Định Hướng Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long

4.2.10. Tác động của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch Vân Đồn điển hình như: Năm 2009, mưa lớn cùng với gió cấp 11 giật trên cấp 12 làm tốc mái hoàn toàn hơn 50 căn nhà. Bão làm đổ cột phát sóng của Đài Truyền thanh Truyền hình huyện Vân Đồn và một số cột ăng ten trạm phát sóng Viettel và làm nhiều công trình, di tích bị hư hỏng (UBND huyện Vân Đồn, 2009). Năm 2010, gió bão cấp 12 làm gần 100 ô lồng bè, nuôi thủy sản, nhuyễn thể trên địa bàn bị sóng cuốn trôi, đánh vỡ và nhấn chìm, hàng chục hécta nuôi nhuyễn thể bị tàn phá, làm gián đoạn không ít chương trình, tour du lịch đến Vịnh.

Đặc biệt, trận đại hồng tthủy lớn nhất trong lịch sử 40 năm ở Quảng Ninh diễn ra vào tháng 7/2015 đã làm 1.600 khách du lịch kẹt ở các đảo Quan Lạn, Cô Tô không thể vào bờ như dự kiến. Thôn Bản Sen, của đảo Bản Sen có 27 hộ dân nhà, cửa, tài sản bị ngập sâu trong nước nhiều ngày; các làng nghề nuôi trồng thủy sản hư hỏng nặng và bị nước cuốn trôi. Trên toàn Vịnh ước tính trên 100 ngôi nhà bị đổ sập, hư hỏng nghiêm trọng; trên 871 bè nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do mưa lũ; 257 ha lúa bị ngập hoàn toàn (Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, 2015).

Ngoài ra, hàng năm trên địa bàn Vịnh hứng chịu trung bình từ 7 đến 10 cơn bão, mưa lớn vào thời vụ cao điểm của DLBĐ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình, tour du lịch, gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động kinh doanh du lịch.

Qua đó, cho thấy các tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu tới DLBĐ đang hiện hữu trước mặt, các tác động này là không thể tránh khỏi và có tính tiềm tàng, lâu dài. Do vậy song song với việc phát triển DLBĐ Vịnh BTL cần xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu lâu dài để đảm bảo việc phát triển DLBĐ một cách bền vững.

Đánh giá chung: Luận án đã phân tích 10 yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL. Qua phân tích, đánh giá và thực tế cho thấy trong thời gian tới các yếu tố về cơ chế chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch sẽ có những ảnh hưởng tích cự đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL; các yếu tố an ninh - quốc phòng và tác động của biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng khó lường tới phát triển DLBĐ Vịnh BTL.

Đồng thời với xu thế phát triển của DLBĐ Vịnh BTL, sự tập trung khách quá đông vào mùa cao điểm sẽ làm tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái môi trường tự nhiên biển đảo như: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước biển từ

các nguồn thải sinh hoạt của khách, các chất thải dầu mỡ, rác thải từ tầu du lịch từ đó gây dịch bệnh, suy giảm, hệ sinh thái biển, cùng với việc khai thác hải sản quá mức hoặc bằng những phương pháp hủy diệt kích điện, đánh mìn,... để đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho khách du lịch …từ đó sẽ làm cạn kiệt dần nguồn lợi hải sản. Đó là vấn đề đặt ra cho phát triển DLBĐ và nếu không chú trọng quan tâm giải quyết hài hòa tất yếu sẽ gây sung đột nội bộ giữa các ngành kinh tế biển mà cụ thể là giữa phát triển DLBĐ với khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.


TÓM TẮT PHẦN 4


Trong giai đoạn 2005 - 2015, DLBĐ Vịnh BTL đã có bước phát triển quan trọng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tài nguyên biển đảo của Vịnh được đánh giá đặc sắc và nổi trội bước đầu đã được quan tâm, khai thác phục vụ các hoạt động DLBĐ. Dịch vụ du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Lượng khách du lịch biển, đảo đến với Vịnh BTL tăng bình quân mỗi năm 13,5%. Giá trị tăng thêm của DLBĐ đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 29,1%/năm; năm 2015 DLBĐ đóng góp 11,1% trong cơ cấu của Khu kinh tế Vân Đồn và 0,29% của tỉnh Quảng Ninh góp phần đáng kể cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương.

