Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÂM THỊ THÚY PHƯỢNG


PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN


Chuyên ngành: Địa lý học

Mã số: 62 31 05 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN

2. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU


Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh


Lâm Thị Thúy Phượng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Đối tượng nghiên cứu 2

5. Phạm vi nghiên cứu 2

6. Tổng quan nghiên cứu 3

6.1. Trên thế giới 3

6.2. Ở Việt Nam 8

7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 11

7.1. Các quan điểm nghiên cứu 11

7.2. Các phương pháp nghiên cứu 13

8. Hướng tiếp cận 16

8.1. Tiếp cận tài nguyên du lịch 16

8.2. Tiếp cận theo khu vực du lịch 17

8.3. Tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan 17

8.4. Tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch 17

9. Đóng góp của đề tài 17

10. Cấu trúc của đề tài 18

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO 19

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển - đảo 19

1.1.1. Một số khái niệm và nội dung liên quan 19

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển KT - XH 24

1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch biển - đảo 26

1.1.4. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển - đảo 27

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển - đảo 31

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biển - đảo 38

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo 51

1.2.1. Khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của một số quốc gia 51

1.2.2. Phát triển DLBĐ của một số tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 53

Tiểu kết chương 1 57

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN 58

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên 58

2.1.1. Tài nguyên vị thế 58

2.1.2. Tài nguyên du lịch 59

2.1.3. Cơ sở hạ tầng 76

2.1.4. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên 78

2.1.5. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển - đảo 79

2.1.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh quốc phòng biển - đảo 79

2.1.7. Tính thời vụ của du lịch biển - đảo 81

2.1.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ

............................................................................................................................... 81 2.1.9. Tác động của biến đổi khí hậu..................................................................... 82

2.1.10. Liên kết vùng 83

2.2. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên83

2.2.1. Thuận lợi 83

2.2.2. Khó khăn 84

2.3. Thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 85

2.3.1. Thực trạng phát triển DLBĐ theo ngành 85

2.3.2. Thực trạng phát triển DLBĐ theo lãnh thổ 101

Tiểu kết chương 2 112

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 113

3.1. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên 113

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng 113

3.1.2. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 114

3.2. Giải pháp phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 132

3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và cơ chế chính sách 132

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch 133

3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch 135

3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 135

3.2.5. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo 136

3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường xúc tiến quảng bá 137

3.2.7. Nhóm giải pháp về môi trường biển - đảo 138

3.2.8. Giải pháp cộng đồng cư dân địa phương 139

3.2.9. Nhóm giải pháp hạn chế tính mùa vụ của du lịch biển - đảo 140

3.2.10. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch 141

Tiểu kết chương 3 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143

1. Kết luận 143

2. Kiến nghị 144

2.1. Đối với tỉnh Phú Yên 144

2.2. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

5

DL

Du lịch

6

DLBĐ

Du lịch biển - đảo

7

DLST

Du lịch sinh thái

8

DVDL

Dịch vụ du lịch

9

KT - XH

Kinh tế - xã hội

10

PTDL

Phát triển du lịch

11

SPDL

Sản phẩm du lịch

12

TCLTDL

Tổ chức lãnh thổ du lịch

13

TNDL

Tài nguyên du lịch

14

TP

Thành phố

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

VHTTDL

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 1


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch biển - đảo 46

Bảng 1.2. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch 47

Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch 50

Bảng 1.4. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch 50

Bảng 2.1. Lượt du khách tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 85

Bảng 2.2. Thông tin thị trường khách du lịch nội địa 87

Bảng 2.3. Thông tin thị trường khách du lịch quốc tế 90

Bảng 2.4. Doanh thu du lịch giai đoạn 2009 - 2019 92

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú phục vụ DL Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 96

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch (%) 98

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo Tx. Đông Hòa 102

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo Tp. Tuy Hòa 103

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo huyện Tuy An 104

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá các điểm du lịch biển - đảo Tx. Sông Cầu 104

Bảng 2.11. Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm DLBĐ Phú Yên

..................................................................................................................................... 106

Bảng 2.12. Kết quả điểm đánh giá các tuyến du lịch nội tỉnh Phú Yên 108

Bảng 2.13. Kết quả tổng hợp mức độ thuận lợi của các tuyến DL nội tỉnh 108

Bảng 3.1. Thị trường du khách quốc tế tiềm năng 115

Bảng 3.2. Thị trường du khách quốc tế trọng điểm 116

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch biển 28

Hình 1.2. Các tiêu chí đánh giá điểm DLBĐ tỉnh Phú Yên 40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Lượt khách quốc tế và nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019 86

Biểu đồ 2.2. Mục đích chuyến đi của khách nội địa đến Phú Yên 88

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế 91

Biểu đồ 2.4. Thông tin về du lịch biển - đảo Phú Yên 101

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người, trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Du lịch được ví là “con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói” mang lại nhiều giá trị. Vì vậy, hoạt động này phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong các khu vực du lịch thì du lịch biển - đảo là loại hình ngày càng trở thành xu hướng và thu hút được nhiều du khách trên thế giới. Vì thế, hầu hết các nước có lợi thế về biển, đảo đều chọn loại hình du lịch này để ưu tiên phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, vừa tiếp giáp với lục địa vừa tiếp giáp biển, đặc biệt có biển Đông nằm ven bờ của Thái Bình Dương rộng lớn với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, ... Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, năm 2018 đã xác định, du lịch là một trong những ngành kinh tế chủ chốt trong các ngành kinh tế biển, đồng thời chỉ ra nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch vùng biển - đảo, bao gồm vùng ven biển, biển và đảo.

Phú Yên là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển của Việt Nam, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với đường bờ biển dài 189km. Dựa trên những lợi thế của mình, lãnh đạo tỉnh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, trong “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2020, tầm nhìn 2025” của UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ rò mục tiêu đến năm 2020 là: “Phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước; là một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ”.

Nhận thức được ý nghĩa của nó, cùng với rất nhiều tiềm năng về DLBĐ hiện có tại Phú Yên, trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về du lịch từ nhiều tổ chức, nhà khoa học quan tâm dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022