Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Và Mực Nước Biển Dâng

đồng, đặc biệt là người dân trên các đảo xa bờ, thông qua sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dịch vụ kinh doanh phục vụ du lịch; đồng thời gắn kết, ràng buộc với các hoạt động bảo vệ môi trường DLBĐ.

Phát triển du lịch cần gắn với bảo vệ môi trường. Trong quá trình quy hoạch và đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch cần có những tính toán, đánh giá cụ thể tới tác động của môi trường, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế trước mắt và lợi ích xã hội.

Hạn chế sự quá tải và tình trạng ô nhiễm môi trường trên Vịnh Bái Tử Long, cần áp mức trần cho số lượng tàu thuyền được phép hoạt động trên vịnh tại bất cứ thời điểm nào. Đồng thời để giảm bớt sự đông đúc và tình trạng ô nhiễm trên một số khu vực thăm quan trên Vịnh cần bố trí lại số lượng tàu du lịch, bao gồm việc đưa ra những tuyến tour khác nhau, thời gian khởi hành lệch giờ.

5.3.9.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

Kết hợp giữa các giải pháp “giảm nhẹ” với “thích ứng” trong việc ứng phó biển đổi khí hậu, cụ thể:

Xây dựng phương án tác chiến phòng chống thiên tai, sự cố biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và khắc phục hậu quả kịp thời để có thể giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng và thiên tai tới môi trường. Khuyến khích phát triển loại hình, sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường; tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu điểm du lịch tự nhiên.

Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo về biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ để cảnh báo khách du lịch; nghiêm cấm tàu, thuyền, các tour, tuyến du lịch trên biển khi có dự báo bất thường. Đồng thời có kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi sự cố xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch. Xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch.Thường xuyên cập nhật rà soát, điều chỉnh lại các chính sách, chiến lược và các quy hoạch từ tổng thể tới chi tiết phù hợp với thực tế tác động của biến đổi khí hậu của Vịnh BTL.

5.3.9.3. Khắc phục các sự cố môi trường

Đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm, trung tâm quan trắc môi trường biển đồng bộ, hiện đại phục vụ cho việc thường xuyên kiểm soát, đánh giá tác động, cảnh báo sự cố môi trường biển từ đó có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các thông số, quy chuẩn, mức chịu tải của các tài nguyên biển, để tổ chức khai thác tài nguyên hợp lý, ngăn chặn các sự cố về mức chịu tải của tài nguyên.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và xử lý sự cố về môi trường biển.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 21

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đầu tư các các công nghệ, trang thiết bị hiện đại trong việc quản lý và bảo vệ môi trường như công nghệ Viễn thám để giám sát môi trường biển.

Đào tạo nguồn nhân lực, các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong việc khắc phục sự cố môi trường đảm bảo ứng phó khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

5.3.9.4. Tăng cường bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch

Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái biển tại các đảo và Vườn Quốc gia BTL, chất lượng môi trường nước biển, quản lý, xử lý chất thải trong hoạt động của cộng đồng và khách du lịch biển.

Xây dựng các phương án, quy định cụ thể kết hợp phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển tại Vườn Quốc gia BTL và vùng đệm. Nghiêm cấm các hoạt động động du lịch làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái.

Tăng cường bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, các di tích tích lịch sử văn hóa, các nghề, làng nghề truyền thống cùng với các tài nguyên nhân văn phi vật thể trên địa bàn nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng biển đảo góp phần phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

Chú trọng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy, hải sản của cộng đồng có tính chất hủy diệt.

5.3.10. Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh trong phát triển du lịch

Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng tham gia vào hoạt động DLBĐ Vịnh BTL về sự cần thiết tăng cường mối quan hệ giữa phát triển du lịch với đảm bảo an ninh - quốc phòng thông qua việc tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tọa đàm, các cuộc phát động... về công tác đảm bảo an ninh quốc phòng trong phát triển du lịch, về những lợi ích mang lại cho du lịch trong điều kiện an ninh quốc phòng được đảm bảo...

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, thực hiện phát triển DLBĐ gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Quy hoạch phát triển DLBĐ cần thực hiện song song với quy hoạch, xây dựng hạ tầng quốc phòng và các thành phần thế trận trong khu vực phòng thủ của

vịnh BTL, hoàn thành đề án “Tăng cường lực lượng dân quân biển” với phương châm vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cần tăng cường xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng thủ trong mối quan hệ với hoạt động du lịch vai trò là một hoạt động dân sự nhằm khẳng định chủ quyền và tạo điều kiện để người dân sống trên các đảo có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập để họ có thể yên tâm định cư trên đảo, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Chú trọng đầu tư xây dựng và tăng cường năng lực cho lực lượng đảm bảo an ninh cho du khách như cảnh sát biển, bộ đội biên phòng khi thực hiện các tour du lịch trên biển, đảo thuộc chủ quyền của Đất nước.

Tăng cường an ninh, an toàn cho du khách trên địa bàn, đặc biệt trên các đảo, các bãi tắm, các hoạt động du lịch mạo hiểm trên biển như lượn dù, lướt sóng, lặn biển,... Cần trang bị hệ thống biển báo, cảnh báo tại khu vực bãi tắm nhằm phòng tránh tai nạn cho du khách trên Vịnh.


