tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Từ đó đưa đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển - đảo và vùng ven biển đến năm 2020. Tuy nhiên, đề án này nghiên cứu trên một phạm vi lớn của cả nước, chưa đưa ra lý luận chung về phát triển DLBĐ.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển - đảo vùng du lịch Bắc Bộ” (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2014), xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch biển - đảo phù hợp với những đặc trưng của điểm du lịch trong vùng du lịch Bắc Bộ, lựa chọn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là điểm đến có tài nguyên du lịch biển
- đảo nổi trội và các vấn đề phát triển mang tính điển hình làm mô hình ứng dụng cho các đề xuất lý luận và thực tiễn.
- Tác giả Uông Đình Khanh, Viện Địa lý với công trình “Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam” đã đánh giá tiềm năng về mặt tự nhiên, nhân văn, cơ sở hạ tầng và các loại hình du lịch của hệ thống các đảo ven bờ. Đồng thời, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại đảo Vĩnh Thực (Uông Đình Khanh, 2016).
Ngoài ra, còn một số các công trình dưới dạng sách, báo, đề án, luận án, ... cũng đề cập tới các vấn đề DLBĐ. Cho đến nay, không nhiều công trình nghiên cứu đưa ra một cách hệ thống khái quát hóa lý luận về DLBĐ và phát triển DLBĐ để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển DLBĐ nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ mang tính khả thi, có cơ sở khoa học. Dù vậy, các công trình nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp quan trọng về lý thuyết cũng như thực tiễn phục vụ phát triển du lịch. Nó không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước mà còn góp phần cho khoa học địa lý, gắn với thực tiễn cuộc sống, đem lại cơ hội cho địa lý học đổi mới và phát triển. Những công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến đề tài DLBĐ.
6.2.2. Tại Phú Yên
Du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên chỉ mới manh nha phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2011, khi tỉnh là địa phương đăng cai “Năm du lịch quốc gia 2011 các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ”, vì vậy các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chủ yếu vào những năm gần đây
“Phú Yên - Tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo” (Elleen Guierrez et al, Linking communities tourism and conservation - A tourism assessment process,
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 1
- Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo
- Phân Loại Tài Nguyên, Sản Phẩm, Loại Hình Du Lịch Biển - Đảo
- Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
2005) trên trang web Tin tức du lịch đã làm rò những thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch biển - đảo tại địa bàn tỉnh; đồng thời cũng nêu được những hạn chế cần khắc phục. Từ đó làm cơ sở để tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy và khai thác tiềm năng về tài nguyên du lịch biển - đảo trong tình hình hiện nay.
Đề tài “Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển các sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận” (Phạm Văn Bảy, 2016), bước đầu đã đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển các sản phẩm du lịch biển. Vịnh Xuân Đài của Phú Yên đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng thành Khu du lịch quốc gia. Từ đó, sản phẩm du lịch biển của khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận sẽ vượt ra khỏi ranh giới của địa phương để có mặt trên bản đồ du lịch quốc gia 10 năm sau.
Trong quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030” đây cũng là tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên.
Những đề tài nghiên cứu nói trên đã có những đóng góp đáng kể cho định hướng phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu chỉ đơn thuần giới thiệu tổng quan về một số bãi biển, hòn đảo đẹp ở Phú Yên chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh. Phú Yên là một điểm đến có những tài nguyên du lịch biển - đảo với nhiều khác biệt trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, đây là cơ sở có thể hình thành và phát triển những sản phẩm du lịch biển - đảo đặc thù địa phương. Vì vậy, trong luận án “Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên”, tác giả định hướng nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này và có sự kế thừa của các tác giả đi trước, nhằm đóng góp một phần nhỏ kiến thức liên quan đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo, áp dụng cho trường hợp tại tỉnh Phú Yên.
7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các quan điểm nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Du lịch biển - đảo là một hoạt động DL nằm trong tổng thể các hoạt động khai thác du lịch, bởi đối tượng nghiên cứu phân bố trên từng lãnh thổ nhất định và trong
những điều kiện cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên, tác giả đã đặt trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, trong mối quan hệ với toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Đồng thời, vận dụng quan điểm này một cách triệt để nhằm nêu bật những nét đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên, KT - XH của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng.
