Các Di Tích Lịch Sử, Văn Hoá, Kiến Trúc Nghệ Thuật


Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá tự nhiên và nghỉ dưỡng.

Tài nguyên biển

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km với nhiều cửa sông lớn, nhiều vị trí có thể xây dựng cảng - là điều kiện thuận lợi cho các tàu du lịch cập bến theo đường thủy.

Cách thị trấn Xuân An 15km là bãi biển Xuân Thành dài 5000m, thoai thoải, nước xanh trong lạ kì, sát bãi tắm là rừng phi lao chạy dài hàng chục km, chỗ rộng đến 500m, con lạch nước ngọt chạy dọc theo khu rừng làm tăng thêm vẻ đẹp và sức sống nơi đây.

Bãi biển Thiên Cầm thoai thoải, chiều dài hơn 6000m, với cảnh quan thơ mộng của những hàng dương xanh mát quanh năm, trên bờ biển, núi Sót chơ vơ và những hòn đảo nhỏ tự nhiên. Núi Thiên Cầm không cao, lại nằm kề biển tạo thành một nơi sơn thuỷ hữu tình, cách chân núi một bờ cát là chùa Yên Lạc được xây dựng từ thế kỷ 13.

Ngoài ra còn có nhiều bãi biển đẹp như: Thạch Hải, Đèo Con… đã được khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch. Tuy nhiên người dân ven biển Hà Tĩnh chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp hay ngư nghiệp, chưa biết khai thác thế mạnh của mình, nên đa phần còn nghèo, trình độ nhận thức chưa cao.

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, nói cách khác, nó là đối tượng, hiện tượng được hình thành và phát triển một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt đối với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

Hà Tĩnh không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam, thắng cảnh, bởi các vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, Hà Tĩnh còn có những nét đẹp trong nền văn hoá của dân tộc qua các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội và các di sản văn hoá. Tên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


tuổi Hà Tĩnh được gắn liền với những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Một số lượng đáng kể các di tích lịch sử là những điểm hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Có lẽ hiếm có một quốc gia, một khu vực nào trên thế giới muốn phát triển ngành du lịch mà lại không coi trọng du lịch văn hoá. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh nhỏ bé Với diện tích 6055.6 km2 và 4 dân tộc sinh sống (Việt, Thái, Chứt, Mường), mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá riêng và nó là những bộ phận cấu thành nên kho tàng văn hoá Hà Tĩnh nói riêng và của

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 5

Việt Nam nói chung. Có 3 loại tài nguyên du lịch nhân văn cơ bản: di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật; lễ hội; các tài nguyên khác (văn hoá ẩm thực, làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian…).

2.1.3.1. Các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật

Ngoài sự hấp dẫn của thắng cảnh tự nhiên, của các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian và những di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đa phần các di tích lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh lâu dài và anh dũng của nhân dân ta. Trải dài từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh là hàng loạt những dấu ấn lịch sử nổi tiếng của dân tộc ta, vùng đất Hà Tĩnh nhỏ bé mà đầy hào hùng qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Những điểm nổi tiếng trong và ngoài nước như đường mòn Hồ Chí Minh, Ngã ba Đồng Lộc… ngoài ra những địa danh như núi Nài, bến Tam Soa… là những nơi luôn thu hút khách trong nước và quốc tế đến tham quan tìm hiểu.

Từ Thành phố Vinh, qua cầu Bến Thuỷ trên dòng sông Lam nối liền địa phận hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, bạn sẽ được đến thăm mảnh đất Nghi Xuân với di tích tưởng niệm Nguyễn Du, Ngưyễn Công Trứ, khám phá di chỉ khảo cổ học niên đại thiên niên kỉ trước công nguyên: lò luyện sắt theo phương pháp hoàn nguyên ở Xuân Giang. Tạm biệt Nghi Xuân, mời bạn đến với thị Xã Hồng Lĩnh - nơi có núi Hồng sông La, Hồng Lĩnh là dãy núi gồm 99 ngọn, tại đây có hơn 100 ngôi chùa cổ cùng phong cảnh hùng vĩ rất thu hút du khách. Theo quốc lộ 1 vào Can Lộc, viếng mộ 10 cô gái thanh niên xung