TÓM TẮT PHẦN 5


Để phát triển DLBĐ Vịnh BTL đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Luận án đưa ra quan điểm phát triển DLBĐ Vịnh BTL. Căn cứ kết quả đánh giá thực trạng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội về phát triển DLBĐ Vịnh BTL; căn cứ vào định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh, Khu kinh tế Vân Đồn và xu hướng phát triển du lịch biển đảo. Tác giả đề xuất các định hướng phát triển DLBĐ Vịnh BTL bao gồm: Định hướng phát triển thị trường, sản phẩm và tổ chức không gian phát triển DLBĐ với 8 tuyến du lịch nội vùng, 9 tuyến ngoại vùng. Đồng thời đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL theo hướng bền vững và đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: (i) Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo;

(ii) Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng; (v) Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo; (vi) Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo; (vii) Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo; (viii) Tăng cường liên lết phát triển du lịch; (ix) Các giải pháp về môi trường và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch; (x) Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - anh ninh trong phát triển du lịch.

PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1. KẾT LUẬN

1) Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch.

Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Nội dung phát triển DLBĐ gồm 07 nội dung: (i) Phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo; (iii) Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo; (iv) Phát triển không gian du lịch; (v) Tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; (vi) Đầu tư và liên kết phát triển du lịch; (vii) Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ gồm 10 yếu tố cơ bản: (i) Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ; (ii) Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

(v) Tính thời vụ của du lịch biển đảo; (vi) Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; (vii) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch; (viii) Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh- quốc phòng; (ix) Nhận thức xã hội về phát du lịch biển đảo và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch;

(x) Tác động của biến đổi khí hậu.

2) Tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL khá đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, có mức độ thuận lợi cao đối với các loại hình du lịch sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm biển,… là lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển du lịch biển đảo. Phát huy lợi thế đó, DLBĐ Vịnh BTL thời gian qua đạt được một số kết quả quan trọng: tăng trưởng bình quân về khách du lịch đạt trên 13,5%/năm; năm 2015, đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế Vân Đồn và 0,29% vào cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đáng kể cải thiện thu nhập, đời sống tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh tài nguyên biển đảo mà

thiên nhiên ban tăng; thời vụ khai thác du lịch ngắn; hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn, nguồn nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp….thêm vào đó là thách thức của sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và những bất ổn về tình hình chính trị xuất hiện ở biển Đông mới đây đã có những tác động rõ rệt đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới DLBĐ Vịnh BTL.

3) Để phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới, Luận án đề xuất các định hướng về phát triển thị trường, sản phẩm và tổ chức không gian DLBĐ Vịnh BTL với 8 tuyến du lịch nội vùng, 9 tuyến ngoại vùng. Đồng thời đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL theo hướng bền vững và đạt được các mục tiêu định hướng đề ra: (i) Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng; (v) Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo; (vi) Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo; (vii) Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo; (viii) Tăng cường liên lết phát triển du lịch; (ix) Các giải pháp về môi trường và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch; (x) Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng - anh ninh trong phát triển du lịch.

6.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với Nhà nước: Cần sớm ban hành Luật, các thể chế về Đặc Khu kinh tế, trên cơ sở đó phê duyệt mô hình Đặc Khu kinh tế Vân Đồn. Đồng thời, có chính sách, thể chế vượt trội, năng động, thông thoáng về tài chính, đất đai, xây dựng,… đủ sức thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo đà cho DLBĐ Vịnh BTL phát triển.

* Đối với tỉnh Quảng Ninh: Cần quan tâm, tập trung rà soát, hoàn thiện công bố quy hoạch về Khu kinh tế Vân Đồn nói chung, quy hoạch Vịnh BTL nói riêng; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, dành nhiều nguồn lực đầu tư, khẩn trương thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch theo quy hoạch thu hút các dự án phát triển hạ tầng DLBĐ.

* Đối với huyện Vân Đồn: Tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, công tác quản lý Nhà nước về du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá DLBĐ, đưa hình ảnh du lịch Vịnh BTL đến gần với cộng đồng du khách và hướng vào các thị trường mục tiêu.

* Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư

Thực hiện nghiêm các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về hoạt động kinh doanh DLBĐ trên địa bàn. Thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; chủ động tìm kiếm khai thác thị trường hiệu quả; thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị; thực hiện liên doanh, liên kết, hội nhập trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Cộng đồng dân cư cần có ý thức giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường biển đảo; thái độ văn minh, thân thiện để chào đón du khách đến với Vịnh BTL. Tăng cường hiểu biết và tham gia vào các chương trình, hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu về con người vùng biển Bái Tử Long.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Châu Quốc Tuấn và Võ Quế (2014). Phát triển DLBĐ bền vững tại Vịnh Bái Tử Long: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 203(II): 70- 77.

2. Châu Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014). Đánh giá phát triển DLBĐ bền vững Vịnh Bái Tử Long. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12 (6): 895- 905.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh (2014a). Báo cáo tổng hợp các dự án đầu tư Khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2010 - 2014.

2. Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh (2014b). Phương án quy hoạch các phân khu chức năng trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.

3. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long (2014). Báo cáo giám sát đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

4. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh (2014). Các ưu đãi đầu tư. Truy cập ngày 24/6/2014 từ http://investinquangninh.vn/uu-dai-dau-tu-nl112.html.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003). Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”.

7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013). Đề án phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.

8. Bùi Thị Hải Yến (2007). Quy hoạch du lịch. NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn (2014). Báo cáo kết quả thống kê dân số năm 2014.

10. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh (2015). Văn kiện Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007). Nghị Quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Kết luận số 74-KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Khóa XI.

14. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển và Lê Thị Thanh Tùng (2008). Kinh tế phát triển, lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí