Đề Xuất Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng Ngắn Hạn

tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá độc lập riêng biệt cho DLBĐ Vịnh BTL, từ đó tạo thương hiệu riêng của Vịnh đến với du khách.

Tập trung phát triển, xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch biển, đảo Vịnh BTL thông qua các hoạt động: Thiết kế biểu tượng (logo) và khẩu hiệu cho du lịch Vịnh BTL trên cơ sở thể hiện sát nhất các giá trị thương hiệu, tính cách thương hiệu du lịch biển đảo; thiết kế hình ảnh chung và các hình ảnh gắn với thương hiệu sản phẩm.

Nghiên cứu thành lập đơn vị chuyên trách về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh BTL, trước mắt đặt tại địa bàn Vịnh BTL và phát triển mở rộng trên cả nước khi thương hiệu đủ mạnh. Xây dựng kế hoạch, kết nối nội dung tư vấn và tổ chức truyền thông, xúc tiến, quảng bá; giám sát thực hiện quản trị thương hiệu; thực hiện điều tra thị trường định kỳ, tìm hiểu nhận định thương hiệu từ phía thị trường, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, xây dựng các website riêng để quảng bá du lịch Vịnh BTL. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực, mở rộng hợp tác quốc tế cho hoạt động xúc tiến quảng bá.

5.3.3. Phát triển nguồn nhân lực

Chính quyền địa phương cần định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và các đơn vị có liên quan tập trung rà soát, thống kê, phân loại đội ngũ lao động trực tiếp theo cơ cấu, quản lý số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện có, thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ tri thức cao, bổ sung kịp thời theo cơ cấu để tạo ra một nguồn nhân lực du lịch chất lượng, làm nòng cốt để đón đầu, đáp ứng nhiệm vụ phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới. Để thực hiện các mục tiêu đó cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Đối với việc quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch: Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch hợp lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới hoạt động du lịch trên địa bàn. Thu hút các chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh DLBĐ; ưu tiên tiếp nhận, hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn sâu, sinh viên chuyên ngành du lịch tốt nghiệp loại giỏi trở lên về công tác phục vụ ngành du lịch tại địa phương.

Tuyên truyền, định hướng, dành một phần kinh phí từ ngân sách, cùng với việc huy động các nguồn lực xã hội hóa, mở các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm nguồn nhân lực cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn, từ đó tạo ra một đội ngũ lao động du lịch trực tiếp năng động, chuyên nghiệp, nâng cao độ hài lòng cho du khách trong các dịch vụ du lịch, đáp ứng kịp thời yêu cầu sự phát triển của ngành.

Bảng 5.3. Đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

nguồn nhân lực du lịch



Thời gian (tháng)

Hình thức

Ngành nghề

Tập

trung

Vừa làm vừa

học

Quản lý nhà nước về DLBĐ

3

x

x

Quản trị lữ hành, nhà hàng, khách sạn

2-3

x

x

Hướng dẫn viên DLBĐ

2-3

x

x

Nghiệp vụ kỹ thuật nhà hàng

1-2


x

Nghiệp vụ kỹ thuật khách sạn

1-2


x

Nghiệp vụ tổ chức sự kiện và truyền thông

2-3

x

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 20

Mở rộng hệ đào tạo chính quy về du lịch, lựa chọn liên kết, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn; nghiên cứu chuẩn hóa, tăng thời lượng thực hành, bổ sung nội dung chương trình đào tạo riêng và bồi dưỡng ngắn hạn về DLBĐ tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Trường Đại học Hạ Long, hệ thống các trường Cao đẳng nghề, trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả, Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm,… Quan tâm nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Khuyến khích phối hợp liên kết các trường đại học uy tín trong nước với nhau, các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, các công ty du lịch lữ hành để đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho địa phương.

5.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng

5.3.4.1. Hạ tầng giao thông

Cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng sân bay Vân Đồn, đưa vào khai thác và phát triển hoạt động vận tải hàng không phục vụ phát triển DLBĐ: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng và hoàn thiện đưa sân bay Vân Đồn vào hoạt động theo đúng lộ trình của quy hoạch.

Đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển và phát triển vận tải biển: Cần đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đồng bộ hệ thống cảng biển đồng bộ hiện đại theo chức năng tại các đảo trên toàn Vịnh. Đặc biệt trước mắt tập trung đầu tư xây dựng cảng du lịch Vân Đồn thay thế chức năng trung chuyển khách du lịch cho Cảng Cái Rồng; xây dựng, mở rộng cảng tầu tại đảo Thắng Lợi để đón khách du lịch từ bến Vũng Đục (thành phố Cẩm Phả) để giảm tải cho cảng Cái Rồng khi cần thiết.

Phát triển đầu tư, xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ: Tập trung đầu tư tuyến đường chính, bao gồm đường xuyên đảo, các đường liên khu: Đầu tư xây dựng hệ thống cầu Vân Tiên nối đảo Cái Bầu với cảng Mũi Chùa thành trục giao thông đối nội của Khu Kinh tế Vân Đồn, nằm trong mạng lưới đường bộ quốc gia (Quốc lộ 4B). Khẩn trương dành nguồn lực xây dựng, đưa vào sử dụng tuyến đường đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, tạo đà phát triển cho du lịch biển đảo. Đầu tư, nâng cấp hệ thống đường trên các đảo của quần đảo Vân Hải lên quy mô đường cấp III để phục vụ du lịch. Nghiên cứu xây cầu đường tuyến bộ từ Bản Sen sang Quan Lạn để khai thác phát triển Bản Sen.

5.3.4.2. Phát triển hạ tầng thông tin liên lạc

Để đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho sự phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn và sự phát triển DLBĐ Vịnh BTL, trong thời gian tới cần đầu tư hiện đại hoá hệ thống bưu chính - viễn thông (trang thiết bị, công nghệ) nhằm đảm bảo thông tin nhanh, chính xác, chất lượng cao, liên tục thông suốt trong nội bộ khu và giữa khu với các vùng trên cả nước và quốc tế theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn đến 2020: Hoàn thiện lắp đặt trạm thông tin di động trên toàn địa bàn các đảo của Vịnh, đảm bảo phủ sóng thông tin, kết nối Internet, hoà mạng trong nước và quốc tế một cách thường xuyên, liên tục, tại mọi vị trí địa hình, đặc biệt là các đảo; xây dựng hiện đại điểm Bưu điện Văn hoá tại các đảo, mở dịch vụ phục vụ thông tin kịp thời.

Giai đoạn sau 2020: Nâng cấp trung tâm bưu điện thị trấn Cái Rồng thành trung tâm Bưu chính Viễn thông hiện đại, đảm bảo mọi liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Phủ sóng di động trong nước và nước ngoài trên toàn bộ địa bàn huyện, kể cả vùng đất và vùng biển đảm bảo sự thuận tiện thông tin liên lạc của khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế.

5.3.4.3. Phát triển hoàn thiện hệ thống cung cấp điện

Cần đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống điện lưới quốc gia đồng bộ, hiện đại, đặc biệt tại các đảo. Nghiên cứu đưa điện lưới quốc gia ra các đảo có tiềm năng

du lịch như Phượng Hoàng, Thẻ Vàng, các đảo Vườn Quốc gia BTL,... là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.

Thường xuyên rà soát, nâng cấp mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp điện lưới quốc gia hiện có trên toàn Vịnh, đặc biệt cải tạo nâng cấp công suất điện áp cho các trạm biến áp trên các đảo của quần đảo Vân Hải theo nhu cầu phát triển. Ngoài ra, cần nghiên cứu sử dụng thêm các nguồn điện khác như điện mặt trời và điện gió, lợi dụng thế mạnh của vùng biển, đảo, tiết kiệm năng lượng quốc gia.

5.3.4.4. Phát triển các công trình cấp, thoát nước, thủy lợi

Cần có quy hoạch, phát triển hệ thống cấp nước theo định hướng: Tập trung khai thác tối đa nguồn tại chỗ, kết hợp đưa nước từ đất liền ra các đảo để đáp ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho dân cư, khách du lịch và các hoạt động kinh tế theo khu vực. Cụ thể:

Đối với quần đảo Cái Bầu: Tận dụng nước từ nhà máy nước Diễn Vọng được triển khai giai đoạn II, góp phần đáp ứng việc cấp nước cho địa bàn Vịnh BTL, đặc biệt vào mùa du lịch. Nghiên cứu đầu tư xây dựng đập nước Khe Ngái tại Đoàn Kết để có thêm nguồn cấp nước cho sinh hoạt.

Đối với các đảo của quần đảo Vân Hải và Vườn Quốc gia: Nghiên cứu đầu tư, xây dựng đập Bản Sen tại đảo Bản Sen, phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, cần nghiên cứu, khai thác thêm nguồn nước cấp tại chỗ như: giếng mạch nông, giếng khoan, hoặc đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước biển lấy nước ngọt ở quy mô nhất định để giải quyết nguồn nước cho các khu du lịch cao cấp…

Song song với việc cấp nước, khẩn trương cần nghiên cứu, đầu tư áp dụng khoa học công nghệ, phát triển hệ thống xử lý nước thải và thoát nước phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn Vịnh.

5.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo

5.3.5.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch biển đảo

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần thống nhất, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung, du lịch biển đảo Vịnh BTL nói riêng.

Đề xuất tách Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh thành hai Sở: Sở Văn hóa Thể thao và Sở Du lịch trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Thành lập phòng Du lịch trực thuộc UBND huyện Vân Đồn để thực hiện các chương trình, công tác

xúc tiến quảng bá, định hướng cho các cơ sở kinh doanh du lịch tìm kiếm và phát triển thị trường, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, thực hiện các dự án theo nhiệm vụ chức năng đảm bảo đúng định hướng phát triển du lịch.

Cần thành lập trung tâm thông tin du lịch Vịnh BTL để giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch ở địa phương, tiếp nhận xử lý thông tin khiếu nại của khách du lịch trên địa bàn; kết nối, quảng bá đưa hình ảnh du lịch Vịnh BTL đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

Hàng năm cần ban hành quy chế phối hợp liên ngành của các đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra liên ngành về chất lượng dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, việc niêm yết công khai giá cả tại các đơn vị kinh doanh du lịch.

5.3.5.2. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch du lịch

Khẩn trương rà soát các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển trên địa bàn không để chồng chéo; xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi sử dụng đất, quản lý việc thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch. Công bố rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch sau khi được phê duyệt, tạo điều kiện xã hội hóa du lịch ngay từ giai đoạn lập quy hoạch.

Tổ chức xây dựng hệ thống chương trình, kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo trên cơ sở cụ thể hóa định hướng phát triển du lịch của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vịnh BTL tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện lập danh mục các dự án ưu tiên nhằm bố trí quy hoạch nguồn vốn ngân sách triển khai thực hiện đối với các dự án từ nguồn ngân sách và kêu gọi đầu tư đối với các dự án từ nguồn xã hội hóa.

5.3.5.3. Hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo

- Chính sách thu hút đầu tư: Xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ như chính sách về thuế, lãi suất, đất đai,… Đơn giản hóa thủ tục hành chính, kết hợp với tăng cường quảng bá, tuyên truyền về thế mạnh và lợi thế ưu đãi trong đầu tư, cam kết về thủ tục hành chính trong việc giải phóng mặt bằng của chính quyền để các nhà đầu tư triển khai dự án.

- Cơ chế chính sách về thị trường: Ban hành các cơ chế, chính sách cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan nhằm thúc đẩy thị trường khách quốc tế đến với Vịnh BTL. Chú trọng đối với thị trường Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc và cần có

chính sách ưu đãi đối với khách Trung Quốc để phục hồi thị trường khách này đến Vịnh do sụt giảm trong thời gian gần đây.

- Chính sách về khoa học kỹ thuật: Có chính sách thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học về phát triển du lịch biển, đảo, tập trung vào công tác quy hoạch phát triển DLBĐ, công tác nghiên cứu tác động và các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu tới du lịch biển, tình trạng mực nước biển dâng. Để công tác này đạt hiệu quả thì phải thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, bỏ kinh phí để “mua” ý tưởng, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

- Chính sách về khuyến khích tham gia của cộng đồng: Cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch biển, đảo như: chính sách hỗ trợ hộ gia đình chuyển đổi nghề sang làm du lịch; chính sách trợ giá, trợ cước; chính sách cho vay lãi suất thấp cho các hộ tham gia kinh doanh du lịch; chính sách hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay),… nhằm tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLBĐ, từ đó nâng cao trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng và xúc tiến quảng bá du lịch từ cộng đồng địa phương.

5.3.6. Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo

Qua phân tích thực trạng của DLBĐ Vịnh BTL có một hạn chế lớn đó là mang tính mùa vụ lớn, ảnh hưởng bất lợi đến tất cả thành phần của quá trình du lịch như dân cư sở tại, chính quyền địa phương, nhất là khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Để khắc phục các hạn chế này, nhằm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch cần thực hiện một số giải pháp sau:

Quan tâm đầu tư, tôn tạo bảo tồn các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các nghề, làng nghề truyền thống, tạo sự phong phú và đa dạng phát triển các loại hình du lịch thăm quan, du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách đến với Vịnh vào các mùa không thuận lợi cho các loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển nhằm kéo dài vụ mùa du lịch.

Đẩy mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Vân Đồn, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng thêm các dịch vụ bổ sung: dịch vụ vui chơi giải trí có casino, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ, du lịch MICE, các dịch vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe,… để thu hút du khách vào những thời điểm không phải mùa chính của du lịch biển miền Bắc như hiện nay.

Có chính sách khuyến khích, giảm giá các dịch vụ, thêm các dịch vụ không mất tiền, các chương trình du lịch khuyến mại cho du khách vào thời gian ngoài vụ chính của DLBĐ.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tổ chức lao động hợp lý, có các phương án bố trí công ăn, việc làm ngoài thời vụ cho lao động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, vào vụ chính của du lịch, đặc biệt các ngày lễ lớn số lượng khách tập trung quá đông. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần có các hình thức liên kết, phối hợp với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ nguồn nhân lực trong lúc quá tải để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách.

5.3.7. Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo

Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội một cách đúng đắn về vai trò và vị trí của du lịch biển đảo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội để có được sự đồng thuận của xã hội, sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả hơn của các ngành, các cấp, tỉnh Quảng Ninh, Khu kinh tế Vân Đồn đối với việc thực hiện các định hướng phát triển du lịch biển đảo.

Khuyến khích tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DLBĐ như một yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch biển bền vững Vịnh BTL. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch; vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển DLBĐ, nơi gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. Điều này không chỉ góp phần bảo đảm cho quy hoạch đi vào cuộc sống mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ, để có được cuộc sống tốt hơn. Đồng thời qua đó cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới, cùng với trách nhiệm bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch.

Nâng cao nhận thức xã hội của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa, từ đó tạo thu nhập cho cộng đồng qua việc tham gia vào hoạt động phát triển DLBĐ trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên đó.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương bảo đảm một phần từ thu nhập du lịch sẽ quay lại hỗ trợ cộng đồng và công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng.

5.3.8. Tăng cường liên lết kết phát triển du lịch

Phát triển DLBĐ Vịnh BTL cần có sự liên kết giữa địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt liên kết giữa Vịnh BTL với Vịnh Hạ Long và

quần đảo Cô Tô liền kề trong việc phát triển thị trường và không gian du lịch. Để tăng cường liên kết cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh cho DLBĐ của 3 địa phương và của tỉnh Quảng Ninh. Các địa phương cần liên kết tập trung đẩy mạnh đầu tư, mở rộng khai thác phát triển không gian các tuyến du lịch, điểm du lịch. Đặc biệt cần nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch bằng đường biển nối các tuyến, điểm du lịch chính của Vịnh BTL, Hạ Long và Cô Tô với những tuyến, điểm du lịch chính của tỉnh Quảng Ninh để hình thành các chương trình du lịch liên vùng phong phú.

Liên kết nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm DLBĐ mang bản sắc của mỗi mỗi địa phương. Tuy nhiên, đối với DLBĐ ở mỗi vùng, mỗi địa phương, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm DLBĐ gần giống nhau, nhưng đối với Vịnh BTL cần xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch sinh thái biển đảo với việc tận dụng lợi thế về tài nguyên sinh vật Vườn Quốc gia BTL sẽ là sự khác biệt độc đáo với DLBD giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.

Đẩy mạnh được liên kết cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc quảng bá chung nên các địa phương sẽ tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí. Ðối với khách quốc tế, nên hợp tác chặt chẽ để quảng bá hình ảnh điểm đến chung cho DLBĐ của tỉnh Quảng Ninh.

Đẩy mạnh liên kết, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hợp tác hỗ trợ khi có sự cố về du lịch xảy ra.

5.3.9. Các giải pháp về môi trường và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch

5.3.9.1. Tăng cường bảo vệ môi trường

Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường: thông qua các hình thức truyền thông, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ môi trường cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển DLBĐ gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng bằng cách cung cấp thông tin hai chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu được những lợi ích mà du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Từng bước nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho cộng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023