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển DLBĐ trên địa bàn Vịnh là: (i) Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ; (ii) Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (v) Tính thời vụ của du lịch biển đảo; (vi) Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; (vii) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch; (viii) Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh- quốc phòng; (ix) Nhận thức xã hội về phát du lịch biển đảo và tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch; (x) Tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó các yếu tố về cơ chế chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch sẽ có những ảnh hưởng tích cự đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL; các yếu tố an ninh - quốc phòng và tác động của biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng khó lường tới phát triển DLBĐ Vịnh BTL.

Trong quá trình phát triển du lịch biển, đảo Vịnh BTL vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và đối mặt với nhiều khó khăn cần được tháo gỡ đó là: (i) Du lịch biển, đảo Vịnh BTL mang tính thời vụ cao, thời gian khai thác ngắn, thiếu các sản phẩm

du lịch bổ sung kéo dài thời vụ du lịch; (ii) Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, các sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế và đơn điệu, thiếu các sản phẩm du lịch chất lượng, có khả năng chi trả cao; (iii) Công tác quản lý nhà nước, quản lý ngành còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; (iv) Công tác quy hoạch phát triển du lịch còn manh mún, chồng chéo;

(v) Chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành; (vi) Lượng khách DLBĐ chủ yếu là khách nội địa, chưa thu hút và phát triển được thị trường khách quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển DLBĐ Vịnh BTL.

PHẦN 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG

5.1. QUAN ĐIỂM


Phát triển DLBĐ đồng bộ, có trọng điểm, theo hướng bền vững; từng bước đưa DLBĐ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; gắn phát triển với bảo tồn nguồn lợi tài nguyên, phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, các giá trị văn hoá vùng biển; gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo, góp phần tích cực, hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh.

Phát triển DLBĐ gắn với phát triển kinh tế biển, dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược, cơ bản và lâu dài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm và các loại hình du lịch mới trên địa Vịnh BTL theo hướng có trọng điểm.

Phát triển du lịch Vịnh BTL tạo động lực, đồng thời gắn chặt với lộ trình xây dựng Đặc Khu kinh tế Vân Đồn và cửa khẩu tự do Móng Cái; đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển DLBĐ.

5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG

5.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng

5.2.2.1. Căn cứ kết quả đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

Từ việc đánh giá tài nguyên, phân tích thực trạng cho thấy sự phát triển DLBĐ Vịnh BTL thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định; có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức được Luận án tổng kết dưới bảng SWOT. Đây là cơ sở để đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp và những kiến nghị với các bên có liên quan để phát triển DLBĐ Vịnh BTL bền vững đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Bảng 5.1. Đánh giá SWOT về phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long


Điểm mạnh (S)

- Lợi thế so sánh đặc biệt về tài nguyên du lịch biển đảo

- Lợi thế về địa kinh tế: thuộc vành đai kinh tế Hạ Long-Vân Đồn-Hải Hà-Móng Cái.

- Chính trị, quốc phòng - an ninh biển đảo trên địa bàn đảm bảo

- Nguồn cung lao động du lịch tại chỗ dồi dào: hơn 65% dân số trẻ, trong độ tuổi lao động.

Điểm yếu (W)

- Xuất phát điểm của DLBĐ Vịnh thấp; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu dịch vụ bổ sung.

- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch về CSHT, về phát triển du lịch còn chồng chéo, manh nún.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ.

- Thời gian khai thác du lịch ngắn.

- Nguồn nhân lực du lịch chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Cơ hội (O)

- Trong xu thế hội nhập ngày nay, cầu DLBĐ ngày càng cao.

- Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm phát triển DLBĐ .

- Vân Đồn đang trong quá trình được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng mô hình Đặc Khu kinh tế với hàng loạt dự án động lực được đầu tư.

