Đến nay 100% người dân trên địa bàn Vịnh được sử dụng điện lưới quốc gia, đây là bước tiến quan trọng đáp ứng nguyện vọng ngàn đời của nhân dân trên các đảo và mở ra cho du lịch Vịnh BTL một tương lai mới.
Hệ thống điện chiếu sáng đô thị khá đầy đủ, các tuyến đường trục chính, đường nhánh được đầu tư lắp đặt đồng bộ đảm bảo tiêu chuẩn.
d) Hệ thống cấp, thoát nước
Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn gồm 26 hồ chứa nước và đập dâng với tổng dung tích 2,84 triệu m3. Một số công trình thuỷ lợi được đầu tư kiên cố hoá đã phát huy tác dụng như: đập Khe Mai (Đoàn Kết), đập Khe Bòng (Bình Dân), đập Voòng Tre (Đài Xuyên). Hầu hết các hộ dân trên quần đảo Cái Bầu sử dụng nước sạch từ nguồn nhà máy nước Cái Rồng với công suất thiết kế 1.080 m3/ngày đêm (UBND huyện Vân Đồn, 2014c).
Tuy nhiên, trên một số đảo thuộc quần đảo Vân Hải hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng nước qua xử lý còn hạn chế, đa phần dùng nước từ hệ thống giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước mặt tự chảy. Do vậy, tỷ lệ dân số trên toàn Vịnh được dùng nước sạch chỉ đạt 98,44%.
Hệ thống thoát nước đã được quan tâm, trên quần đảo Cái Bầu đang đầu tư hoàn thiện trạm xử lý nước thải và đấu nối từ hệ thống cống trong khu dân cư với hệ thống cống thoát nước chính dọc theo đường 334 đổ ra biển. Bên cạnh đó, tại các đảo thuộc quần đảo Vân Hải hiện chưa có trạm xử lý nước thải, phần nước thải sinh hoạt không qua xử lý thải trực tiếp ra biển.
e) Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Vịnh BTL
Theo đánh giá của khách du lịch về chất lượng CSHT tại Vịnh BTL, cho thấy: Trên 50% khách đánh giá cao và rất cao về hạ tầng điện và hạ tầng thông tin. Hạ tầng giao thông và cấp thoát nước còn nhiều hạn chế, có tới trên 21% du khách đánh giá thấp và rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới đi lại, nhu cầu nước sinh hoạt cho du khách tại các nhà nghỉ, khách sạn vào mùa du lịch.
Như vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển biển đảo Vịnh BTL trước hết là cần cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống CSHT đường giao thông, hạ tầng cấp nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch. Đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn tránh ô nhiễm môi trường biển.
Bảng 4.21. Kết quả đánh giá của khách về chất lượng cơ sở hạ tầng
(Đơn vị tính: %)
Cơ sở hạ tầng
Rất cao | cao | Trung bình | Thấp | Rất thấp | |
Hạ tầng giao thông | 4,7 | 33,0 | 41,0 | 18,4 | 2,8 |
Hạ tầng thông tin | 6,6 | 60,8 | 29,7 | 2,8 | 0,0 |
Cấp điện | 4,7 | 46,7 | 45,3 | 3,3 | 0,0 |
Cấp, thoát nước | 2,8 | 14,2 | 53,3 | 28,3 | 1,4 |
Khác | 2,8 | 19,3 | 70,8 | 7,1 | 0,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Và Phân Loại Số Nhà Hàng Theo Sức Chứa
- Tổng Nguồn Vốn Đầu Tư Theo Lũy Kế Hàng Năm Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Tỷ Trọng Của Du Lịch Vịnh Bái Tử Long Trong Cơ Cấu Kinh Tế
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long
- Đề Xuất Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Ngắn Hạn
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
4.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn giai đoạn 2005 - 2015 đạt được nhiều kết quả quan trọng là nhân tố góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Cụ thể, cơ cấu kinh tế cụ thể, huyện Vân Đồn chuyển dịch theo hướng phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của địa phương, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 57,8% (năm 2005) xuống còn 38,5% (năm 2015), thay vào đó là ngành dịch vụ tăng từ 15,5% lên 29,4% (Huyện ủy Vân Đồn, 2015c). Đồng thời với mục tiêu về phát triển kinh tế đề ra của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ngành dịch vụ chiếm 47 - 48% trong cơ cấu kinh tế (Tỉnh ủy Quảng Ninh, 2015); của huyện Vân Đồn chiếm 37,2 %, trong du lịch được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn. Các mục tiêu đó cùng với định hướng và dự án phát triển hạ tầng cho Khu Kinh tế Vân Đồn đã được triển khai như các đường xuyên đảo, sân bay Vân Đồn, đường đấu nối các khu chức năng, khu vui chơi phức hợp có casino sẽ ảnh hưởng tích cực, mở ra cho DLBĐ Vịnh BTL một bước tiến mới.
