Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long

Phát triển các điểm tham quan làng nghề truyền thống biển đảo nghề làm mắm; nuôi trồng và chế biến hải sản, nuôi cấy ngọc trai tại khu vực Đông Xá, Cái Rồng thuộc quần đảo Cái Bầu và đảo Quan Lạn.

+ Các sản phẩm du lịch theo cụm:

Cụm 1 (Khu vực Đông Xá - Cái Rồng): Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh, thăm các sản phẩm làng nghề nuôi trồng và chế biến hải sản, nuôi cấy ngọc trai, làm mắm…

Cụm 2 (cụm Hạ Long - Vạn yên): Ưu tiên phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, thăm quan các danh lam thắng cảnh kết hợp với phát triển các dịch vụ: Dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp gắn với casino; dịch vụ giải trí ven biển với các dịch vụ giải trí thể thao biển như lướt nước, lặn bằng bình dưỡng khí, lặn bằng ống thở, câu cá giải trí; dịch vụ vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời như sân golf, chiếu phim; và dịch vụ nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; dịch vụ tàu nghỉ đêm trên Vịnh.

Cụm 3 (cụm Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên): Ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đồng thời với lợi thế là khu vực có cảng hàng không nên chú trọng phát triển các dịch vụ tổng hợp cung cấp nhu cầu về mua sắm, vui chơi giải trí, ăn uống.... và các dịch vụ lữ hành, thương mại tại cảng hàng không.

Cụm 4, 5, 6 (Các cụm của Vườn Quốc gia Bái Tử Long): Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch sinh thái biển đảo. Xây dựng khu bảo tàng trưng bày, triển lãm về tiêu bản động, thực vật, hình ảnh về loài động, thực vật trên cạn và dưới nước, các sinh cảnh tự nhiên, các sản phẩm nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động tham quan, nghiên cứu khoa học. Phát triển các khu Bungalow men theo triền núi vừa tạo cảm giác gần gũi với cảnh quan thiên nhiên, sinh vật phục vụ cho du lich nghỉ dưỡng. Phát triển các dịch vụ nhà hàng bình dân ven bờ phục vụ nhu cầu ăn uống, ẩm thực cho du khách.

Cụm 7 (Cụm đảo Quan Lạn - Minh Châu): Chú trọng phát triển đồng bộ 5 loại hình du lịch: tắm biển, sinh thái biển đảo, nghỉ dưỡng biển, tham quan và du lịch văn hóa. Đầu tư phát triển các khu resort trung và cao cấp tại khu vực bãi biển; các dịch vụ thương mại, trung tâm mua sắm; các điểm lớn trưng bày các sản phẩm làng nghề biển phục vụ hoạt động tham quan, mua sắm của du khách. Quan tâm, bảo tồn khu kiến trúc nghệ thuật Đình, Chùa, Miếu, Nghè và các di

sản văn hóa tâm linh (đối với đảo Quan Lạn); các khu du lịch sinh thái rừng, biển đặc biệt khu rừng trâm nguyên sinh và bãi rùa đẻ trứng tại đảo Minh Châu phục vụ cho hoạt động tham quan văn hóa và du lịch sinh thái.

Cụm 8 (cụm đảo Ngọc Vừng - Thượng Mai - Hạ Mai): Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch: tắm biển, sinh thái biển, du lịch văn hóa kết hợp tham quan các danh lam thắng cảnh các di tích Đền thờ Bá Hồ, cột cờ Quốc gia và các di tích lịch sử cách mạng. Đồng thời phát triển các dịch vụ nhà hàng, khách sạn để du khách thưởng thức các món ẩm thực biển. Phát triển các khu resort trung và cao cấp, bám theo bờ biển và bãi bãi biển Trường Chinh phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng cùng với phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, các loại hình thể thao bãi biển.