7.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm luôn được sử dụng trong nghiên cứu địa lý du lịch. Các đối tượng nghiên cứu đều có mối quan hệ, tác động qua lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển. Bởi vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp vào luận án phát triển du lịch biển - đảo cần được xem xét tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển - đảo tỉnh trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện những yếu tố hợp phần; mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm tạo cơ sở cho phân tích thực trạng phát triển du lịch biển - đảo Phú Yên cũng như định hướng phát triển vấn đề này trong giai đoạn tiếp theo.
7.1.3. Quan điểm hệ thống
Để đảm bảo tính hệ thống, làm cho quá trình nghiên cứu trở nên logic, thông suốt và sâu sắc, nghiên cứu phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Phú Yên được đặt trong mối quan hệ chung với các loại hình du lịch khác và với hệ thống lớn hơn là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, trên phạm vi cả nước để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố với nhau trong cùng một hệ thống và giữa các hệ thống, từ đó có thể đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu.
7.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh yêu cầu phải lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng; xác định hiện trạng và xu hướng vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng đó, làm cơ sở cho việc lập các dự báo có căn cứ khoa học trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong quá trình nghiên cứu sự phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên cần phải đặt vấn đề này có sự logic về thời gian ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó đánh giá nhận định đúng đắn sự phát triển du lịch biển - đảo, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển, rút ra quy luật của chúng, làm cơ sở để định hướng, dự báo khả năng, triển vọng, đề ra được những định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển - đảo trong tương lai.
7.1.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển các ngành kinh tế. Đồng thời, hoạt động kinh tế đã tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, vận dụng quan điểm phát triển bền vững vào nghiên cứu thực trạng phát triển DLBĐ là việc làm thiết thực để nhận thấy những tồn tại, hạn chế đến sự phát triển bền vững của DLBĐ. Từ đó đưa ra định hướng, giải pháp cho phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên, và cần phải gắn sự phát triển đấy với việc bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên DLBĐ, đặc biệt là hệ sinh thái tự nhiên biển - đảo, các di tích - lễ hội, văn hóa gắn với đời sống dân cư biển - đảo. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại mà không tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu thế hệ tương lai.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được vận dụng trong luận án thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu, số liệu, ... có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau: Cục Thống kê tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, … Việc tiếp cận các nguồn dữ liệu thứ cấp đa dạng từ các cơ quan ban ngành và có độ tin cậy cao cũng giúp luận án củng cố, xác lập và phân tích một cách đa diện về các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển DLBĐ của Tỉnh. Các tài liệu thu thập được xử lý, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới nhiều hình thức: trích dẫn nguyên văn có chỉ rò nguồn trích, hoặc những dẫn chứng, những minh họa dưới dạng các bảng biểu, tranh ảnh, hoặc có thể vận dụng vào phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch biển - đảo. Đồng thời tác giả cũng lập ra một danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài để làm cơ sở cho việc đối chiếu.
7.2.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên, hỗ trợ rất hữu ích cho nghiên cứu để phân tích quá trình phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. Phương pháp này được sử dụng trong việc lập ra các bảng thống kê định lượng cho các chỉ tiêu được đề cập trong đề tài. Các bảng thống kê có thể là giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối, có thể là số liệu gốc hoặc số liệu đã qua xử lý, cho ra những giá trị chính xác và tổng hợp lại trong các bảng số liệu hoặc trực quan hóa bằng các biểu đồ, phục vụ cho nội dung đề tài.
7.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống của địa lý học, có ý nghĩa thực tiễn cao, khảo sát thực tế để thu thập thông tin xác thực. Tác giả đã tiến hành khảo sát xã hội học các đối tượng khách DL và dân địa phương tại một số điểm DLBĐ trong Tỉnh nhằm thu thập các số liệu cần thiết cho luận án. Kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được phục vụ cho nghiên cứu, nâng cao tính thực tiễn cho luận án. Do địa bàn nghiên cứu nằm trải rộng, đề tài đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực địa tại các điểm và việc khảo sát thực địa được chú trọng vào các huyện, thị có biển: Tx. Sông Cầu, H. Tuy An, Tp. Tuy Hòa và Tx. Đông Hòa. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu khái quát toàn bộ địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng hệ chỉ tiêu đánh giá; xác định các điểm, KDL và thời gian cần thực hiện điều tra;
Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tại các điểm DL. Cụ thể địa điểm khảo sát gồm: Vịnh Xuân Đài, Đảo Nhất Tự Sơn, Hòn Yến, Bãi Xép, Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Đá Trắng, Biển Long Thủy, Hòn Chùa, Biển Tuy Hòa, Mũi Đại Lãnh, Hòn Nưa, Vũng Rô, Núi Đá Bia, ... Khu ẩm thực địa phương (Sông Cầu, An Hải, Tuy Hòa, Vũng Rô). Các thông tin thu thập ở giai đoạn này sẽ được phân tích và xử lý để đưa ra các nhận định chính trong nghiên cứu của luận án;
Giai đoạn 3: Dựa trên kết quả phân tích, việc tiến hành thực địa ở giai đoạn này nhằm đánh giá lại các kết quả nghiên cứu trong luận án, có những chỉnh sửa và cập nhập các thông tin mới.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cách khoa học các nội dung liên quan đến sự phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên, mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa rò ràng, chưa đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tượng tác giả phỏng vấn và tiếp nhận sự góp ý là các nhà khoa học am hiểu về du lịch bao gồm: Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch; các giảng viên chuyên ngành của các trường có đào tạo du lịch; quản lý các Công ty DL và khách sạn. Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng trong việc định hướng và hoàn thiện các nội nghiên cứu của đề tài. (Phụ lục 4)
Thời gian: lựa chọn các thời điểm thích hợp đến trực tiếp cơ quan của các chuyên gia để phỏng vấn, xin ý kiến.
7.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng nhằm phản ánh đầy đủ và khách quan cảm nhận của du khách đối với cơ sở vật chất phục vụ DL, các sản phẩm và loại hình DLBĐ, ... Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và được sử dụng khá rộng rãi để thu thập số liệu. Tác giả điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với du khách. Tổng số mẫu điều tra thực tế được chọn là 510 phiếu; trong đó, du khách quốc tế được phát 110 phiếu và du khách nội địa 400 phiếu. (Phụ lục 3)
Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau:
Bước 1 - Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan;
Bước 2 - Lựa chọn địa bàn điều tra: Luận án tập trung điều tra tại điểm tham quan du lịch biển - đảo: Bãi Xép, gành Đá Đĩa, bãi biển Tuy Hòa, Vũng Rô, Bãi Môn
- Mũi Điện, Biển Long Thủy; và tại các cơ sở lưu trú: khách sạn Cendeluxe, khách sạn Kaya, khách sạn Long Beach, khách sạn Hùng Vương, khách sạn Công Đoàn.
Bước 3 - Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành trong năm 2019 vào các thời điểm khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng, khách quan về loại hình, SPDL, …;
Bước 4 - Phân tích kết quả điều tra: Sau khi thu thập đủ số lượng phiếu điều tra, sẽ tiến hành phân loại phiếu dành cho du khách quốc tế và du khách nội địa, các kết quả sẽ được xử lý và sử dụng cho nghiên cứu.
7.2.6. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Đây là phương pháp rất cần thiết trong nghiên cứu kết hợp với phương pháp thống kê số liệu, qua đó các kết quả nghiên cứu được thể hiện rò nét. Xây dựng bản đồ dựa trên các số liệu, tài liệu đã phân tích, xử lý trong luận án để thể hiện TNDL văn hóa và tự nhiên biển - đảo, thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên, hướng phát triển và các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian. Hệ thống các biểu đồ được xây dựng để phản ánh quy mô các hiện tượng kinh tế, của các ngành sản xuất theo thời gian và không gian, từ đó đưa ra những nhận định về hướng phát triển trong thời gian tiếp theo.
7.2.7. Phương pháp thang điểm tổng hợp
Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng điểm DL. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá thành phần ở các điểm DL, luận án tổng hợp và phân hạng các điểm DL theo các cấp độ khác nhau. Dựa vào phương pháp này thì việc đánh giá tài nguyên du lịch biển - đảo có thể được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng theo trình tự sau:
Bước 1 - Xác định nguyên tắc lựa chọn điểm DL, số lượng điểm DL đánh giá: Về nguyên tắc lựa chọn các điểm DL để đánh giá:
- Những điểm DL phải đại diện cho loại hình tài nguyên, SPDL biển - đảo;
- Các điểm DL phải phản ánh được mức độ khai thác và phát triển DLBĐ;
- Luận án giới hạn 16 điểm DL đưa vào xác định dựa trên giá trị tài nguyên, hiện trạng phát triển và khả năng khai thác trong thời gian tới.
Bước 2 - Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thành phần: Để đánh giá hệ thống điểm DLBĐ ở Phú Yên, luận án sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp với 8 tiêu chí đánh giá, bao gồm: (1) Độ hấp dẫn; (2) CSVCKT - DV; (3) Thời gian hoạt động DL; (4) Vị trí và khả năng tiếp cận; (5) Khả năng liên kết; (6) Khả năng quản lý; (7) Sức chứa (khả năng đón khách); (8) Môi trường điểm DL;
Bước 3 - Xây dựng hệ số (trọng số) và thang đo cho từng cấp đánh giá. Trong luận án, các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo 5 bậc (đối với điểm du lịch) và 4 bậc (đối với tuyến du lịch) các trọng số tương ứng cho các tiêu chí;
Bước 4 - Đánh giá các chỉ tiêu thành phần trên cơ sở kết hợp kết quả điều tra thực địa, kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng. Các chỉ tiêu sẽ được nhân với trọng số nhằm tìm ra giá trị tương ứng ở mỗi cấp.
8. Hướng tiếp cận
8.1. Tiếp cận tài nguyên du lịch
Trong Luận án, TNDL được tiếp cận dưới hai dạng: TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. DLBĐ là ngành có sự định hướng của tài nguyên, đồng thời TNDL khu vực biển - đảo là yếu tố cơ bản để hình thành SPDL, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình DL. Do vậy, phương pháp tiếp cận TNDL trong nghiên cứu phát triển DLBĐ không thể thiếu, phải được tiếp cận ngay từ đầu. TNDL khu vực biển - đảo rất phong
phú, đa dạng vì thế có nhiều cách tiếp cận, phân loại tùy thuộc vào các góc độ, khía cạnh, tiêu chí khác nhau. Hướng tiếp cận TNDL là dưới sự đánh giá, xác định tiềm năng, giá trị TNDL: xem xét các yếu tố liên quan, mức độ thích nghi của tài nguyên với từng loại hình DL hay các lĩnh vực cụ thể trong hoạt động DL, sự thuận lợi hay khó khăn trong quá trình quản lý và khai thác tài nguyên, từ đó có những định hướng, giải pháp, tổ chức, khai thác tài nguyên DL hợp lý và bền vững cho vùng nghiên cứu.
8.2. Tiếp cận theo khu vực du lịch
Là cách phân chia không gian du lịch thành các khu vực để nghiên cứu dựa trên cơ sở đặc điểm địa hình, tài nguyên du lịch tương đồng với việc tổ chức, khai thác và phát triển các hoạt động DLBĐ đặc trưng. Từ đó nghiên cứu đánh giá tài nguyên, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển không gian du lịch phù hợp, liên kết với các không gian khác nhằm khai thác, sử dụng TNDL hiệu quả và bền vững.
8.3. Tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan
Đánh giá phát triển DLBĐ dưới sự tham gia từ các bên bao gồm: cộng đồng người dân địa phương, cộng đồng khách DL và các bên liên quan tham gia vào hoạt động DL như các doanh nghiệp kinh doanh DL, đội ngũ làm công tác chuyên chở, vận chuyển khách, và chính quyền địa phương, ... Từ sự tiếp cận này có được các thông tin nhiều chiều, thấy được những mong muốn của khách DL, dân cư bản địa và các bên liên quan đối với DLBĐ; góp phần cho công tác định hướng phát triển DLBĐ đúng hướng, đảm bảo sự hài lòng của du khách, các bên liên quan và dân cư sở tại.
8.4. Tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch
Hoạt động du lịch được tổ chức là giải quyết mối quan hệ cung - cầu trong kinh doanh du lịch, xuất phát từ cung để cầu tốt nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Đồng thời cũng là hoạt động tổng hợp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân và khách du lịch có liên quan đến du lịch. Do vậy để nghiên cứu phát triển DLBĐ ta cần tiếp cận, xem xét quá trình phát triển DLBĐ dưới góc độ phát triển cung, cầu du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chúng.
9. Đóng góp của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ. Xác định được các tiêu chí đánh giá phát triển DLBĐ cho tỉnh Phú Yên.