Cùng với đó các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo, dân số trong độ tuổi lao động của Vân Đồn chiếm 71,6%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 44,2% (Huyện ủy Vân Đồn, 2015c) là các điều kiện thuận lợi cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ cho ngành du lịch.
4.2.5. Tính thời vụ du lịch biển đảo
Vịnh BTL cũng giống như Vịnh Hạ Long là Vịnh thuộc khu vực Đông Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, lạnh vào mùa đông, do đó, sự phát triển DLBĐ Vịnh BTL chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động của thời tiết và thủy triều,… vì vậy mang tính chất vụ mùa rõ rệt.
Biểu đồ 4.10. Lượng khách du lịch trung bình đến Vịnh theo các tháng trong năm
Thời gian khai thác du lịch của Vịnh cơ bản chỉ tập trung cao điểm vào các tháng mùa hè, thu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; các tháng còn lại hầu như DLBĐ không hoạt động hoặc hoạt động không đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư, các cơ sở kinh doanh du lịch làm cho lao động du lịch tại đây cũng mang tính vụ mùa (Biểu đồ 4.16).
Hộp 4.2. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về thời vụ du lịch
Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc trưng của khu vực Bắc Bộ làm nên tính mùa vụ của du lịch biển đảo Vịnh BTL. Chính các yếu tố này đã làm hạn chế khá lớn việc khai thác cũng như thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khá lớn, tuy nhiên, hàng năm chỉ khai thác được 6/12 tháng của năm, để thu hồi vốn buộc các cơ sở kinh doanh phải tăng giá dịch vụ vào mùa du lịch để bù đắp, duy trì cơ sở vào thời gian còn lại.
Kết quả khách du lịch phải chịu giá cả dịch vụ cao; cơ sở kinh doanh du lịch thu hồi vốn đầu tư chậm, lao động du lịch cũng mang tính vụ mùa ảnh hưởng lớn tới phát triển du lịch biển đảo Vịnh BTL, tuy tài nguyên biển đảo của Vịnh khá đặc sắc và nổi trội.
Để khắc phục hạn chế này cần đầu tư các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, mua sắm, trung tâm thương mại, casino, thu hút khách nhằm kéo dài thời gian khai thác du lịch của Vịnh.
(Tổng hợp ý kiến đánh giá của các Chuyên gia, 2013)
Tính thời vụ của DLBĐ là mặt hạn chế lớn, ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư phát triển du lịch trên Vịnh. Để khắc phục hạn chế trên cần đầu tư các dịch vụ thay thế, bổ sung, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian hoạt động DLBĐ của Vịnh.
4.2.6. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển đảo
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Vịnh gồm ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietcombank; Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại cổ phần Hàng Hải,… Hệ thống ngân hàng có đủ nguồn lực, đội ngũ nhân viên đủ năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế như: vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh,... qua hệ thống ngân hàng điện tử hiện đại.