Cụm 9 (cụm đảo Bản Sen - Thắng Lợi): Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch: sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng để thu hút thị trường khách du lịch nội địa cao cấp và nước ngoài. Đồng thời đầu tư phát triển các khách sạn c a o c ấ p , c á c n h à h à n g ẩm thực biển, dịch vụ spa. Xây dựng các khu Bungalow ven hồ và men theo triền núi. Quy hoạch phát triển các các sản phẩm làng nghề, các khu nuôi trồng thủy sản, làng chài, khu vực trồng cam bản địa phục vụ hoạt động tham quan kết hợp với du lịch sinh thái. Hình thành phát triển các khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại đảo Bản Sen. Đầu tư trùng tu di tích Thương cảng cổ Vân Đồn tại đảo Thắng lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

b) Định hướng thị trường

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng về thị trường khách du lịch Vịnh BTL. Luận án xác định rõ thị trường khách mục tiêu của DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới. Đây là cơ sở xây dựng các chiến lược về sản phẩm DLBĐ, chính sách tiếp thị phù hợp để phát triển du lịch. Các thị trường khách mục tiêu là (Phụ lục 05):

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 19

- Khách nội địa: Chú trọng khai thác, phát triển thị trường khách từ các trung tâm thành phố lớn: Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,... Hướng vào thị trường khách có khả năng chi trả cao, chú trọng khách với mục đích du lịch sinh thái biển đảo, tắm biển, nghỉ dưỡng biển dài ngày, vui chơi giải trí, mua sắm,... Ưu tiên khai thác, thu hút thị trường khách mục tiêu theo giai đoạn phù hợp, đồng bộ với tốc độ phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách.

- Khách quốc tế: Tập trung thu hút, phát triển thị trường khách quốc tế theo phân đoạn là: Thị trường khách Đông Bắc Á; khách Châu Âu; khách Bắc Mỹ; khách Châu Úc và Trung Quốc. Ưu tiên thị trường khách lưu trú dài ngày, có khả

năng chi trả cao như: khách Châu Âu, Bắc Mỹ; phân đọa ưu tiên các nguồn khách quốc tế dựa vào đặc điểm độ tuổi, tâm lý, nghề nghiệp của từng đối tượng khách đồng thời phát triển sản phẩm đồng bộ phù hợp với thị trường khách mục tiêu.

5.2.2.3. Định hướng phát triển không gian du lịch

Căn cứ xây dựng không gian, tuyến điểm du lịch

Dựa vào sự phân bổ tài nguyên du lịch tại các cụm du lịch đã được nghiên cứu. Luận án xác định trung tâm trung chuyển, gửi khách trong nội vùng là Cái Rồng và đảo Thắng Lợi. Ngoại vùng là thành phố Hà Nội và các trung tâm vệ tinh như Hải Phòng, Hạ Long.

Hiện trạng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Vân Đồn, các tuyến giao thông đường thủy, đường bộ.

Các tuyến du lịch biển đảo cần gắn với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo chủ quyền biên giới biển đảo Quốc gia.

Với các cơ sở trên Luận án đề xuất phát triển không gian du lịch bao gồm các tuyến, điểm ngoại vùng và nội vùng như sau:

a) Các tuyến du lịch nội vùng

Tuyến 1: Đông Xá - Cái Rồng - Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên - Bãi Dài- Vạn Yên Cái Rồng. Là tuyến đường bộ nội đảo Cái Bầu với các điểm đến và sản phẩm gồm: Tham quan các danh lam thắng cảnh tại đền Cặp Tiên (Đông Xá), đền thờ Vua Lý Anh Tông (Cái Rồng) và chùa Cái Bầu. Kết hợp thăm quan các làng nghề truyền thống làm mắm, nuôi trồng thủy sản tại Đông Xá, Cái Rồng; du lịch sinh thái, mua sắm, thương mại tại Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên; du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao biển và vui chơi giải trí có casino tại Bãi Dài, Vạn Yên.

Tuyến 2: Đông Xá - Cái Rồng - Hạ Long - Cái Bầu - Cảng Vạn Hoa - Cái Rồng. Là tuyến đường bộ chạy dọc theo đường 334 của quần đảo Cái Bầu, với các điểm đến và sản phẩm của tuyến là: Tham quan các danh thắng và làng nghề của Đông Xá và Cái Rồng cùng với du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí có casino tại Bãi Dài, Vạn yên.

Tuyến 3: Cái Rồng - Thắng Lợi - Ngọc Vừng - Quan Lạn, Minh Châu - Bản Sen - Cái Rồng. Là tuyến du lịch bằng đường biển các sản phẩm dịch vụ tại các điểm đến gồm: Tham quan Thương Cảng Cổ Vân Đồn thuộc đảo Thắng Lợi, tham quan các danh lam thắng cảnh thuộc đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn kết hợp tham

quan các làng nghề làm mắm, chế biến thủy sản khô tại đảo Quan Lạn; du lịch sinh thái rừng, biển tại đảo Bản Sen; du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, mua sắm thưởng thức ẩm thực đặc sản biển tại đảo Minh Châu, Quan Lạn.

