thực trạng phát triển DLBĐ dưới góc độ Địa lý du lịch - ngành khoa học có tính liên ngành, có định hướng không gian lãnh thổ. Điều này, làm cho sự phát triển của ngành du lịch biển - đảo của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ với mong muốn làm rò thế mạnh tiềm năng TNDL biển - đảo, các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để đề xuất các giải pháp và hoạch định chiến lược phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trong thời kỳ hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liên quan đến đề tài. Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá các tiềm năng du lịch biển - đảo; phân tích thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp phát triển DLBĐ của tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển - đảo;
- Xác định các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên;
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên;
- Phân tích thực trạng phát triển DLBĐ ở tỉnh Phú Yên;
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 1
- Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo
- Phân Loại Tài Nguyên, Sản Phẩm, Loại Hình Du Lịch Biển - Đảo
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các TNDL để phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên;
- Đối tượng điều tra: khách du lịch, chính quyền, dân cư bản địa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan về du lịch trên địa bàn tỉnh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên, trong đó tập trung sâu vào tài nguyên DLBĐ;
+ Phân tích thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên dưới góc độ Địa lý học: Theo ngành: dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKT DL, …). Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức TCLTDL biển - đảo cấp tỉnh: điểm DLBĐ, tuyến DLBĐ.
- Về lãnh thổ: địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó, luận án tập trung phạm vi nghiên cứu vào các đơn vị hành chính có tiềm năng du lịch biển - đảo là như: Tx. Đông Hòa, Tp. Tuy Hòa, huyện Tuy An và Tx. Sông Cầu.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2019; các số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra trong năm 2019; thời gian dự báo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Tổng quan nghiên cứu
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao. Vì thế, đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, du lịch biển - đảo được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước và nghiên cứu ở các mức độ và góc độ khác nhau.
6.1. Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về du lịch biển nói chung, hầu hết đều đề cập vai trò của kinh tế biển và tác động của nó. Nghiên cứu phát triển du lịch trên cơ sở hình thành các tổ hợp lãnh thổ và tối ưu hóa cấu trúc lãnh thổ kinh tế của du lịch. Nhiệm vụ tìm tòi để khai thác tiềm năng những lãnh thổ DL mới đã nảy sinh hướng nghiên cứu ứng dụng này. Pirojnik I.I - một trong những chuyên gia địa lý du lịch đã cho rằng: “Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rò rệt”. Ông cho rằng, địa lý DL nghiên cứu đặc điểm lãnh thổ của ngành kinh tế DL, sự phân bố theo lãnh thổ của hoạt động sản xuất và dịch vụ có liên quan tới DL, những yếu tố PTDL ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công tác phân vùng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chuyên môn hóa và tạo ra hiệu quả phát triển cho lãnh thổ DL và được đề cập đến bởi một số nhà Địa lý Mỹ từ những năm 1940. Những công trình đầu tiên có ý nghĩa được xuất bản vào năm 1972 của nhóm tác giả C. A. Gunn: Designing Tourist Regions (tạm dịch: Thiết kế khu du lịch) giới thiệu một mô hình của hệ thống du lịch và một quy trình cụ thể xuất phát từ trường hợp quy hoạch vui chơi, giải trí cho bán đảo Michigan.
Gunn đồng thời là chủ biên của cuốn “Tourism Planning: Basics, Concepts, Cases” (tạm dịch: Quy hoạch du lịch, khái niệm cơ bản và các trường hợp) với nhiều lần tái bản. Công trình đã đánh giá toàn diện mục đích của việc quy hoạch lãnh thổ du lịch, xem xét du lịch trong một hệ thống của nhiều yếu tố về sức hấp dẫn, dịch vụ, giao thông, thông tin, xúc tiến, …; thảo luận về các vấn đề tăng trưởng, phát triển bền vững, du lịch sinh thái và chính sách trong mối quan hệ với lãnh thổ du lịch. Quan niệm quy hoạch vùng, quy hoạch điểm, khu du lịch cùng một số nghiên cứu trường hợp cụ thể được hai tác giả đề cập có hệ thống và rò ràng. Đóng góp cho hướng nghiên cứu này, tác giả C.M. Hall xem xét vấn đề quy hoạch lãnh thổ trong mối quan hệ với chính sách phát triển du lịch của quốc gia và các vùng ở cấp phân vị thấp hơn (Clare A.Gunn, 2012).