Hệ thống y tế: mạng lưới y tế trên địa bàn Vịnh BTL bao gồm 01 bệnh viện đa khoa trên 300 giường bệnh và 12 trạm y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cùng với 28 cơ sở hành nghề y dược tư nhân cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và sơ cứu cho nhân dân với tỷ lệ bác sỹ/vạn dân, đạt 7,27; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân, đạt 28,5 giường (UBND huyện Vân Đồn, 2014c). Tuy nhiên, chất lượng khám chữa bệnh, trình độ tay nghề của đội ngũ y, bác sỹ, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt hệ thống y tế ngoài các đảo.
Bảng 4.22. Kết quả đánh giá hài lòng của khách về dịch vụ phụ trợ
Đơn vị tính: %
Diễn giải
Rất cao | cao | Trung bình | Thấp | Rất thấp | |
Y tế | 0,9 | 10,8 | 42,5 | 33,5 | 12,3 |
Ngân hàng | 2,8 | 17,5 | 50,9 | 26,9 | 1,9 |
Theo kết quả thăm dò đánh giá độ hài lòng của khách du lịch về dịch vụ phụ trợ trên địa bàn Vịnh BTL về hệ thống y tế và ngân hàng đều ở mức trung bình. Hệ thống dịch vụ y tế kém phát triển, có tới 45,8% du khách đánh giá thấp và rất thấp về dịch vụ y tế. Dịch vụ ngân hàng tuy có phát triển trong những năm gần đây, nhưng chỉ có 20,3% lượng khách đánh giá cao, rất cao và có tới 28,8% du khách đánh giá thấp và rất thấp đối với dịch vụ này.
Như vậy, các dịch vụ phụ trợ ảnh hướng tới phát triển DLBĐ Vịnh BTL thể hiện qua việc tăng độ hài lòng của du khách, sự thuận tiện tiếp cận các dịch vụ của khách du
lịch. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế để góp phần làm tăng sự hài lòng cho khách DLBĐ Vịnh BTL.
4.6.7. Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Vịnh đến nay là 286, với trên 60% số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, trong đó có trên 30% số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các dịch vụ du lịch (Huyện ủy Vân Đồn, 2015c). Qua khảo sát, cho thấy đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực về tài chính, tổ chức sản xuất kinh cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch hạn chế, chưa đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách.
Môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan, các tàu du lịch đã được chính quyền các cấp quan tâm có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý giá còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch; hiện tượng găm hàng, tăng giá đột biến và các ngày cuối tuần và các ngày nghỉ lễ dài vẫn thường xuyên xảy đặc biệt tại các đảo Quan Lạn, Minh Châu. Các hoạt động kinh doanh hàng hải sản tươi sống tại cảng Cái Rồng không đúng nơi quy định gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường đang thường xuyên diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ tới khách du lịch. Đây là các vấn đề cần sớm giải quyết cho DLBĐ Vịnh BTL.
4.2.8. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo an ninh - quốc phòng biên giới biển đảo
a) Môi trường tự nhiên
Theo đánh giá của du khách, Vịnh BTL là nơi có nhiều bãi biển rất đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để Vịnh BTL phát triển các loại hình du lịch đặc thù.
Tuy nhiên, thời gian qua với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, môi trường tự nhiên Vịnh đã có phần thay đổi. Đánh giá lượng phát thải từ hoạt động du lịch cho thấy lượng rác thải hàng năm có xu hướng tăng nhanh hơn, mức tăng trưởng bình quân 19,73%; lượng nước thải tăng khá cao 18,76%, nước thải cũng chỉ được xử lý thô sơ, cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển. Kết quả quan trắc môi trường nước biển dành cho hoạt động du lịch tại các bãi tắm và khu du lịch ven biển, đa số các thông số đều chưa vượt quá giới hạn cho phép, những một số thông số đang có nguy cơ vượt quá giới hạn cho phép. Đồng thời kết quả cũng cho thấy nguy cơ của sự ô nhiễm dầu mỡ của nước biển, các điểm Cầu Cảng Cái Rồng, Bờ biển Ngọc Vừng, Bờ biển Minh Châu, Cầu
Vân Đồn đã có hàm lượng dẫu mỡ trong nước biển đã vượt quá tiêu chuẩn. Do vậy, phát triển DLBĐ cần quan tâm hạn chế tới tác động tới môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
b) An ninh trật tự và an toàn xã hội vùng biển đảo
Kết quả thăm dò đánh giá độ hài lòng của du khách về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Vịnh cho thấy, độ hài lòng của khách du lịch đạt ở mức khá với 23,6% khách đánh giá hài lòng và rất hài lòng; 57,7% đánh giá trung bình; 18,9% du khách đánh giá không hài lòng và rất không hài lòng.
Như vậy, để nâng cao độ hài lòng của du khách, việc đảm an ninh trật tự trên địa bàn Vịnh là rất cần thiết. Đặc biệt cần nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn cho khách tại khu vực bãi tắm như phòng tránh đuối nước, cướp giật tài sản. Đồng thời, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở ăn uống, cũng như công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở lưu trú cũng là vấn đề đặt ra hiện nay.
c) Quốc phòng
Vịnh BTL là địa bàn trọng yếu nằm ở vị trí tiền tiêu thuộc vùng Đông Bắc của Tổ Quốc, vùng biển gần sát với Đảo Hải Nam của Trung Quốc, nên vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên dọc tuyến biển, bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia là những vấn đề đặt ra trong tình hình mới hiện nay.
Từ thực tế diễn ra sau sự kiện Trung Quốc đặt Giàn khoan Hải dương nước sâu HD 981 trái phép tại Biển Đông vào tháng 5/2014 cho thấy, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo đối với nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch nói chung, DLBĐ Vịnh BTL nói riêng. Cụ thể sau sự kiện này, lượng khách quốc tế đến Vịnh năm 2014 giảm mạnh, chỉ bằng 81,2% so với năm 2013; đặc biệt lượng khách Trung Quốc giảm từ thị phần 25,4% (năm 2013) xuống còn 13,4% (năm 2014) (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2014).
Như vậy, yếu tố an ninh quốc phòng vùng biên giới biển đảo ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển DLBĐ, đặc biệt là thị trường khách du lịch. Do vậy, để phát triển DLBĐ Vịnh BTL một cách bền vững, vấn đề gắn kết với mục tiêu đảm bảo yếu tố quốc phòng vùng biên giới biển đảo là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời gian tới.
4.2.9. Nhận thức xã hội về du lịch và tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ du lịch biển đảo
Theo kết quả điều tra đánh giá của khách du lịch về nhận thức xã hội và chất lượng các sản phẩm du lịch của cư dân địa phương cho thấy (Hộp 4.3): Thái độ thân
thiện, ý thức trách nhiệm của cư dân đối với việc phát triển du lịch còn hạn chế. Các hộ dân tham gia hoạt động DLBĐ với nhiều mức độ khác nhau, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nhỏ phục vụ khách du lịch như: bán các mặt hàng thiết yếu, chế biến, các sản phẩm làng nghề truyền thống biển đảo: nước mắm, chế biến hải sản khô, đặc sản biển…; kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách như: xe tuk tuk, xe ôm, lái đò, lái tàu, vận chuyển đồ và hàng hóa…; kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống nhỏ như: nhà trọ, quán cơm.
Ngoài ra, các hộ còn tham gia phục vụ dịch vụ lễ hội như: chèo thuyền, rước kiệu, chụp ảnh,… Tuy nhiên, phần lớn hoạt động tham gia của hộ dân còn yếu, mang tính tự phát, với quy mô nhỏ, chưa được định hướng cụ thể.
Hộp 4.3. Kết quả phỏng vấn khách du lịch nhận thức xã hội và chất lượng các sản phẩm du lịch của cư dân địa phương
(i) Ý thức trách nhiệm của cư dân đối với việc phát triển DLBĐ còn hạn chế như: Ý thức bảo vệ môi trường du lịch, thái độ thân thiện chào đón khách.
(ii) Một số mặt hàng thiết yếu phục vụ du lịch như: nước, đồ ăn nhẹ, vật dụng,… của rất nhiều hộ dân kinh doanh có giá cả khá đắt; hàng hóa, dịch vụ đơn điệu, chất lượng không cao; thái độ phục vụ còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.
(iii) Các sản phẩm làng nghề truyền thống vùng biển đảo như: nước mắm, cá khô, sá sùng khô, cam bản địa,… được du khách đánh giá rất ngon, khá đặc trưng, độc đáo thích hợp cho việc mua làm quà sau mỗi chuyến đi, tuy nhiên giá cả hơi cao.
(iv) Hoạt động tham gia vận chuyển khách của các hộ dân bằng xe tuk tuk, xe ôm, chở đò, lái tàu,… để lại nhiều ấn tượng, nhất là bằng phương tiện xe tuk tuk, thái độ phục vụ tốt, giá cả hợp lý.
Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn của tác giả, 2013
Hoạt động chế biến và bán các sản phẩm làng nghề truyền thống biển đảo có tỷ trọng số hộ tham gia đạt 15,0% với tần suất hoạt động khá 66,7% được khách du lịch hài lòng nhất với chỉ số hài lòng cao nhất 3,17. Qua kết quả phỏng vấn tại Hộp
4.3 cho thấy sản phẩm làng nghề truyền thống biển đảo ở đây khá đặc trưng và được du khách khá ưa chuộng, đặc biệt là các sản phẩm nước mắm, cá khô,…
Bảng 4.23. Tần suất và độ hài lòng của khách du lịch đối với sự tham gia của cộng đồng địa phương về các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch biển đảo
Đơn vị tính: %
Số hộ được phỏng vấn (N= 120) | Độ hài lòng của khách về các hoạt động | |||||||
Hoạt động | Tần* suất tham gia | Rất cao | Trung bình | Rất thấp | Giá trị trung bình (điểm) | |||
Cao | Thấp | |||||||
Bán hàng thiết yếu phục vụ du lịch | 24 | 83,3% | 3,3 | 5,7 | 63,2 | 21,2 | 6,6 | 2,78 |
Chế biến bán các sản phẩm làng nghề truyền thống biển đảo | 18 | 66,7% | 7,5 | 13,2 | 71,2 | 5,2 | 2,8 | 3,17 |
Dịch vụ ăn uống bình dân phục vụ khách DL | 9 | 66,7% | 5,7 | 8,5 | 77,4 | 7,1 | 1,4 | 3,10 |
Dịch vụ nhà nghỉ, trọ | 13 | 75,0% | 2,8 | 5,2 | 82,5 | 6,1 | 3,3 | 2,98 |
Lễ hội, chụp ảnh | 5 | 25,0% | 1,4 | 3,8 | 91,0 | 2,8 | 0,9 | 3,02 |
Dịch vụ chạy xe tuk tuk, xe ôm, chở đò, lái tầu… | 31 | 91,7% | 5,7 | 9,0 | 81,1 | 3,3 | 0,9 | 3,15 |
* Tần suất tham gia = số tháng tham gia trung bình của năm/12
Các hoạt động: Cung cấp dịch vụ ăn uống bình dân phục vụ khách du lịch và dịch vụ nghỉ trọ có tỷ trọng hộ dân tham gia thấp nhưng tần suất tham gia khá trên 66%, tuy nhiên độ hài lòng của du khách đối với hoạt động này ở mức trung bình.
Hoạt động lễ hội, chụp ảnh có tỷ trọng số hộ tham gia khá ít (4,2%), đồng thời tần suất tham gia đạt thấp (25,0%) và độ hài lòng của du khách đối với hoạt động này ở mức trung bình (3,02) vì tổ chức không thường xuyên, chỉ vào mùa lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển.
Như vậy, hoạt động của cộng đồng địa phương tham gia cung ứng dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến chất lượng phát triển DLBĐ. Để phát triển DLBĐ Vịnh BTL cần định hướng, quan tâm, kiểm soát hơn nữa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động như: cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ du lịch, dịch vụ nghỉ trọ, cơ sở ăn uống bình dân,… đồng thời khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng biển đảo phục vụ nhu cầu khách du lịch.