Các điểm du lịch trên tuyến: Bãi Sá Sùng; bãi Rùa Đẻ; rừng Trâm Minh Châu; bãi tắm Minh Châu, bãi Robinson; cụm đình, đền, chùa nghè Quan Lạn, đền thờ Trần Khánh Dư; bãi tắm Sơn Hào; bãi tắm Động Hồ; rừng ngập mặn; di tích lưu niệm Bác Hồ; bãi tắm Trường Chinh; bãi tắm Tùng Con; hang Quan, hang Áng Dã, hang Ông Bụt, hang Đầu Giường; đền Vạ Giếng; khu nuôi trồng thủy sản đảo Thắng Lợi; khu bảo tàng trưng bày trên đảo Thẻ Vàng…

Tuyến 4: Cái Rồng - Cống Đông, Cống Tây - Ngọc Vừng - Thượng Mai, Hạ Mai - Quan Lạn - Cái Rồng. Là tuyến du lịch bằng đường thủy với các sản phẩm dịch vụ tại các điểm đến gồm: Du lịch sinh thái tại đảo Cống Đông, Cống Tây của đảo Thắng Lợi kết hợp tham quan các danh thắng đền Vạ Giếng, thương cảng Cổ Vân Đồn của đảo Thắng Lợi; du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển tại bãi biển Trường Chinh ở đảo Ngọc Vừng.

Tuyến 5: Cái Rồng - Bản Sen - Quan Lạn - Minh Châu – Cái Rồng. Là tuyến bằng đường biển xuất phát từ cảng Cái Rồng với các điểm đến và các sản phẩm dịch vụ gồm: du lịch tham quan kết hợp với sinh thái biển đảo tại đảo Bản Sen tham quan các làng nghề nuôi trồng thủy sản, làng chài và khu vực trồng cam bản địa; du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh Đền, Chùa, Miếu, Nghè và tham quan các làng nghề làm mắm, chế biến thủy sản khô tại đảo Quan Lạn; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tắm biển, thưởng thức ẩm thực đặc sản biển tại đảo Minh Châu, Quan Lạn.

Tuyến 6: Cái Rồng - Trà Ngọ - Sậu Nam, Sậu Đông - Ba Mùn - Minh Châu

- Quan Lạn - Cái Rồng: Là tuyến du lịch bằng đường thủy. Các dịch vụ, sản phẩm bao gồm: Du lịch sinh thái biển đảo kết hợp với thăm quan các khu bảo tồn tại đảo Trà Ngọ, Sậu Nam, Sậu Đông và Ba Mùn; kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và tham quan các danh lam thắng cảnh của đảo Quan Lạn, Minh Châu.

Các điểm du lịch trên tuyến: Các điểm thuộc Vườn Quốc gia BTL và vùng đệm bao gồm Hang Soi Nhụ; Rừng ngập mặn Tùng Cái Lim; Khu Ao Tiên; Áng Cái Lim; Điểm xem cá heo lạch Cái Quýt, trạm kiểm lâm Cái Lim, trạm kiểm lâm Ba Mùn; Hang Cái Đé; Rạn san hô quý hiếm; Khu bảo tồn sinh thái rừng nhiệt đới; Vụng Ổ Lợn….

Tuyến 7: Cái Rồng - Minh Châu - Ba Mùn - Sậu Nam - Sậu Đông- Vạn Hoa, Cái Bầu - Cái Rồng. Là tuyến du lịch bằng đường thủy. Các dịch vụ, sản phẩm bao gồm: Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng tại Minh Châu, du lịch sinh thái biển đảo kết hợp với thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên biển đảo tại Ba Mùn, Sậu Nam, Sậu Đông.

Tuyến 8: Bến Vũng Đục (Cẩm Phả) - Thắng Lợi - Ngọc Vừng - Quan Lạn - Minh Châu - Bản Sen - Vũng Đục. Là tuyến du lịch bằng đường thủy, xuất phát từ bến Vũng Đục (Cẩm Phả) đi đảo Thắng Lợi. Các dịch vụ, sản phẩm bao gồm: Du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh và các sản phẩm làng nghề tại đảo Thắng Lợi, Quan Lạn; du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển tại các bãi biển của đảo Minh Châu, Quan Lạn kết hợp với du lịch sinh thái tại đảo Bản Sen.

b) Các tuyến ngoại vùng

Các tuyến ngoại vùng đều xuất phát từ các trung tâm gửi khách chính là Hà Nội và các trung tâm vệ tinh như Hải Phòng, Hạ Long.