Một nghiên cứu ở phạm vi bao quát và toàn diện về sự phân bố du lịch ở các khu vực khác nhau trên thế giới của Rosemary Burton trong sách Travel Geography của ông, đã xem xét các hoàn cảnh địa lý, xã hội, chính trị và kinh tế để tạo ra hoạt động DL cũng như kiểm soát du lịch. Trong nghiên cứu đã giới thiệu các mô hình du lịch trên toàn thế giới, tài nguyên địa lý cho du lịch, mạng lưới giao thông và những phát triển trong tương lai. Cuốn sách đã nêu ra các điểm du lịch và tài nguyên du lịch chính của mỗi điểm đến (cho các khu vực chính là Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông, Châu Mỹ, Thái Bình Dương và Châu Úc) Tất cả, đều được đề cập và giải thích chuyên sâu lý do tại sao du lịch chỉ phát triển ở một số khu vực nhất định (Rosemary Burton, 1995).
Trong sách The Geography of Travel and Tourism (tạm dịch: Địa lý Lữ hành và Du lịch) của Boniface Brian G. và Cooper Chris P., trên cơ sở khảo sát rộng rãi về các khu vực phát sinh và điểm đến du lịch thế giới, cuốn sách đã cung cấp toàn diện các nguyên tắc cơ bản về địa lý du lịch, về cung - cầu và sự vận tải khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập các vấn đề về sự phát triển của ngành du lịch có liên quan yếu tố chính trị thế giới đang thay đổi; “xanh hóa” du lịch; sự phát triển trong du lịch bền vững (Boniface Brian G. & Cooper Chris P.,1994).
Sách Tourism: principles, practices, philosophies (tạm dịch: Du lịch: Lý thuyết và thực hành) của McIntosh R. W. và cộng sự đã thảo luận về các khía cạnh xã hội, văn hóa, kinh tế và du lịch. Xác định các khái niệm và cấu trúc cơ bản, cuốn sách giải
thích du lịch là một ngành quan trọng trong sự giàu có của bất kỳ quốc gia nào. Cuốn sách đã tổng quan về ngành du lịch, cung cấp nền tảng về lĩnh vực nghiên cứu du lịch, sự phát triển của du lịch qua các thời kỳ và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này; cách thức tổ chức ngành du lịch, Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu các cách tiếp cận khác nhau để hiểu về hành vi du lịch, giới thiệu các khái niệm về du lịch như động lực vui thú, làm giàu cuộc sống thông qua du lịch và xã hội học về du lịch; thảo luận về cung, cầu, quy hoạch và PTDL, giới thiệu các biện pháp về sự tác động của kinh tế, xã hội và môi trường; thảo luận về tầm quan trọng của nghiên cứu và tiếp thị đối với sự phát triển du lịch; đưa ra giả thuyết về triển vọng của ngành du lịch trong tương lai (McIntosh R. W., Goeldner C. R., & Ritchie J. R., 1995).
Với các công trình nghiên cứu về du lịch biển - đảo, các học giả cố gắng tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch trên đảo cũng như định hướng phát triển bền vững du lịch biển - đảo. Tác phẩm “Island tourism: management principles and practice” (Du lịch đảo: nguyên tắc quản lý và thực hành) (Conlin, M. V., & Baum, T. (Eds.), 1995), là cuốn sách đầu tiên tập trung vào cách quản lý và các vấn đề về tổ chức ảnh hưởng đến các đảo nhỏ và các ngành công nghiệp du lịch, cách thức kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch trên hòn đảo nhỏ. Cuốn sách này kiểm tra và thảo luận về một sự đa dạng liên quan đến các chủ đề, bao gồm cả lĩnh vực chính sách; quan hệ đối tác quy hoạch khu vực tư nhân; phát triển sản phẩm; marketing; quản trị nhân sự; và tính bền vững. Những vấn đề chung được bổ sung với các nghiên cứu minh họa việc áp dụng các nguyên tắc quản lý đảo. Cuốn sách này là một hướng dẫn cần thiết để quản lý du lịch đảo.
Ở một góc độ mang tính thời sự, Donald G. Reid trong công trình “Tourism, Globalization and Development”(tạm dịch: Toàn cầu hóa và phát triển du lịch) (Donald G.Reid, 2003) đề cập những vấn đề liên quan đến lãnh thổ du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cùng với việc tổng hợp và phân tích định nghĩa du lịch ở khía cạnh kinh tế kỹ thuật hay sinh thái, tác giả bàn về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và khía cạnh kinh tế chính trị của PTDL, vấn đề quy hoạch và lý thuyết phát triển những mối quan hệ đối với PTDL, liên kết du lịch trong sự phát triển chung.
Nghiên cứu này xem xét cấu trúc của ngành du lịch, các loại hình DL chính, các tác động (kinh tế, môi trường và xã hội) của du lịch biển, ven biển và xu hướng
toàn cầu trong phát triển du lịch, tài chính và tiếp thị. Nó cũng phân tích du lịch ven biển và biển ở một số khu vực quan trọng được WWF xác định là ưu tiên cao nhất vì sự đa dạng của cuộc sống mà họ hỗ trợ, sự hủy diệt tiềm tàng mà họ phải đối mặt và khả năng của WWF sẽ tác động đến họ trong thập kỷ tới. Báo cáo của CESD kết luận với các can thiệp được khuyến nghị rằng WWF có thể là một cách để bắt đầu giải quyết các mối đe dọa mà PTDL ven biển đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học và sự thịnh vượng của cộng đồng điểm đến (Martha Honey & David Krantz, 2007).
Trong cuốn“Climate change And Island and Croastal Vulnerability” (tạm dịch: Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó) của Sundaresan và cộng sự, (Sundaresan J., Seekesh S., Ramanathan Al., Sonnenschein L., & BooJh R., 2012), nhóm tác giả đã đánh giá sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Người dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu do họ có năng lực thích ứng hạn chế. Sự nóng lên của nhiệt độ trái đất là nguyên nhân làm cho mực nước biển tăng sẽ nhấn chìm hàng loạt đảo và các vùng đất ven biển, ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động về du lịch và môi trường, … Đây là hướng nghiên cứu mới xuất hiện trong một vài thập kỷ gần đây, nghiên cứu về môi trường vùng ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển.
Tác phẩm: “Marine Tourism: Development, Impacts and Management” (tạm dịch: Du lịch biển: sự tác động, phát triển và quản lý) của Mark Orams tại Trung tâm Nghiên cứu Du lịch tại Đại học Massey, Albany, New Zealand cho rằng, biển tạo nhiều cơ hội cho mục đích giải trí và DL. Về mặt thực tế, nó là cơ sở để gia tăng nguồn thực phẩm và phát triển vận tải. Trong quá khứ, hầu hết môi trường biển của chúng ta được “bảo vệ” và không khai thác hoạt động DL do không thể tiếp cận được, sự an toàn đã được quan tâm và đề cập, chi phí để tái tạo trên biển tương đối cao. Trong tác phẩm trên, tác giả nhận định: “trải qua những thập kỷ gần đây, những tiến bộ đáng kể trong công nghệ và sự phát triển dL quốc tế đã làm cho môi trường biển dễ tiếp cận hơn trong cả hai mặt về thực tế và kinh tế. Du lịch biển và ven biển đã trở thành một ngành kinh doanh, tạo thành một bộ phận quan trọng trong việc phát triển DL toàn cầu, là một ngành công nghiệp” (Mark Orams, N.d., 1999).
Trong cuốn “Community integration: Island tourism in Peru” (tạm dịch: Hội nhập cộng đồng: Du lịch đảo ở Peru) của R.E Mitchell, D.G Reid - Annals of tourism research (Biên niên sử của nghiên cứu du lịch, 2001) (Mitchell & Reid, 2001). Nghiên cứu xem xét quy hoạch và quản lý du lịch trong cộng đồng Andean của đảo Taquile, Peru. Trong một trường hợp nghiên cứu đặc thù, một khuôn khổ hội nhập cộng đồng về du lịch đã được phát triển và áp dụng cho các cộng đồng trên đảo. Nghiên cứu của tác giả giúp lập kế hoạch, hướng dẫn, phát triển, quản lý, nghiên cứu và đánh giá các dự án du lịch dựa vào cộng đồng. Hội nhập cộng đồng về du lịch chủ yếu được xác định về mặt cấu trúc quyền lực ra quyết định và quy trình; địa phương kiểm soát hoặc sở hữu, phân bố việc làm, số người dân địa phương làm việc trong ngành du lịch tại địa phương đó. Thông qua nghiên cứu này, người ta tìm thấy được một mức độ cao của hội nhập cộng đồng trên đảo Taquile dẫn đến lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn cho đa số cư dân.
Sách “Island tourism and sustainable development: Caribbean, Pacific, and Mediterranean Experiences” (Du lịch đảo và phát triển bền vững: Caribbean, Thái Bình Dương và kinh nghiệm Địa Trung Hải) (D.J Gayle, 2002) thảo luận về tác động của du lịch đối với phát triển bền vững trong vùng biển Caribbean, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Ở đây, các học giả, các chuyên gia quốc tế, đã thảo luận về các vấn đề từ một quan điểm toàn diện và xuyên quốc gia. Họ đã đóng góp cung cấp một định nghĩa hoàn toàn khả thi về sự phát triển bền vững được thực hiện bởi các nhà hoạch định chính sách, các học viên phát triển và các chuyên gia du lịch. Trong số những vấn đề đã được đề cập, đặc biệt ở đây là vai trò của phụ nữ trong ngành du lịch, những mâu thuẫn vốn có trong du lịch văn hóa, quyền bá chủ của các nhà khai thác tour du lịch, lập bản đồ và đánh giá rủi ro, cũng như sự tham gia của cộng đồng đảo trong quy hoạch sử dụng đất liên quan đến du lịch.
Sách “Tourism and development in tropical islands: political ecology perspectives” (Du lịch và phát triển ở các đảo nhiệt đới: quan điểm sinh thái chính trị) đề cập đến việc sinh thái chính trị là một công cụ mạnh mẽ để điều tra vai trò và lợi ích của các bên khác nhau trong quá trình thay đổi môi trường của Gössling. Tác giả cho rằng, các vấn đề môi trường không được hiểu đúng nếu không xem xét bối cảnh kinh tế và chính trị của đảo; và sự tăng trưởng liên tục của du lịch chắc chắn sẽ
gây ra vấn đề lớn về môi trường. Nội dung cuốn sách này có một đóng góp lớn đối với sự hiểu biết và giải quyết những xung đột, đặc biệt ở những hòn đảo nơi mà vấn đề môi trường đang cấp bách (Gössling, 2003).
Trong báo cáo, Global Trends in Coastal Tourism (tạm dịch: Xu hướng toàn cầu hóa về du lịch ven biển) của Martha Honey and David Krantz, nghiên cứu thuộc Trung tâm du lịch sinh thái và phát triển bền vững (CESD), một viện nghiên cứu theo định hướng chính sách cam kết cung cấp, trên cơ sở phân tích và cung cấp các công cụ cho nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, được ủy quyền bởi Chương trình biển của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) tại Washington DC, đã phân tích các xu hướng hiện tại cũng như kiểm tra các giả thuyết của WWF, về các trình điều khiển đằng sau hoạt động du lịch biển và ven biển, từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp sẽ là hữu ích nhất, để phát triển một chương trình du lịch mới.
Như vậy, dù nghiên cứu du lịch dưới góc độ nào thì các tác giả đều hướng đến nghiên cứu phát triển du lịch, khai thác tài nguyên và tổ chức lãnh thổ du lịch nhằm khai thác tối đa những lợi thế về mặt tự nhiên, văn hóa và xã hội. Các công trình nghiên cứu về du lịch biển - đảo trên thế giới nhìn chung đều đánh giá cao tầm quan trọng, ý nghĩa trong vấn đề phát triển du lịch biển - đảo.
6.2. Ở Việt Nam
6.2.1. Trên phạm vi cả nước
Việc nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào phân tích các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch biển - đảo; đánh giá sự phát triển của du lịch biển - đảo trong tình hình hiện nay; đề ra các giải pháp để thúc đẩy du lịch biển - đảo Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, xứng với tiềm năng và lợi thế của quốc gia. Trong phạm vi lĩnh vực du lịch biển - đảo của Việt Nam và các địa phương có biển - đảo, thời gian qua cũng đã có những công trình nghiên cứu mang tính “mở đường”. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch biển - đảo cũng như các công trình có liên quan được công bố có ý nghĩa quan trọng.
- Ở góc độ quy hoạch phát triển du lịch biển - đảo có các công trình “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; hay như trong “Đề án phát triển du lịch biển - đảo và vùng ven biển đến năm 2020” và cuốn sách “Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” “Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020”, đã đưa ra phạm vi không gian quy hoạch phát triển kinh tế biển, dải ven biển, các đảo; nghiên cứu mối liên kết giữa hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, xác định rò quan điểm, mục tiêu những định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển - đảo Việt Nam trong thời gian tới.
- Liên quan đến các hướng phát triển kinh tế du lịch biển và đảo theo hướng bền vững: Tác giả Lê Đức Tố (2005) với nghiên cứu “Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” đã xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình kinh tế trên 3 đảo và cụm đảo của hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là đảo Ngọc Vừng (thuộc Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh), cụm đảo Cù Lao Chàm (thuộc Hội An, tỉnh Quảng Nam) và Hòn Khoai (thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đồng thời, tác giả đi sâu nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái quy mô hộ gia đình và nghiên cứu triển khai mở rộng các mô hình này trên cơ sở các điều kiện khác nhau của các đảo, nhằm phát triển bền vững đảo, đảm bảo cho quyền lợi của người dân bản địa. Các công trình nghiên cứu “Một số giải pháp đột phá phát triển DL vùng biển và ven biển” (Lê Trọng Bình, 2007) và “Chiến lược phát triển DL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30-12-2011, xác định hướng ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch; tập trung phát triển các khu DL biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục Du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển - đảo Việt Nam.
- Đề án “Phát triển du lịch biển - đảo và vùng ven biển đến năm 2020” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013, đã nghiên cứu thực trạng phát triển DLBĐ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 với phạm vi không gian là vùng biển quốc gia, hải đảo (bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và vùng đất ven biển thuộc 28