- Nằm liền kề với Vịnh Hạ Long là cơ hội để tranh thủ các nguồn khách và mở rộng liên kết tuyến.

Thách thức (T)

- Trong thời gian tới, khả năng phục hồi nền kinh tế toàn cầu diễn ra chậm ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư.

- Yêu cầu về năng lực cạnh tranh của DLBĐ ngày càng cao trong xu thế hội nhập.

- Biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ và mực nước biển dâng.

- Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp khó lường trong tình hình mới.

- Lần đầu tiên Việt Nam có định hướng, chủ trương xây dựng Đặc Khu kinh tế nên thiếu nhiều kinh nghiệm về thể chế, tổ chức, quản lý mô hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 18


5.2.2.2. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh, Khu kinh tế Vân Đồn và xu hướng phát triển du lịch biển đảo

Các chủ trương, quy hoạch, định hướng của Đảng, Nhà nước có liên quan tới phát triển du lịch Vịnh BTL là một trong những cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp và đồng bộ phát triển du lịch gắn với lộ trình về xây dựng Đặc Khu kinh tế Vân Đồn trong thời gian tới. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới bao gồm:

Về phía Trung ương: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển DLBĐ và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020; một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn.

Về phía địa phương: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014); Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Dự thảo quy hoạch phát triển du lịch Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,...

5.2.2. Các định hướng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

5.2.2.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành

Căn cứ vào các số liệu phản ánh quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005- 2015, quy hoạch về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, cùng kết hợp với phương pháp dự báo hồi tự quy trong kinh tế lượng. Luận án dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 tại Bảng 5.2 như sau:

Bảng 5.2. Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về DLBĐ Vịnh BTL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.‌





Năm 2015

(Số

liệu gốc)

Năm 2020

Năm 2030

Chỉ tiêu

ĐVT


Số

lượng

Tăng trưởng BQ/năm


Số

lượng

Tăng trưởng BQ/năm

1. Khách du lịch biển, đảo vịnh

BTL

Ngàn lượt

693

1.049


2.511


1.1. Khách lưu trú


457

688

11,9%

1.730

11,5%

- Khách quốc tế

Ngàn lượt

12

24

15,5%

87

13,5%

- Khách nội địa

Ngàn lượt

445

663

8,3%

1.643

9,5%

1.2. Khách thăm quan


235

362

9,00%

781

8,0%

2. Giá trị tăng thêm của DLBĐ

Tỷ đồng

298

587


2.741


3. Đóng góp của GTTT của

DLBĐ/GTTT của huyện Vân Đồn


11,1%

18,1%


29,8%


4. Đóng góp của GTTT của

DLBĐ/GDP tỉnh Quảng Ninh


0,29%

0,49%


0.96%


5. Nhu cầu về cơ sở lưu trú

Phòng

1.703

2.174

9,6%

8.612

15,4%

- Số lượng phòng


1.437

2.174


8.612


- Công suất sử dụng


40%

50%


1


6. Dự báo số lượng lao động

Người

4.566

7.678


22.467


- Lao động trực tiếp

Người

1.395

2.503

12,4%

7.773

12,0%

- Lao động gián tiếp

Người

3.171

5.175

10,3%

14.694

11,0%

- Về Khách chỉ tiêu khách: Đến năm 2020, Vịnh đón 1.049 ngàn lượt khách với tốc độ tăng trưởng khách lưu trú bình quân đạt 11,9%/năm, trong đó 688 ngàn lượt khách lưu trú và 362 ngàn lượt khách thăm quan. Đến năm 2030, Vịnh đón

2.511 ngàn lượt với tăng trưởng bình quân lượng khách lưu trú giai đoạn 2020 - 2030 đạt 11,5%/năm.

- Về giá trị tăng thêm của ngành du lịch: Đến năm 2020, giá trị tăng thêm của du lịch biển, đảo trên địa bàn Vịnh đạt 587 tỷ đồng. Đến năm 2030, đạt 2.741 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 -2030 đạt bình quân 16,6%/năm.