phong đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thăm cố đô Hùng Vương (theo truyền thuyết đây là tiền thân của Đền Hùng - Phú Thọ), thăm chùa Chân tiên, đền Cả, đền Song Trạng, du khách sẽ thú vị hơn khi thăm chùa Hương Tích - tiền thân của chùa Hương (Hà Tây). Hương Tích là một ngọn núi đẹp và thơ mộng của dãy Ngàn Hống, từ di tích chùa Hương, du khách có thể phóng tầm nhìn ra bốn phía với cảnh trời mênh mông, sau lưng là biển cả một màu xanh biếc. Chùa Hương được xây dựng vào thời Trần, được trùng tu lại vào năm 1837, Hương Tích không những là thắng cảnh đẹp mà còn là kho bảo tàng kiến trúc tôn giáo.

Đến thành phố Hà Tĩnh, du khách sẽ vào khu di tích tưởng niệm Bác Hồ và khám phá một phần Hà Tĩnh qua bảo tàng lịch sử Hà Tĩnh với diện tích gần 6000m2, có hơn 1800 hiện vật gốc gồm nhiều sưu tập khác nhau về lịch sử tự nhiên xã hội, văn hoá thuộc các thời kì khác nhau.

Cực Nam của Hà Tĩnh là nơi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”, nhiều khe suối và thảm thực vật phong phú, đồng thời, quần thể động vật với các loài thú quý, nhưng ngày nay hầu hết bị tàn phá và tuyệt chủng. Đèo Ngang vắt qua dãy hoành Sơn trên quốc lộ 1A ở cây số 82 về phía Nam thành phố Hà Tĩnh, dãy núi Hoành Sơn Quan chạy từ dãy Giăng Màn theo hướng Tây Đông nhô mũi Đao, mũi Độc ra biển - là biên giới thời tiết giữa hai miền Nam Bắc. Ngoài Hoành Sơn Quan, đèo Ngang còn có luỹ Lâm Ấp, miếu thờ bà chúa Liễu Hạnh và nhiều di tích gắn liền với các truyền thuyết, giai thoại khác. Tuy nhiên, ở đây tình hình an ninh trật tự chưa được đảm bảo, vẫn còn nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ trá hình, bởi vậy khách du lịch đến đây không nhiều.

Ngược đường 8 về với Đức Thọ, Hương Sơn với những cảnh vật và con người đã đi vào lịch sử - nhà tưởng niệm vị tổng bí thư đầu tiên- Trần Phú, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Đập Cao Thắng... Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang với diện tích tự nhiên 55950ha - khu rừng nguyên sinh lớn nhất Bắc Việt Nam, là một khu lịch sử danh thắng, là tiềm


năng để phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Song nạn buôn lậu qua biên giới vẫn phổ biến, đặc biệt là các hình thức buôn lậu động vật quý hiếm, một số kẻ xấu vẫn tuyên truyền phản động, gây mất trật tự an ninh và làm cho người dân trong khu vực dao động, tất yếu dẫn đến hạn chế số lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng

Hà tĩnh là nơi sản sinh ra Hải Thượng Lãn Ông, thi hào Nguyễn Du, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Đức Kế, Huy Cận... Sự giao hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học làm cho môi trường văn hoá, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn. Hà Tĩnh sẽ là điểm đến mới của du lịch trong tương lai không xa.

2.1.3.2. Lễ hội

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá phản ánh sinh động bản sắc dân tộc, một sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, ngoài các lễ hội chung mang tính chất cộng đồng đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, ở mỗi vùng của tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống mang nét đặc thù riêng. Tuỳ theo nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian. Các lễ hội lịch sử tiêu biểu như hội chùa Hương Tích (Can Lộc), hội chùa Ầm Ầm (Hương Sơn), chùa Chân tiên, đền Bà Hải (Kỳ Anh), đền ông Hoàng Mười (Nghi Xuân), Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm (Can Lộc)…

2.1.3.3. Các tài nguyên khác

Văn hoá ẩm thực

Nói đến văn hoá không thể không nhắc đến ẩm thực. Mặc dù vẫn biết rằng không thể nói đến văn hoá ẩm thực của Hà Tĩnh trong phạm vi hạn hẹp. Ngoài các món ăn ở hạng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn lại ít tiền. Có những món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước như Cu đơ, Cam bù, bánh cuốn ram…


Sự phong phú về lâm, hải sản của du lịch Hà Tĩnh đã tạo nên nhiều món ăn đặc sản truyền thống rất được ưa chuộng. Ngoài các món ăn cầu kỳ kiểu cung đình hiện đang được khai thác phục vụ du khách, còn nhiều món ăn dân giã rất được ưa chuộng: Cu đơ, tên gọi của một loại bánh đã đi vào tiềm thức bao thế hệ người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung, người ta vẫn nói Cu đơ là nét độc đáo có vị ngọt bùi cay đắng như cuộc đời của những người dân Hà Tĩnh, nước chè xanh đi với kẹo cu đơ, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Ngoài ra còn có những đặc sản nổi tiếng như: cam bù Hương Sơn, Mực nhảy Vũng Áng… Tất cả đã hội tụ tạo nên nét văn hoá riêng văn hoá đặc thù không dễ quên của vùng quê Hà Tĩnh.

Du khách có thể đến Đức Thọ để thưởng thức rượu nếp Văn Lâm, lên Hương Sơn để thưởng thức các đặc sản rừng như nhung hươu, mật ong rừng, măng tre và thịt thú rừng. Đến vùng duyên hải để thưởng thức các món ăn từ hải sản như cua, tôm hùm, mực, rùa biển, sò, ốc biển… Khách đến Cửa sót, Kỳ Anh, ngoài việc được thưởng thức đặc sản, còn có thể cùng người dân ở đây câu mực. Đó cũng là một cách để giải trí trong chuyến đi.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn nổi tiếng về các loại hoa quả nổi tiếng, có những loại quả đã trở thành biểu tượng của Hà Tĩnh như cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay,…

Nghề thủ công truyền thống

Ở Hà Tĩnh có rất nhiều làng nghề truyền thống và những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt các nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ, mây tre…

Nghề thủ công truyền thống Hà Tĩnh có lịch sử phát triển từ lâu đời. Nhiều ngành nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian vẫn còn phát triển cho tới ngày nay như đúc đồng, khảm trai, chạm bạc, sơn mài… (Đức Thọ), Nghề làm trống ở Bắc Thai (Thạch Hà), rèn đúc


Đức Thuận và Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), đan kiềng (rế) Phú Thượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Hà tĩnh nổi tiếng với đất văn vật Hồng Lam, với các di chỉ khảo cổ Rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, đồ đồng Đức Lâm, gốm Cẩm trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ vải Hồ… Những nghề thủ công truyền thống này cần được tổ chức quản lý và đầu tư phát triển để tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao phục vụ du khách.

Văn hoá nghệ thuật

Đối với phát triển du lịch, ca múa nhạc dân tộc cũng là một loại hình sản phẩm du lịch đang được chú ý phát triển. Hầu hết các loại dân ca phổ biến ở Hà Tĩnh như ngâm thơ, hát ru, hát dặm, hát ả đào Cổ Đạm, hát nói, hát Ví, hát phường vải... Có những loại hình đặc sắc như hát ca trù (Nghi Xuân), hát đối, dân ca... Ngoài ra đặc biệt là dàn nhạc cụ dân tộc với đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, nhị, sáo trúc, trống, thường có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Ca múa nhạc của Hà Tĩnh mang đậm sắc thái riêng, thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Bắc và Nam, du khách đến Hà Tĩnh không thể không nghe các khúc dân ca thấm đẫm lòng người sâu đậm trên dòng sông La anh hùng.

Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di tích lịch sử văn hoá. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hoá Hà Tĩnh.

Đến Hà Tĩnh, du khách sẽ được thưởng thức nền văn hoá dân gian phong phú và các đặc trưng riêng có của Hà Tĩnh, bạn sẽ được cảm nhận tình người Hà tĩnh qua những lần du lịch...

Đây mới chỉ là giai đoạn đầu - giai đoạn phát hiện và tham gia trong 6 giai đoạn của vòng đời du lịch (butle-1980, wong, pp, 1993). Cần phải làm thế nào để du lịch Hà Tĩnh có thể bền vững, không quay theo vòng phân chia của butle là những gì luận văn này muốn đề cập đến.


2.1.4. Nguồn lực kinh tế và hạ tầng cơ sở ở Hà Tĩnh

Nguồn lực kinh tế

Hà Tĩnh là tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, đặc biệt là từ khi thực hiện luật doanh nghiệp, kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng liên tục, ổn định. Giai đoạn 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 7,06%, giai đoạn 2001 - 2004 là 8,57%, tính tới năm 2001, GDP của Hà Tĩnh là 2.684,61 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,05%/năm. Năm 2005, GDP tính theo giá thực tế ước đạt 5.905 tỷ đồng, bằng 0,72% GDP cả nước. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Tĩnh là 11,5%, một phần lớn là nhờ có dự án khu công nghiệp Vũng Áng, qua dự án này, hình ảnh của Hà Tĩnh được biết tới nhiều hơn, đây cũng là một thuận lợi để quảng bá cho du lịch Hà Tĩnh.

Tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng rõ rệt, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn trung bình cả nước, nhưng thấp hơn so với trung bình vùng Bắc Trung Bộ.

Đây là điều kiện quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển du lịch bởi vì sự tăng trưởng kinh tế kéo theo mức sống của người dân được cải thiện, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và đi du lịch. Thời cơ đến với Du lịch Hà Tĩnh khi cơ sở hạ tầng và các chính sách ngày càng được cải thiện hơn để phù hợp với yêu cầu quốc tế, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006. Quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng, các dự án đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều; năm 2010, cả nước có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hà Tĩnh 206,1 triệu USD, chiếm 2,6%.

Tiềm năng du lịch Việt Nam được đánh giá khá tốt trong mắt du khách quốc tế, Theo bà Luibov Ruxanovna - giám đốc phụ trách quốc tế của công ty du lịch Pro - Real, một công ty lớn của Nga qua các đợt khảo sát du lịch Việt


Nam: “Tôi chưa từng thấy nơi nào đẹp đến thế, Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, thiên nhiên rất hiền hoà, nền văn hoá đặc sắc và đặc biệt là người dân rất tốt, rất cởi mở và hiếu khách, Việt Nam nên cải tạo hơn nữa nền du lịch của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn và xây dựng các khách sạn, xử lý môi trường, cảnh quan…”. Chính vì thế chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng phát triển du lịch hiện nay của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng để có những giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững.

Hạ tầng cơ sở

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ.

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch của Hà Tĩnh đang bắt đầu được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành du lịch được thành lập đảm nhận chức năng chủ yếu là: tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch, làm cầu nối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hay các điểm du lịch. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân như Ga Yên Trung, Hưng Phố, Phúc Trạch, công ty du lịch Hà Tĩnh, công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh… tham gia có hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Khoảng cách từ thành phố Hà Tĩnh đến các điểm du lịch không quá xa, cộng thêm hệ thống đường sá, cầu cống được xây dựng khá tốt nên du khách có thể di chuyển bằng ô tô, thuyền… để đến các điểm du lịch như: hồ Kẻ Gỗ, bãi biển Thiên Cầm, vườn quốc gia Vũ Quang…

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ lưu trú ở Hà Tĩnh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự… Một số khách sạn nhà hàng được đầu tư tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu của

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí