Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




NGUYỄN THỊ THANH NGA


PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HÀ TĨNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2011

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6

1.1. Cơ sở lý luận phát triển du lịch bền vững 6

1.1.1. Một số khái niệm 6

1.1.2. Mục tiêu của du lịch bền vững 10

1.1.3. Một số tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 11

1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của phát triển du lịch bền vững 16

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững 19

1.2.1. Quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam 19

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch 21

Chương 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở HÀ TĨNH 27

2.1. Những điều kiện về tiềm năng du lịch ở Hà Tĩnh 27

2.1.1. Vị trí địa lý của Hà Tĩnh 27

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Hà Tĩnh 28

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 30

2.1.4. Nguồn lực kinh tế và hạ tầng cơ sở ở Hà Tĩnh 36

2.1.5. Các dịch vụ hỗ trợ du lịch ở Hà Tĩnh 38

2.1.6. Hợp tác du lịch 43

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hà Tĩnh 46

2.2.1. Kết quả kinh doanh du lịch 46

2.2.2. Xã hội 57

2.2.3. Môi trường 59

2.3. Phân tích đánh giá phát triển du lịch ở Hà Tĩnh trong những năm qua 62

2.3.1. Những thành tựu bước đầu về phát triển du lịch ở Hà Tĩnh 62

2.3.2. Những khó khăn thách thức cần được giải quyết khắc phục 63

2.3.3. Phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế phát triển du

lịch ở Hà Tĩnh trong những năm qua 63

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 ĐỂ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HÀ TĨNH 68

3.1. Phương hướng phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh 68

3.1.1. Phương hướng chung để phát triển du lịch ở Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững 68

3.1.2. Phương hướng phát triển các thị trường, sản phẩm du lịch chủ yếu 69

3.1.3. Phương hướng phát triển không gian du lịch 69

3.1.4. Phương hướng đầu tư phát triển du lịch 73

3.2. Các quan điểm cụ thể để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh 74

3.3. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 77

3.4. Các giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh 78

3.4.1. Nhóm giải pháp mang tầm vĩ mô 78

3.4.2. Nhóm giải pháp trong phạm vi doanh nghiệp 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 93

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã phát triển ở trình độ cao. Khoa học, kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, theo đó, nhu cầu về du lịch của các tầng lớp dân cư ở các quốc gia cũng tăng lên. Du lịch đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều quốc gia đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư để đánh giá chất lượng cuộc sống. Theo tổ chức du lịch thế giới thì đầu thế kỉ XXI, số lượt khách đi du lịch trên toàn cầu là hơn 700 triệu/ năm và đạt thu nhập hơn 500 tỷ USD. Ngành du lịch quốc tế đạt 856 tỷ USD trong năm 2007 chiếm 30% giao dịch xuất khẩu trên thế giới. Trong năm 2008, số lượt khách du lịch trên thế giới đạt 924 triệu lượt. Năm 2009 ngành du lịch thế giới ước tính sẽ đóng góp 5.474 tỷ USD cho sự tăng trưởng kinh tế và ước tính năm 2010, số lượt khách du lịch đạt được trên toàn cầu sẽ là 1,6 tỷ (GPA).

Ở Việt Nam, Đảng ta đã xác định phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn 20 năm đổi mới, phát triển du lịch thực sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế nước nhà. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế dựa vào điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước, con người nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế để Việt Nam sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.

Hà Tĩnh là một miền quê giàu truyền thống văn hóa, có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, hùng vĩ. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng lại rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Hà Tĩnh trải dài 135km bờ biển, với những bãi cát mịn màng và nước biển xanh trong đã tạo nên các khu du lịch sinh thái và bãi tắm biển hấp dẫn. Bên cạnh đó Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và giàu tính nhân văn. Lợi thế của Hà


Tĩnh là có cả rừng và biển; nối liền miền Bắc và miền Nam với hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ, có cửa khẩu Cầu Treo - là một trong những cửa khẩu lớn của cả nước nối liền với nước bạn Lào.