- Về nhu cầu về cơ sở lưu trú: đến năm 2020 là 2.174 buồng lưu trú, với tốc độ tăng trưởng 9,6%/ năm; đến năm 2030 là: 8.162 buồng, trong đó 20% số cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên.

- Nhu cầu về việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 7.687 lao động du lịch, trong đó 1.395 lao động du lịch trực tiếp. Đến năm 2030 là 22.467 lao động, trong đó 7.773 lao động trực tiếp.

5.2.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường

a) Định hướng phát triển các sản phẩm

Trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch ở các cụm du lịch, kết hợp với việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Khu kinh tế Vân Đồn. Luận án đề xuất định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm du lịch đặc thù theo cụm như sau:

+ Các sản phẩm du lịch đặc trưng:

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, tạo thương hiệu mạnh cho Vịnh, dựa trên việc khai thác lợi thế, mức độ thuận lợi của tài nguyên DLBĐ đặc thù của từng cụm. Qua việc đánh giá độ thuận lợi của tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL, Luận án đề xuất ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng theo thứ tự sau:

Du lịch sinh thái biển đảo: Với hệ sinh vật độc đáo của Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Khu vực 2), và các cụm 7, cụm 8, cụm 9 là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình này. Tuy nhiên cần gắn với bảo tồn và phát triển.

Du lịch tắm biển kết hợp với nghỉ dưỡng biển: Cần triển khai, phát triển song song 2 loại hình này tại các cụm 2, cụm 7, cụm 9. Nhằm làm cho khách thấy được

sự độc đáo của các bãi tắm, giữ gìn sự hoang sơ mang lại cho du khách cảm giác sảng khoái, gần gũi, khỏe mạnh khi về với biển.

Du lịch tham quan kết hợp với du lịch văn hóa: việc tham quan danh lam thắng cảnh tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, các nghề và làng nghề truyền thống của cư dân vùng biển, thưởng thức sản phẩm nghệ thuật ẩm thực biển tạo cho du khách ấn tượng hình ảnh khó quên đối truyền thống, văn hóa, con người sau khi đến Vịnh. Các cụm cần phát triển, triển khai loại hình này bao gồm: Cụm 1, cụm 2, cụm 7 và cụm 9.

Nhằm khắc phục tính vụ mùa của DLBĐ, góp phần xây dựng Vân Đồn, Vịnh BTL trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, mang tầm cỡ quốc gia và vươn tới đẳng cấp quốc tế theo định hướng của Chính phủ. Ngoài việc phát triển các loại hình du lịch đặc trưng dựa vào tài nguyên biển đảo nổi trội như đã đề cập. Cần kết hợp song song với phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới dựa vào việc khai thác cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Khu kinh tế Vân Đồn, tập trung chủ yếu tại cụm 2 và cụm 7 cụ thể như sau:

Dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp gắn với casino.

Dịch vụ giải trí ven biển với các dịch vụ giải trí thể thao biển như lướt nước, lặn bằng bình dưỡng khí, lặn bằng ống thở, câu cá giải trí.

Dịch vụ vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời như sân golf; chiếu phim, khu game điện tử, tàu lượn cao tốc,…

Dịch vụ nhà hàng ăn uống với hệ thống nhà hàng hải sản cao cấp và nhà hàng mang phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. Xây dựng các khu Bungalow tại các điểm ven hồ và men theo triền núi vừa tạo cảm giác gần gũi với cảnh quan thiên nhiên, vừa tạo cảm giác tĩnh lặng cho du khách đến khu du lịch muốn tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị tại các cụm 8, cụm 2.

Dịch vụ nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Phát triển khu du lịch sức khỏe gần khu vườn cam dưới dạng các khu spa nghỉ dưỡng liên quan tới liệu pháp sử dụng thảo dược truyền thống: Liệu pháp dược liệu, spa chăm sóc sức khỏe, chăm sóc phục hồi sức khỏe.

Xậy dựng các khu nuôi trồng hải sản kết hợp phát triển du lịch sinh thái chèo thuyền kayak, câu cá.

Phát triển dịch vụ tàu nghỉ đêm, các dịch vụ câu cá, câu mực trên Vịnh

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí