Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Của Hà Tĩnh Giai Đoạn 2000 - 2010


khách sạn, làng du lịch, bãi cắm trại, biệt thự và căn hộ cho thuê… trong đó khách sạn là cơ sở thu hút được nhiều khách du lịch nhất. Theo số lượng thống kê mới nhất của ngành, năm 2000 toàn tỉnh có 24 cơ sở lưu trú với 425 phòng. Đến năm 2006 toàn tỉnh đã có 64 cơ sở lưu trú với 1634 phòng, năm 2010 đã có 98 cơ sở lưu trú với 2294 buồng, trong đó có 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, 18 khách sạn 1 sao và 58 cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn. Hiện tại, Hà Tĩnh chưa có cơ sở lưu trú nào được xếp hạng từ 4 sao trở lên.

Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Tĩnh giai đoạn 2000 - 2010


Năm

2000

2006

2007

2008

2010

Cơ sở lưu trú

24

64

74

78

98

Số phòng

425

1634

1974

2100

2294

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 8

Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Các cơ sở lưu trú phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh và một số khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Các cơ sở khác cũng đã quan tâm nâng cấp trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, mở thêm các dịch vụ mới, đưa hệ thống máy tính vào phục vụ khách lưu trú, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ vui chơi giải trí và đa dạng hoá sản phẩm ăn uống… các hoạt động trên đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở.

Tuy nhiên, chỉ một số khách sạn ở trung tâm mới thực hiện các dịch vụ trên, còn lại đa số các cơ sở lưu trú đều chỉ dừng lại ở vai trò là chỗ để nghỉ chân.

Chính vì thế, chi tiêu của khách du lịch ở Hà Tĩnh cũng rất hạn chế. Mức chi tiêu của mỗi người khách khi đến du lịch ở Hà Tĩnh hàng năm chưa đạt đến mức trung bình chung của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2009,


mức chi tiêu mỗi ngày của khách du lịch trung bình khoảng 2triệu đồng, trong khi đó, mức chi tiêu ở Hà Tĩnh chỉ đạt khoảng 500 nghìn đồng/ngày.

Biểu đồ 2.5:


CHI TIÊU BÌNH QUÂN MỘT NGÀY CỦA KHÁCH DU LỊCH

Ở MỘT SỐ TỈNH

nghìn đồng

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

3856.82

3760.665

3075.76 3150.365

485.616 493.752

Hà nội Nghệ An Đà Nẵng TPHCM Hà Tĩnh Quảng

Bình Tỉnh


Nguồn: Tổng cục Thống kê

Sự gia tăng số lượng khách sạn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhìn chung chất lượng của hệ thống khách sạn Hà Tĩnh đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho chất lượng dịch vụ của Hà Tĩnh chưa thể cạnh tranh trên thị trường du lịch. Trước năm 1995, hệ thống khách sạn chủ yếu thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Đến nay, hệ thống này đã phát triển phong phú đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau: Quốc doanh, tập thể, liên doanh, đầu tư trong nước, liên doanh đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, mang những sắc thái riêng với từng loại doanh nghiệp.

Năm 2010, Hà Tĩnh đón 571.296 lượt khách, với 2.294 phòng khách sạn, như vậy trung bình mỗi ngày một phòng khách sạn phải chứa tới 2,77 người trong những tháng cao điểm. Tuy số khách du lịch trong tỉnh ít khi sử dụng phòng khách sạn do du lịch ngắn ngày, du lịch lễ hội… Hiện nay thu


nhập chủ yếu của du lịch Hà Tĩnh là từ các cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành và dịch vụ vui chơi giải trí chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của du lịch. Trong du lịch, bình quân lĩnh vực lữ hành chỉ chiếm 10% doanh thu, còn 90% thuộc về nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, vui chơi, mua sắm.

2.2.1.2. Đóng góp vào GDP

Do hạn chế về mặt thời gian, trong luận văn của mình, tác giả chỉ trình bày lợi nhuận của ngành du lịch dựa theo tổng mức thu, chi của ngân sách Nhà nước, chưa tính được lợi nhuận của toàn ngành (bao gồm cả khu vực tư nhân đầu tư trong lĩnh vực du lịch).

Doanh thu du lịch nộp ngân sách tăng đáng kể, so với năm 1991 (thời điểm tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành Nghệ An và Hà Tĩnh) thì doanh thu năm 1996 tăng 1,5 lần; năm 2000 tăng 2,6 lần so với năm 1996 và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2006 là 22%. Năm 2000, doanh thu du lịch toàn tỉnh mới chỉ đạt 51350 triệu đồng thì đến năm 2009 đã lên đến 177.250 triệu đồng, tăng 3,5 lần. Thu ngân sách địa phương năm 2000 đạt 780 triệu đồng, năm 2006 đạt 7148 triệu đồng, năm 2009 đạt 18.800 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 10.904 triệu đồng.

Hiện nay, sở Văn hóa, thể thao và du lịch đang xúc tiến dự thảo chính sách khuyến khích phát triển du lịch để phù hợp với tình hình mới, nhất là khi Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh có công nghiệp phát triển của miền Trung. Tính đến nay, ngành Du lịch Hà Tĩnh đã thu hút gần 2000 tỷ đồng từ các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Trong đó vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch là 180 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, giai đoạn 2000 đến 2009, đóng góp của ngành du lịch vào GDP Hà Tĩnh không đáng kể, trung bình khoảng 1% GDP. Nhiều công trình xây dựng không đúng quy hoạch, gây mất cảnh quan du lịch, mất cân bằng sinh thái, với các dự án tư nhân, thường xây dựng tự phát, trái quy định của pháp


luật; với các công trình Nhà nước, tình trạng chất lượng công trình kém vẫn diễn ra thường xuyên, gây lãng phí nguồn vốn và phá huỷ tài nguyên tự nhiên.

Nguồn lợi thu được từ du lịch là không nhỏ, cần có chiến lược đầu tư, quy hoạch đúng đắn để hạn chế tối đa lãng phí nguồn lực đạt mức doanh thu cao hơn, qua đó tăng lợi nhuận của ngành.

2.2.2. Về mặt xã hội

2.2.2.1. Đánh giá theo khả năng tải xã hội

Đối với người dân bản địa

Mức sống của người dân tại các điểm du lịch được nâng cao, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ… điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế vùng và quốc gia. Du lịch Hà Tĩnh hiện nay đang tạo ra chất xúc tác để phát triển các ngành nghề khác. Với các vùng sâu, vùng xa du lịch có thể là động lực duy nhất để xoá đói, giảm nghèo.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây vai trò của du lịch bền vững được đề cao nên du lịch đã tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở các tỉnh nghèo không có đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ, các di sản kiến trúc như Hà Tĩnh. Nghệ thuật văn hoá, thủ công, lễ hội, lối sống truyền thống như: ca trù, chèo, tuồng, dân ca... được chú trọng hơn trước.

Giao lưu trao đổi văn hoá giữa du khách và người địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với số du khách tại điểm du lịch là sự xâm hại đến cuộc sống của người dân ngày càng nhiều, bản sắc văn hoá dần được “thị trường hoá”, ở hầu hết các khu du lịch người bản địa bỏ quên công việc chính, truyền thống để thu lợi từ du lịch. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng: độ bụi trong không khí, các dịch bệnh tăng theo số lượng du khách, nồng độ ô nhiễm từ các chất thải tăng. Tất cả những hậu quả đó về lâu dài, người địa phương phải hứng chịu.


Đối với du khách

Mặc dù đặc thù người Hà Tĩnh rất mến khách, song vẫn còn một số cá nhân vì lợi ích trước mắt đã kinh doanh mùa vụ, hiện tượng bắt ép du khách vẫn xảy ra thường xuyên tại các điểm du lịch; thái độ cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch, sản phẩm nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, giá cả cao hơn rất nhiều so với giá trị… làm cho du khách không hài lòng khi du lịch tại nhiều nơi trên lãnh thổ Hà Tĩnh.

Như vậy, căn cứ theo khả năng tải xã hội, du lịch Hà Tĩnh chưa đủ tiêu chuẩn để phát triển bền vững.

2.2.2.2. Đánh giá theo hệ thống chỉ thị môi trường (Phương pháp PRA)

Sự xuất hiện của các bệnh dịch liên quan đến du lịch ngày càng nhiều, đây không chỉ riêng có ở Hà Tĩnh mà hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam đều bị ảnh hưởng như SARS, cúm gia cầm, viêm não Nhật Bản… tuy không có mốc đánh giá chung về mức độ kiểm soát dịch bệnh liên quan đến du lịch thế nào thì được coi là phát triển bền vững, so với mặt bằng chung của các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam được coi là quốc gia có khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt. Vì thế, trong những năm dịch bệnh diễn ra thì số lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch xuất hiện tỷ lệ thuận với việc xúc tiến, phát triển du lịch, tại các góc khuất của các điểm du lịch sinh thái, tình trạng tiêm chích ma tuý vẫn diễn ra thường xuyên, mại dâm, các trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí có sử dụng chất kích thích cũng tăng lên.

Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hoá của các địa phương (so với dạng nguyên thuỷ) bị thay đổi nhiều một phần do quá trình đầu tư xây dựng, một phần do không có quy hoạch tổng thể, phát triển các dịch vụ du lịch tự phát, lấn chiếm để trục lợi cho cá nhân.


Số người ăn xin/tổng số địa phương: hiện nay ở Việt Nam ngoài thành phố Đà Nẵng, chưa có một tổ chức nào quản lý số người xin ăn ở các địa phương và ở các điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, quấy nhiễu du khách vẫn diễn ra thường xuyên, tạo nên thái độ thiếu thiện chí từ phía khách du lịch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm du khách không muốn quay lại lần thứ hai ở các điểm du lịch của Việt Nam nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng.

Nhìn chung, nhận thức xã hội về du lịch còn chưa đầy đủ và nhất quán, chưa được quan tâm đúng mực để tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển. Cuộc sống lai tạp, các hành vi chèo kéo du khách, hành vi ứng xử chưa phù hợp, trình độ ngoại ngữ hạn chế, có nhiều trường hợp vì thấy lợi ích trước mắt là kiếm lợi từ nguồn du lịch nên không cần trình độ học vấn cao dẫn đến trình độ dân trí ở các làng nghề, các điểm du lịch thấp. Nhiều đối tượng xấu lợi dụng hình thức du lịch để thực hiện các hành vi phạm pháp.

Vấn đề xã hội hoá du lịch, việc phát triển quá nhanh hệ thống doanh nghiệp tư nhân, vượt quá năng lực quản lý đã tạo thêm sức nặng cho xã hội ảnh hưởng ngược lại đối với phát triển du lịch bền vững. Vào mùa du lịch tình trạng quá tải dân số, người dân địa phương sẽ bị tranh dành tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa. Theo quy định chuẩn của tổ chức du lịch thế giới diện tích một bãi đỗ xe phải cỡ từ ½ đến 4 diện tích buồng ngủ, trong khi ở các điểm du lịch hiện nay vẫn sử dụng đường giao thông làm nơi đỗ xe. Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.

2.2.3. Môi trường

Từ năm 1996 đến nay, du lịch đã góp phần vào việc bảo tồn diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển khu bảo tồn quốc gia như: rừng quốc gia Vũ Quang, Hồ Kẻ Gỗ… Theo đó là các loài động vật đang trên đà tuyệt chủng cũng được bảo tồn như Sao La, hổ… Các hoạt động du lịch cung cấp các ý tưởng làm sạch môi trường. Để phục vụ hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng cũng


từng bước được cải thịên. Thông qua trao đổi với du khách, kiến thức môi trường của cộng đồng được nâng cao.

* Tài nguyên nước

Du lịch tiêu thụ rất nhiều nước, lượng nước thải tỷ lệ thuận với lượng nước cấp (tính bằng 75%) lượng nước cấp. Các vùng nước mặt đang bị ô nhiễm nặng, nếu như không có hệ thống thu gom nước thải thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc hệ thống mạch nước ngầm lân cận. Nhiệt độ ngày càng cao, với mức độ khai thác, sử dụng bừa bãi như hiện nay mạch nước ngầm, nước ở các ao hồ đang dần cạn kiệt.

Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của các khu du lịch, ý thức của các đối tượng tham gia du lịch hiện nay rất kém. Thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Ô nhiễm năng lượng, ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng phổ biến hiện nay nhưng chưa được giới chức năng quan tâm. Theo quy định của tổ chức du lịch thế giới, mỗi du khách sử dụng 200 - 300 lít/người/ngày, vùng nóng bức từ 500 - 1000 lít/người/ngày. Nhưng Việt Nam không có quy định về giới hạn sử dụng nước.

* Tài nguyên đất

Hiện nay đất canh tác giảm, đất bị ô nhiễm, nguyên nhân là do khai thác làm đất xây dựng bừa bãi. Bên cạnh đó một số tác động của tự nhiên cũng làm cho tài nguyên đất cạn kiệt dần như: Xói mòn, lở đất, lũ lụt…

* Tài nguyên sinh vật bao gồm thảm thực vật và hệ động vật

Thảm thực vật: Rừng và hệ sinh thái tăng lên; do trồng thêm phục vụ du lịch sinh thái, nhưng cũng giảm đi do chặt phá để xây dựng hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên ở Hà Tĩnh số thực vật được trồng ít hơn rất nhiều so với quá trình khai thác, sử dụng. Các hình thức du lịch hiện nay chủ yếu khai thác dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, khai thác nhiều nhưng ý thức gìn giữ kém.


Hệ động vật: hải sản, lâm sản phục vụ du lịch tăng, khai thác cạn kiệt để phục vụ nhu cầu của du khách và thoả mãn lòng tham của những người kinh doanh bất hợp pháp. Vì thế hiện nay, nhiều động thực vật đang trên đà tuyệt chủng như lợn rừng, nai…

* Tài nguyên nhân văn

Đã có nhiều chiến dịch đầu tư, có sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc trùng tu, tôn tạo tài nguyên nhân văn, tuy nhiên vì phát triển không có quy hoạch nên nhiều khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu, hoặc xa lạ với kiến trúc và cảnh quan địa phương, bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học. Xây dựng, san ủi mặt bằng, tạo cảnh quan kém, dây điện, cột điện tràn lan, sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo mất mỹ quan. Thực trạng đó đã làm cho phát triển du lịch hiện nay ở Hà Tĩnh trở nên pha tạp, lộn xộn.

Nhận thức về vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững trong các cấp quản lý của ngành du lịch còn có nhiều hạn chế. Ngành du lịch chưa thiết lập được hệ thống kiểm soát, quản lý môi trường trong hoạt động du lịch từ Trung ương đến địa phương. Chưa xây dựng được cơ chế trách nhiệm vật chất quy định cho các doanh nghiệp du lịch về bảo vệ môi trường.

Hà Tĩnh là vùng đất có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên, cộng với hoạt động của con người chưa có ý thức gìn giữ môi trường tự nhiên nên mặc dù mới bước đầu hình thành và phát triển, nhưng xét về khả năng tải sinh thái, các hoạt động du lịch đang góp phần làm tài nguyên đứng trên ranh giới giữa suy thoái và sức chứa tối đa.

Tóm lại, du lịch Hà Tĩnh hiện nay, xét trên cả ba mặt đều chưa bền vững, cần có những giải pháp, chính sách cụ thể của cả nhà nước, các địa phương, mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch và ý thức của mỗi người dân để có thể phát triển du lịch Hà Tĩnh theo hướng bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022