Tuyến 1: Hà Nội - Hạ Long - Bái Tử Long - Cô Tô theo tuyến quốc lộ 18. Là tuyến du lịch tham quan Vịnh và hang động tại kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái biển đảo tại Vườn Quốc gia BTL; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tắm biển và giải trí tại Bãi Dài, đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng của Vịnh BTL và các đảo thuộc quần đảo Cô Tô. Tuyến thích hợp với du khách đi du lịch biển đảo dài ngày. Các điểm du lịch chính bao gồm Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các đảo của Vịnh BTL và quần đảo Cô Tô.

Tuyến 2: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Bái Tử Long - Móng Cái theo tuyến đường quốc lộ 18. Các điểm tham quan chính là Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn của thành phố Hải Phòng, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, du lịch biển đảo Vịnh BTL và khu vực cửa khẩu Móng Cái, biển Trà Cổ. Các sản phẩm du lịch chính của tuyến gồm: Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tắm biển, du lịch sinh thái biển đảo, thăm quan thắng cảnh biển đảo tại: Cát Bà, Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long, các đảo Vịnh BTL; du lịch mua sắm tại Móng Cái.

Tuyến 3: Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long - Bái Tử Long theo tuyến quốc lộ 10 và quốc lộ 18. Là tuyến du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh tại chùa Bái Đính, Đền Trần ở Nam Định, các Đền chùa của Thái Bình và chùa Cái Bầu của Vịnh BTL; thăm quan kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An của Ninh Bình; du lịch sinh

thái biển đảo kết hợp với nghỉ dưỡng, tắm biển tại Bãi Dài, các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Vườn Quốc gia của Vịnh BTL và các đảo của quần đảo Cô Tô. Các điểm du lịch chính bao gồm: Khu du lịch Tràng An, các đền, chùa tại Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các đảo của Vịnh BTL.

Tuyến 4: Lào Cai - Hà Nội - Hạ Long - Bái Tử Long - Móng Cái theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 5. Là tuyến du lịch thăm quan kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tắm biển và du lịch mua sắm tại cửa khẩu Móng Cái; là tuyến kết nối giữa vùng núi với biển đảo. Các điểm du lịch chính của tuyến là: Lào Cai, Hà Nội, thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm biển tại Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và du lịch mua sắm tại cửa khẩu Móng Cái.

Tuyến 5: Lạng Sơn - Bái Tử Long - Móng Cái theo tuyến đường quốc lộ 4B và quốc lộ 18. Là tuyến du lịch mua sắm tại cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Móng Cái và du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm biển. Các điểm du lịch chính của tuyến là cửa khẩu Tân Thanh ở Lạng Sơn, cửa khẩu Móng Cái và các đảo của Vịnh BTL.

Tuyến 6: Hà Nội - Đồ sơn - Cát Bà - Bái Tử Long - Cô Tô. Là tuyến tiếp nhận khách từ Hà Nội đi Hải Phòng thăm quan, nghỉ dưỡng tại bán đảo Đồ Sơn, Cát Bà, sau đó bằng đường thủy du lịch thăm quan kết hợp với du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng tại đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng của Vịnh BTL và quần đảo Cô Tô.

Tuyến 7: Hà Nội - Hải Dương - Cẩm Phả - Bái Tử Long - Cô Tô theo quốc lộ 5. Là tuyến du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh tại Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương, Đền Cửa Ông ở Cẩm Phả và Chùa Cái Bầu ở Vân Đồn kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển và du lịch văn hóa tại các đảo của Vịnh BTL và quần đảo Cô Tô.

Tuyến 8: Vĩnh Thực - Trà Cổ - Bái Tử Long - Hạ Long. Đây là tuyến du lịch hoàn toàn bằng đường thủy xuất phát từ đảo Vĩnh Thực qua Trà Cổ đến Vịnh BTL và Hạ Long, phục vụ khách nội địa và khách Trung Quốc thăm quan kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển tại các đảo của Vịnh BTL.

Tuyến 9: Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Bái Tử Long. Đây là tuyến bằng đường thủy phục vụ du khách nội địa và quốc tế thăm quan, tìm hiểu khám phá biển đảo của Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng tại bán đảo Đồ

Sơn, Cát Bà; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển và du lịch văn hóa tại các đảo Thắng Lợi, Ngọc Vừng Bản Sen của Vịnh BTL.

Tuyến xuất phát từ các tỉnh phía Nam và các tỉnh Miền Trung đều qua trung tâm gửi khách là Hà Nội hoặc Hải Phòng.

Ngoài ra còn có thể phát triển các tuyến xuất phát từ trung tâm gửi khách khác theo đường biển cập cảng Cái Rồng hoặc đường hàng không đến cảng hàng không Vân Đồn sau khi Sân bay Vân Đồn được hoàn thành. Luận án căn cứ vào định hướng phát triển thị trường đề xuất nghiên cứu, định hướng phát triển một số tuyến hàng không như sau:

Tuyến du lịch hàng không nội địa: Bái Tử Long - Đà Nẵng - Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến du lịch hàng không quốc tế (nếu sân bay Vân Đồn được đầu tư nâng cấp thành sân bay quốc tế):

Tuyến du lịch kết nối: cảng hàng không Vân Đồn với các cảng hàng không của một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ.

Tuyến du lịch kết nối: Cảng hàng không Vân Đồn với các quốc gia Đông Bắc Á và các nước Đông Nam Á.

5.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG

5.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo

Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên DLBĐ là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phát triển các loại hình, dịch vụ sản phẩm du lịch đặc trưng. Để du lịch biển đảo Vịnh BTL phát triển tương xứng với tiềm năng tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, tăng cường thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách, nâng cao thu nhập phải có các giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên sự phong phú, tính độc đáo về tài nguyên du lịch như sau:

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẵn có, đặc biệt các sản phẩm du lịch đặc trưng của Vịnh, chú trọng phát triển các loại hình du lịch truyền thống như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan và du lịch văn hóa chất lượng cao nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo từng cụm du lịch. Đầu tư phát triển một số loại hình sản phẩm du lịch mới, dịch vụ bổ sung tại các cụm theo định hướng đề ra và có kết hợp hài hòa giữa các sản phẩm truyền thống với các dịch vụ,

sản phẩm mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách để tăng thêm sức hấp dẫn tại điểm đến, kéo dài thời gian lưu trú, khắc phục tính vụ mùa, tăng khả năng chi tiêu của khách.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ khu kinh tế Vân Đồn theo quy hoạch, tạo động lực cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các dịch vụ bổ sung. Trước mắt quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú tại các đảo để đáp ứng nhu cầu của khách; từng bước nâng cao chất lượng và tính thống nhất của cơ sở lưu trú bằng cách hoàn thiện hệ thống xếp hạng sao khách sạn trên địa bàn, đồng thời bổ sung cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các hoạt động về đêm để phục vụ khách du lịch các khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của khách.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch. Đặc biệt quan tâm, thu hút, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến địa bàn đầu tư, phát triển cung cấp sản phẩm du lịch mới tại Vịnh.

Phát triển các sản phẩm DLBĐ, ngoài việc dựa trên đặc điểm lợi thế về tài nguyên, cần có các nghiên cứu, đánh giá đặc điểm, xác định rõ thị trường mục tiêu để từ đó xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, nâng cao mức độ hài lòng và chi trả của du khách.

5.3.2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cần được quan tâm đẩy mạnh, đồng bộ, trọng tâm, hướng thẳng vào các thị trường mục tiêu. Đưa hình ảnh sản phẩm du lịch đặc trưng, mới lạ tới du khách với nhiều hình thức phong phú nhằm phát triển thị trường, thu hút khách đến với Vịnh BTL. Cụ thể cần thực hiện các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cần được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản, thống nhất và hiệu quả. Đưa thông tin về sản phẩm du lịch, tiềm năng tài nguyên du lịch biển, đảo; đời sống văn hóa phong phú của cư dân vùng biển; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch đến với du khách và nhà đầu tư trong, ngoài nước nhằm tạo cho du khách, nhà đầu tư có ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp với du lịch biển đảo Vịnh BTL.

Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện công tác xúc tiến quảng bá có tính trung và dài hạn, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt hướng theo quy luật của thị trường. Ngoài việc xúc tiến quảng bá chung cho du lịch Quảng Ninh, cần quan tâm

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí