng

+ Nhà thờ Đức Bà

+ Bưu điện Thành phố Hồ chí Minh

Tuyến du lịch liên tỉnh

Củ Chi – Tây Ninh

Loại hình du lịch chính : tham quan, tín ngưỡng Các điểm du lịch:

+ Địa đạo Bến Đình

+ Địa đạo Bến Dược

+ Khu du lịch Một thoáng Việt Nam

+ Chùa Bà Tây Ninh

Củ Chi – Bình Dương

Loại hình tham quan nghỉ dưỡng. Với các điểm đến:

+ Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ

+ Khu du lịch Đại Nam

+ Gốm sứ Minh Long

Tuyến du lịch quốc tế

Củ Chi – Phnôm Pênh

Loại hình chính là tham quan giải trí. Các điểm đến:

+ Khu di tích Địa đạo Củ Chi

+ Thủ đô Phnômpenh

2.4.2.4. Lao động trong ngành du lịch

Nguồn nhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển mọi lĩnh vực. Do đó, cho dù tài nguyên thiên nhiên, lịch sử có phong phú đa dạng cỡ nào nhưng nguồn nhân lực kém thì cũng không thể xây dựng được những chiến lược phát triển du lịch hay xây dựng những chương trình du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đây cũng là điểm yếu của Củ Chi trong những năm qua. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch của huyện chỉ khoảng hơn 1000 người. Trong đó đa số không qua đào tạo, thiếu nghiệp vụ cũng như chuyên môn. Trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 7%. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo ngành cần có những chương trình và chính sách để đào tạo và tuyển dụng những lao động có nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch để thúc đẩy ngành du lịch của huyện phát triển. Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo sử dụng nguồn nhân lực là cư dân bản địa, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng hơn, giải quyết hiệu quả hơn việc chia sẻ du lịch với cộng đồng địa phương.

2.4.2.5. Khách du lịch

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, du lịch huyện Củ Chi đã thu hút số lượng khách đến tham quan ngày một tăng. Năm 2000 số lượt khách đến huyện Củ Chi là 826.200 lượt người, đến năm 2002 là 994.646 lượt người. Năm 2004 là 904.561 lượt người. Hơn 5 năm sau, số lượt khách đã lên đến con số

1.125.000 vào năm 2009. Tuy số lượng khách tăng không đáng kể nhưng cũng đã cho thấy được sự chuyển biến của của du lịch huyện Củ Chi trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 2009 trở đi thì cùng với sự phát triển chung của thành phố, huyện Củ Chi đã có sự quan tâm và đầu tư hơn vào du lịch. Thể hiện qua số lượng du khách của những năm về sau.

Bảng 2.7. Lượng khách du lịch đến Củ Chi giai đoạn 2001 - 2011


Năm

Tổng số

Nội địa

Quốc tế

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 11







( %)

2001

875.801

641.683

73,26

183.683

26,73

2005

838.166

544.188

64,92

284.928

35,07

2008

790.529

354.069

44.79

436.460

55,21

2009

1.125.000

766.339

68,12

358.661

31,88

2010

1.263.919

852.243

67,43

411.676

32,57

2011

1.420.000

927.484

65,31

492.516

34,69

(Nguồn: Ban quản lý Di tích Địa Đạo Củ Chi)

*Khách quốc tế:

Số lượng khách quốc tế: khách quốc tế đến với huyện Củ Chi có xu hướng tăng qua các năm trừ năm 2009. Năm 2000 khách quốc tế chỉ đạt 183.863 người thì đến năm 2005, số khách đã tăng lên 284.928 người tăng 1,5 lần. Đến năm 2008 tăng lên 436.460 khách, tăng 2,4 lần so với năm 2000. Và 1,5 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2009 do ảnh hưởng của nền kinh tế số lượng khách có xu hướng giảm, nhưng sau đó vào năm 2010 số du khách đã tăng lại 411.676 khách, và đạt đến 492.516 khách vào năm 2011.

Bảng 2.8. Lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh và Củ Chi giai đoạn 2001 – 2011

Năm

Lượng khách đến TP Hồ Chí Minh

( nghìn lượt)

Lượng khách đến Củ Chi

( nghìn lượt)

Lượng khách đến Củ Chi so với TP

Hồ Chí Minh ( %)

2001

1.266

234,1

19

2005

2.000

284,9

15

2008

2.800

436,5

16

2009

2.600

358,6

14

2010

3.100

411,6

13

2011

3.500

492,5

14

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh + Ban quản lý khu du lịch Địa Đạo Củ Chi)

Tỉ lệ khách quốc tế trên tổng nguồn khách: khách du lịch quốc tế đến huyện Củ Chi tăng lên qua các năm. Năm 2000 chỉ chiếm khoảng 22,3%. Đến năm 2005 tăng lên 34%, nhưng vào năm 2008 số khách quốc tế đã chiếm hơn 55% tổng số khách đến Củ Chi. Đến năm 2009 ảnh hưởng nền kinh tế số lượng du khách giảm xuống còn 32%, sau đó tăng lên rất ít 32,6%, và năm 2011 là 34,7%.

Độ dài ngày lưu trú: khách đến tham quan huyện Củ Chi hầu như đều đi về trong ngày, hiếm có khách lưu trú lại. Vì tất cả các khách đều lưu trú tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc điểm nguồn khách quốc tế:

+ Mục đích du lịch: tham quan địa đạo Củ Chi, nơi được xem là một kỳ quan đánh giặc có một không hai. Nó mang chiều sâu thẳm của lòng căm thù và ý chí kiên cường, bất khuất của “vùng đất thép”, một trong những biểu tượng rực rỡ Chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.[15] Củ Chi thu hút khách quốc tế đến chủ yếu để tham quan về di tích lịch sử nổi tiếng này.

+ Phương tiện đi lại: khách quốc tế đế với Củ Chi hiện nay chủ yếu vẫn là đường bộ, xuất phát từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc đi từ của khẩu Mộc Bài từ Cam- pu- chia sang. Hiện có dự án phát triển hệ thống đường thủy nhưng chưa phổ biến.

+ Cơ cấu nguồn khách: du khách đến Củ Chi chủ yếu từ châu Á, châu Âu, châu Mĩ, còn lại số ít là từ châu Phi và châu Úc. Tỉ lệ khách du lịch các nước đang ngày một tăng, là một điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng du lịch của huyện.

Khách du lịch quốc tế đến Củ Chi so với Thành phố Hồ Chí Minh:

So với Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng khách du lịch quốc tế đến huyện Củ Chi còn rất thấp và không ổn định. Năm 2000 chiếm 16%, nhưng đến năm 2005 chỉ còn 15% giảm đi 1%, sau đó năm 2008 tăng lên 16%. Các năm tiếp theo đó hầu như chỉ dao động trong khoảng 13 – 14%.

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến Củ Chi giai đoạn 2001 – 2011

Nghìn lượt


1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

khách nội địa

khách quốc tế

năm

2001

2005

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Ban quản lý khu di tích Địa đạo Củ Chi)

Số lượng khách nội địa: số lượng khách nội địa đến huyện Củ Chi tăng nhanh trong những năm qua, từ giai đoạn năm 2009 trở đi thì số lượng khách nội địa tăng ổn định. Vào năm 2000 số lượng khách nội địa là 642.337 lượt người thì sang năm 2005 số lượng khách giảm 98.149 lượt khách chỉ còn 544.188 lượt nhưng đến năm 2008 thì lượng khách nội địa sụt giảm chỉ còn 354.069 lượt người. Bắt đầu từ 2009 trở đi thì số lượng khách bắt đầu ổn định hơn, tăng đều đặn qua các năm. Năm 2009 là 766.339 lượt khách, đến năm 2010 là

852.243 lượt khách, tăng 85.904 lượt khách. Và 2011 đạt 927.484 lượt khách, mức cao nhất qua các năm, chiếm 65% tổng số khách đến Củ Chi.

Tỉ lệ khách nội địa trên tổng số khách: Nhìn chung khách đến Củ Chi chủ yếu vẫn là khách nội địa, luôn chiếm hơn 65% tổng số khách trừ năm 2008. Như vậy , cơ cấu giữa khách du lịch quốc tế và nội địa đến Củ Chi còn khá chênh lệch. Điều này, đặt ra yêu cầu cho các nhà đầu tư cần quan tâm hơn nữa đến các sản phẩn du lịch và tuyên truyền quảng bá du lịch. Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế, thu hút lượng khách quốc tế đến với Củ Chi ngày một nhiều hơn.

Độ dài ngày lưu trú: Cũng giống như khách quốc tế thì khách nội địa cũng chỉ đến tham quan Củ Chi trong ngày hầu như không lưu lại. Vì đa phần là khoảng cách gần, còn lại đa số là học sinh sinh viên đi tham quan học tập theo các công ty lữ hành hoặc du khách các tỉnh thì lưu trú tại khu vực trung tâm. Bên cạnh đó, một số điểm du lịch khá hấp dẫn nhưng chưa tổ chức được các dịch vụ phục vụ đúng nhu cầu của du khách nên dẫn đến khách không muốn lưu trú lại.

Đặc điểm nguồn khách nội địa:

+ Mục đích du lịch: Khách nội địa đến với Củ Chi có nhiều dạng, nhưng đa phần là các học sinh, sinh viên đi tham quan học tập kết hợp sinh hoạt ngoại khóa. Tiếp đến là các cựu chiến binh về thăm lại địa đạo. Số khác là các vị lãnh đạo cấp nhà nước đến viếng đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở đây. Ngoài ra, còn có một lượng khách đến các khu du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái để nghỉ ngơi, giải trí. Nguồn khách này chủ yếu là khách từ nội thành thành phố đi dã ngoại vào dịp nghỉ lễ hoặc các dịp cuối tuần,…

+ Cơ cấu nguồn khách: Nguồn khách du lịch nội địa đến Củ Chi chủ yếu là từ khu vực trung tâm Thành phố và các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có một số ít khách phía Bắc hay Hà Nội đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh ghé qua.

Biều đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Củ Chi giai đoạn 2001 – 2011.


%

180

160,1

160

144,3

140

128,5

120

100

95,57

90,3

100


80


60


40


20

năm

0

2001

2005

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Ban quản lý khu Di tích Địa đạo Củ Chi)

Nếu lấy mốc tăng trưởng từ 2001 là 100% ta sẽ thấy tốc độ tăng trưởng của khách du lịch đến Củ Chi không ổn định qua các năm. Giai đoạn năm 2005 đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 95,7% năm 2005 và 90,3% năm 2009. Từ sau năm 2009 trở đi thì số lượng khách đến Củ Chi có xu hướng tăng ổn định hơn, khoảng 15 % mỗi năm. Và đến năm 2011 đạt 160,1% vượt 60,1% so với năm 2001. Nhìn chung trong quá trình phát triển ngành du lịch huyện đã có những thay đổi tích cực để cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch nhằm gia tăng số lượng du khách qua mỗi năm. Số lượng các điểm du lịch ngày một nhiều hơn với nhiều loại hình phong phú đa dạng hơn đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong những năm gần đây. Hy vọng trong những năm tới du lịch huyện Củ Chi sẽ có những định hướng mang tính chiến lược hơn để gia tăng thêm lượng du khách đến với Củ Chi, bắt kịp được với tốc độ phát triển du lịch của Thành phố.

2.4.2.6. Doanh thu

Doanh thu du lịch là tất cả khoản thu do du khách chi trả trên địa bàn huyên trong quá trình tham quan du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế công tác thống kê doanh thu du lịch những năm qua của huyện không có, mà chủ yếu dựa vào báo cáo của ban quản lý khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Còn các chi tiêu khác không cập nhật đầy đủ.

* Tổng doanh thu qua một số năm

Cùng với sự gia tăng về lượng du khách, doanh thu du lịch của Củ Chi cũng đã đạt được mức tăng trưởng nhất định.

Bảng 9.5. Doanh thu từ khu di tích Địa đạo Củ Chi giai đoạn năm 2008 – 2011 so với nguồn thu của Thành phố

Năm

Doanh thu từ du

lịch huyện Củ Chi ( tỷ đồng)

Doanh thu từ du

lịch của Thành phố ( tỷ đồng)

So với doanh thu du lịch của Thành

phố ( %)

2008

57,566

31.000

0,18

2009

69,244

38.334

0,18

2010

85,724

44.918

0,19

2011

100,060

56.842

0,18


Chi)

(Nguồn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Phòng kế hoạch kinh doanh Địa đạo Củ


Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ du lịch của huyện trong những năm qua có sự gia

tăng đáng kể từ 57,566 tỷ đồng lên đến hơn 100 tỷ. Đây là một bước cố gắng phát triển không ngừng của đội ngũ quản lý du lịch của huyện cũng như công sức của các nhân viên ngành du lịch. Tuy nhiên, nếu đem so với nguồn thu chung của thành phố thì du lịch huyện Củ Chi còn chiếm một tỷ lệ khá thấp. Từ năm 2008 đến năm 2011 đều chỉ dừng lại ở mức 0,18 % chỉ có năm 2010 đạt 0,19%. Vậy vấn đề đặt ra là ngành du lịch của huyện cần xem lại định hướng phát triển du lịch của huyện chưa bắt kịp với sự phát triển du lịch của thành phố. Huyện Củ Chi chưa tận dụng được lợi thế của một huyện ngoại thành của thành phố trung tâm. Chưa tận dụng được nguồn khách đến thành phố làm cơ sở để tăng doanh thu cho du lịch huyện. Đây là vấn đề mà các nhà làm du lịch huyện Củ Chi cần xem xét, cần có những giải pháp cụ thể để du lịch huyện Củ Chi ngày càng phát triển bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thành phố.

*Cơ cấu nguồn thu

Cơ cấu nguồn thu du lịch huyện Củ Chi khá đơn điệu. Chủ yếu tập trung vào doanh thu từ du khách tham quan khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Còn lại là từ doanh thu ăn uống. Trong những năm qua doanh thu từ ăn uống cũng tăng lên đáng kể, nhờ vào sự hoàn thiện và nâng cấp một số nhà hàng, các quán ăn mang tính đặc sản. Doanh thu từ các dịch vụ khác còn rất ít.

Điều nay cho thấy du lịch huyện Củ Chi còn chưa khai thác được hết tiềm năng. Các dịch vụ vui chơi, giải trí còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Nhìn chung cơ cấu doanh thu du lịch Củ Chi ít thay đổi qua các năm. Do đó để có bước đột phá

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí