Tỷ Trọng Của Du Lịch Vịnh Bái Tử Long Trong Cơ Cấu Kinh Tế

Bảng 4.18. Tỷ trọng của du lịch Vịnh Bái Tử Long trong cơ cấu kinh tế



STT


Chỉ tiêu


Đơn vị


Năm 2005


Năm 2010


Năm 2015

Tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2015

(%)

1

Doanh thu du lịch

tỷ đồng

45,9

225,9

540,0

32,8

2

Giá trị tăng thêm DLBĐ

tỷ đồng

22,5

105,8

298,6

29,1


3

Tỷ trọng trong cơ cấu khu kinh tế

Vân Đồn

%

4,4

8,3

11,1

-


4

Đóng góp cơ cấu kinh tế tỉnh

Quảng Ninh

%

0,12

0,25

0,29

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 16

Tỷ trọng giá trị tăng thêm (thu nhập) của DLBĐ/tổng giá trị ngành dịch vụ hàng năm đạt trên 38,0%. Năm 2005, DLBĐ chỉ chiếm 4,4% trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo Vân Đồn (UBND huyện Vân Đồn, 2014a), chiếm 0,12% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, đến năm 2015 vươn lên 11,1% trong cơ cấu của Khu kinh tế Vân Đồn và 0,29% của tỉnh Quảng Ninh (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2015) (Bảng 4.12).

Đạt được những kết quả trên, DLBĐ Vịnh BTL góp phần trực tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn theo hướng phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của địa phương, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 57,8% (năm 2005) xuống còn 38,5% (năm 2015), thay vào đó là ngành dịch vụ tăng từ 15,5% lên 29,4% (Huyện ủy Vân Đồn, 2015c).


Biểu đồ 4.8. Cơ cấu kinh tế

huyện Vân Đồn năm 2005

Biểu đồ 4.9. Cơ cấu kinh tế

huyện Vân Đồn năm 2015


* Đóng góp vào an sinh, xã hội

Kết quả điều tra 120 hộ dân sinh sống trên địa bàn tham gia vào các hoạt động du lịch, cho thấy 61,7% đánh giá DLBĐ tạo cơ hội cho họ tăng thu nhập tốt hơn (khả năng làm thay đổi thu nhập cao và rất cao); 71,7% cho rằng DLBĐ mang lại đời sống tinh thần cao và rất cao; 59,2% đánh giá khả năng tìm việc làm tốt hơn, đặc biệt vào mùa du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ DLBĐ mang lại kết quả thấp do chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, thiếu tính chuyên nghiệp trong phục vụ… nên đã không thành công, cần phải điều chỉnh hướng vào nhu cầu tiêu dùng của du khách.

Như vậy, tuy DLBĐ của Vịnh còn non trẻ nhưng thời gian qua đã cùng với các ngành kinh tế khác góp phần đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn như: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư vùng biển đảo Vịnh BTL.

Bảng 4.19. Tác động của du lịch đến thu nhập và đời sống của cộng đồng

(Đơn vị tính: %)


Chỉ tiêu

Rất cao

Cao

Không đổi

Thấp

Rất thấp

1. Thay đổi thu nhập

42,5

19,2

26,7

6,7

5,0

2. Đời sống tinh thần

49,2

22,5

19,2

5,0

4,2

3. Cơ hội tìm việc làm

39,2

20,0

28,3

6,7

5,8

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG

4.2.1. Quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch

4.2.1.1. Công tác quản lý nhà nước

Công tác quản lý du lịch trên địa bàn được thực hiện bởi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan như Quản lý Thị trường, Cơ quan Thuế, Công an, Y tế,… thực hiện có hiệu quả công tác quản lý du lịch biển đảo Vịnh BTL trên các mặt:

Công tác quản lý tài nguyên và môi trường du lịch biển đảo bước đầu đã chú trọng bảo vệ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn; chú trọng đầu tư xây dựng tái tạo các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống phục vụ cho du lịch.

Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch: Các đơn vị đã phối hợp có hiệu quả trong công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Thời gian qua việc phối hợp kiểm tra liên ngành các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn được tăng cường, số lượng các cuộc kiểm tra có liên quan về du lịch tăng dần theo các năm cả ở cấp huyện và cấp tỉnh. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách tại các khu du lịch, bãi tắm, trên biển,… được đảm bảo.

Công tác quản lý quy hoạch du lịch được đẩy mạnh. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý quy hoạch, hướng dẫn các nhà đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về du lịch thời gian qua còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển du lịch trên địa bàn: Việc quản lý giá các dịch vụ du lịch thiết yếu chưa được công khai, niêm yết, kiểm soát giá cả dẫn tới hiện tượng giá cả tăng đột biến vào mùa du lịch, các cơ sở vi phạm chưa được xử lý nghiêm minh.

Tình trạng lộn xộn, mất an toàn cho du khách tại một số cảng tàu vẫn còn tồn tại. Môi trường nước biển tại một số điểm như: cảng Cái Rồng, Cầu Vân Đồn,... đang có dấu hiệu ô nhiễm.

4.2.1.2. Cơ chế chính sách

a) Cơ chế, chính sách của Trung ương

Nhận thấy được giá trị về tài nguyên, lợi thế về địa kinh tế của Vịnh BTL năm 2007, Chính phủ đã quan tâm thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu Kinh tế Vân Đồn. Được áp dụng các chính sách khuyến khích vào bảo hộ cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Khu kinh tế ở một số các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực DLBĐ (Thủ tướng Chính phủ, 2007).

Năm 2009, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Vân Đồn, Vịnh BTL được quy hoạch là Khu kinh tế, trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao có dịch vụ vui chơi giải trí đẳng cấp. Chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, du lịch, vận tải hàng không... đóng góp lớn vào phát triển bền vững cho tỉnh Quảng Ninh (Thủ tướng Chính phủ, 2009).

Đặc biệt, năm 2014, Khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ quyết định bổ sung vào danh sách các nhóm Khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành, Khu kinh tế Vân Đồn còn được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù như: Ưu tiên huy động vốn ODA để đầu tư cho một số dự án kết cấu hạ tầng quan trọng; được ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% vốn đối ứng cho một dự án ODA của trung ương đầu tư trên địa bàn (Thủ tướng Chính phủ, 2014).

Các dự án đầu tư hạ tầng như Sân bay Vân Đồn; hạ tầng công nghệ thông tin; Bệnh viện quốc tế Vân Đồn; hạ tầng giao thông xuyên đảo sẽ được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA. Ngoài ra, Khu kinh tế Vân Đồn cũng được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện các dự án cảng du lịch, bến du thuyền thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương đầu tư.

Như vậy, hạ tầng Khu kinh tế Vân Đồn nói chung, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ Vịnh BTL nói riêng ngày càng được Nhà nước, Chính phủ quan tâm. Đây sẽ là thời cơ, vận hội lớn đối với sự phát triển du lịch Vịnh BTL, đưa DLBĐ Vịnh BTL lên tầm cao mới, là động lực xây dựng thành công Khu kinh tế Vân Đồn.

b) Cơ chế, chính sách của địa phương

Với các chính sách của Trung ương nói trên là căn cứ, định hướng cho cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn đặt ra mục tiêu, ban hành, xác lập chính sách quản lý, xây dựng, phát triển DLBĐ Vịnh BTL. Từng bước thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Khu kinh tế Vân Đồn; tập trung xây dựng Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Khu kinh tế và phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Qua đó, hàng loạt cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý và phát triển DLBĐ Vịnh BTL ra đời (Phụ lục 14) .

Một số chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay áp dụng cho Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm (Ban xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, 2014): (i) Khu kinh tế

Vân Đồn đưa vào khu phi thuế quan: Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. (ii) Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng. (iii) Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn Khu kinh tế….

c) Đánh giá chung

Với các chính sách ứu đãi phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh cho Khu kinh tế Vân Đồn nói chung, DLBĐ Vịnh BTL nói riêng bước đầu đã tác động trực tiếp và tạo đà cho phát triển DLBĐ Vịnh BTL thể hiện qua việc tăng trưởng thu hút nguồn vốn đầu và số lượng dự án: từ 643 tỷ đồng (giai đoạn 2005-2009) với 53 dự án lên 3.026 tỷ đồng (giai đoạn 2010 - 2014) với 73 dự án. Có nhiều dự án động lực đang dược triển khai như sân bay Vân Đồn, khu giải trí phức hợp có casino,…

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chính sách thời gian qua còn một số hạn chế sau làm ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển DLBĐ Vịnh BTL:

Theo đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn về độ hấp dẫn của các chính sách phát triển du lịch: hiện tại công tác thực thi các chính sách ưu đãi còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất chưa được thực hiện, có trên 41% doanh nghiệp đánh giá các chính sách ưu đãi này kém và rất kém hấp dẫn, chưa được tiếp cận.

Chính sách ưu đãi về mặt bằng, Quy hoạch tuy một số ít doanh nghiệp đánh giá có sự hấp dẫn, đã được tiếp cận, tạo điều kiện của chính quyền. Nhưng trên 40% doanh nghiệp cho rằng các chính sách này kém hấp dẫn, quy hoạch còn chồng chéo, lúng túng trong quản lý.

Thủ tục hành chính về đầu tư những năm gần đây đã được cải thiện hơn, trên 19,5% doanh nghiệp hài lòng cho rằng các thủ tục hành chính về đầu tư hấp dẫn cao và rất cao; số doanh nghiệp đánh giá độ hấp dẫn rất thấp ít (9,8%). Gần đây tỉnh Quảng Ninh thành lập, đưa Trung tâm phục vụ Hành chính công vào hoạt động ở cấp tỉnh và cấp huyện tạo sự thuận tiện, minh bạch, đơn giản hóa, giải quyết các thủ tục hành chính được các doanh nghiệp và nhân dân đánh giá cao.

Bảng 4.20. Đánh giá của doanh nghiệp về độ hấp dẫn của các chính sách

(Đơn vị tính: %)



Chính sách


Rất cao


Cao

Trung bình


Kém

Rất kém (chưa được tiếp cận)

Chính sách ưu đãi thuế

0,0

0,0

39,0

31,7

29,3

Chính sách ưu đãi về đất đai

4,9

9,8

43,9

19,5

22,0

Chính sách ưu đãi lãi suất

0,0

12,2

46,3

14,6

26,8

Quy hoạch

4,9

7,3

46,3

22,0

19,5

Thủ tục hành chính về đầu tư

7,3

12,2

51,2

12,2

17,1

Nguyên nhân do công tác quản lý, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đó còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao do đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu, ban hành, thực thi các chính sách thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; nhận thức chưa đầy đủ thiếu tầm nhìn trong tư duy, chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ.

4.2.2. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

Hiện nay, công tác quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn nói chung, quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Vịnh BTL đang được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt năm 2009 là cơ sở định hướng quy hoạch chi tiết các ngành và quy hoạch phân khu chức năng trên địa bàn Vịnh BTL.

Quy hoạch chiến lược trên địa bàn Vịnh BTL đều được tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh liên quan nghiên cứu lập quy hoạch. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng, lập quy hoạch phân khu chức năng trên địa bàn Vịnh BTL với các quy hoạch phân khu như sau:

Tại khu vực quần đảo Cái Bầu đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chức năng theo quy hoạch của Cảng hàng không Quảng Ninh; quy hoạch phân khu đô thị của thị trấn Cái Rồng với quy mô 2.000 ha được lập trên địa giới hành chính của các xã Đông Xá, Hạ Long và Thị trấn Cái Rồng. Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của khu vực các đảo của quần đảo Vân Hải và khu vực Cảng,

đô thị phía Bắc đảo Cái bầu. Bên cạnh đó, một số quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt như: Đảo Vạn Cảnh tỷ lệ 1/5000; Khu đô thị Đông Xá tỷ lệ 1/5000 (Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, 2014b).

Căn cứ phương án quy hoạch chi tiết phân khu chức năng phục vụ xây dựng Khu kinh tế, kết hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Vân Đồn đã mời các nhà tư vấn nghiên cứu, xây dựng lập quy hoạch phát triển du lịch huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và hiện đang chờ tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.

Tuy nhiên, công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn Vịnh BTL, huyện đảo Vân Đồn thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của phát triển, do thiếu tầm nhìn chiến lược, bài bản để hoạch định bước đi cụ thể, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn lực đầu tư thể hiện ở một số điểm sau:

Trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn triển khai cùng lúc ba quy hoạch Khu kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nông thôn mới tại các xã, thị trấn, dẫn đến chồng chéo, lúng túng trong việc thực hiện áp dụng các tiêu chí quy hoạch.

Công tác lập và quản lý quy hoạch về phát triển du lịch Vịnh BTL còn chậm đến nay mới đang là các phương án, ở giai đoạn lập hồ sơ, chưa được phê duyệt và công bố (UBND huyện Vân Đồn, 2014b). Việc liên tục điều chỉnh các quy hoạch trong thời gian qua gây khó khăn cho công tác xác tin như chỉ giới đường, mốc giới cấp phép xây dựng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn.

4.2.3. Cơ sở hạ tầng

a) Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ: Trên quần đảo Cái Bầu tuyến giao thông chính là tỉnh lộ 334 được bắt đầu nối từ phường Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả) được xếp hạng ở cấp 6 miền núi với chiều dài tuyến trên 45 km cùng với tuyến đường liên xã. Từ năm 2013 trở về trước, hệ thống đường giao thông đường bộ của quần đảo Cái Bầu còn rất nhiều hạn chế, chất lượng thấp, mặt đường hẹp, xuống cấp trầm trọng gây khó khăn cho việc sinh hoạt, đi lại giao thương của du khách và nhân dân trên địa bàn. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đang trển khai xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn cùng với nâng cấp tuyến tỉnh lộ

334 góp phần đem lại sự thuận tiện giao thông cho nhân dân và du khách đến với Vịnh BTL (UBND huyện Vân Đồn, 2014c).

Trên quần đảo Vân Hải trước đây, hạ tầng giao thông trên các đảo chưa được quan tâm đầu tư. Thời gian gần đây với nguồn vốn của chương trình Biển Đông hải đảo và chương trình nông thôn, các tuyến đường lưới giao thông huyết mạch cùng với tuyến đường liên thôn, xuyên đảo đang được đầu tư nâng cấp góp phần lớn vào sự thuận tiện giao thương đi lại của nhân dân và khách du lịch.

Giao thông đường thủy: Giao thông đường thuỷ có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sinh hoạt của nhân dân, khám phá du lịch và lưu thông hàng hoá. Vận chuyển khách bằng đường thủy tại Vịnh khá khác biệt và đặc trưng được du khách ưa thích. Thời gian qua trên các đảo nhiều cảng biển, cầu cảng được xây dựng đầu tư, tuy nhiên quy mô còn nhỏ. Cảng Cái Rồng của quần đảo Cái Bầu là cảng lớn nhất có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 500 tấn, đóng vai trò trung chuyển khách và hàng hóa ra các đảo tuyến ngoài.

Giao thông vận tải đường thủy phát triển khá nhanh, năm 2005 toàn Vịnh chỉ có 11 tàu gỗ, 04 tàu cao tốc, năm 2013 tăng lên trên 35 tàu gỗ và 25 tàu cao tốc các loại. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm du lịch số lượng phương tiện hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho du khách.

b) Bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông hoạt động ổn định. Mạng điện thoại cố định, điện thoại di động đã phủ sóng 100% đảm bảo nhu cầu thông tin, liên lạc thuận lợi, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và dân sinh của cộng đồng dân cư, khách du lịch trên địa bàn.

Toàn Vịnh có 2 cơ sở bưu điện ở quần đảo Cái Bầu và đảo Quan Lạn, các đảo còn lại đều có trạm, trung tâm dịch vụ điện thoại, Internet; đã phủ sóng điện thoại di động, sóng 3G của nhiều hãng đến tất cả các điểm du lịch, triển khai mở rộng băng thông, đường truyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch trên địa bàn nói riêng.

c) Hệ thống cung cấp điện

Với dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô bằng công nghệ cáp ngầm hiện đại của Italia hoàn thành trong năm 2013. Từ dự án này tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo triển khai đưa điện lưới ra các đảo còn lại của quần đảo Vân Hải.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023