Mặc dù có tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng Hà Tĩnh chưa phát huy hết khả năng để nâng cao mức sống dân cư, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hà Tĩnh vẫn là một trong số những tỉnh nghèo của cả nước. Hoạt động du lịch vẫn mang tính thời vụ, hệ thống dịch vụ để phục vụ cho hoạt động du lịch chưa phát triển. Du khách chủ yếu đến Hà Tĩnh một lần, do tò mò, do muốn khám phá, nhưng ít khi họ đến lần sau. Du lịch ở Hà Tĩnh đang trong thời kì quy hoạch, nên vẫn còn yếu tố tự phát ở một số địa phương. Giữ gìn và khai thác, phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có cùng với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Hà Tĩnh đang được các cấp chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm. Và điều quan tâm trước hết là phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Tĩnh nói riêng cần phải chú trọng theo hướng bền vững để nâng cao mức sống của dân cư, bảo tồn và phát triển tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Với những ý nghĩa như vậy, tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình: “Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phát triển du lịch ở Việt Nam đã có nhiều công trình xuất bản thành sách chuyên khảo, sách giáo trình, các loại báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Có thể chia làm ba nhóm chính sau đây:

Nhóm về kinh doanh du lịch: Nhóm này đã có rất nhiều tác giả đề cập, đa số các tác giả đều phân tích khoa học và nghệ thuật kinh doanh du lịch trên các khía cạnh: Nguồn lực và khai thác nguồn lực; thể loại du lịch và cách lựa chọn thể loại kinh doanh, v.v… Chủ yếu các tác giả xem xét trên góc độ cung cầu du lịch trên thị trường và hành vi ứng xử của doanh nghiệp khi kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Tiêu biểu có một số tác phẩm như: Du lịch và


kinh doanh du lịch, Trần Nhạn, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1996; Thị trường du lịch, Nguyễn Văn Lưu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nhà xuất bản khoa học Bắc Kinh, Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương dịch và một số tác phẩm khác.

Nhóm về môi trường và phát triển bền vững: Đã có nhiều bài báo, tạp chí và các cuộc hội thảo bàn về vấn đề phát triển bền vững, nhưng đến nay vẫn chưa có một ý kiến thống nhất cho giải pháp phát triển du lịch bền vững trên toàn thế giới. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Phan Trung Lương chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000; Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Nguyễn Văn Mạnh, tạp chí Khoa học kinh tế, tháng 8/2008.

Các tiêu chí và đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đã được đề cập đến trong các tác phẩm. Các tác giả cũng đã đánh giá được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế, xã hội và tác động của các hoạt động kinh tế đến biến đổi khí hậu, biến đổi điều kiện sống của con người. Tuy nhiên, các tác phẩm đánh giá mối quan hệ qua lại giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tự nhiên không nhiều. Có chăng là các cách nhìn từ biểu hiện bên ngoài và một số tác động quá rõ ràng mà báo chí và các phương tiện truyền thông đã đưa tin.

Riêng về phát triển du lịch ở Hà Tĩnh, đến nay chưa có một bài viết, bài nghiên cứu thực sự nghiêm túc để du lịch Hà Tĩnh phát triển mạnh mẽ, lại càng chưa có ai nghiên cứu từ thực trạng điều kiện tự nhiên - xã hội ở Hà Tĩnh để thúc đẩy Hà Tĩnh phát triển du lịch theo hướng bền vững; đảm bảo mức sống của thế hệ sau.


3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục tiêu:

+ Phân tích được thực trạng phát triển du lịch ở Hà Tĩnh trong những năm qua - những thành tựu bước đầu và những khó khăn thách thức đang đặt ra.

+ Trình bày những phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn phải thực hiện là:

+ Làm rõ được các khái niệm du lịch và du lịch bền vững; vai trò của du lịch trong nền kinh tế nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng.

+ Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Tĩnh, những nội lực và ngoại lực để phát triển du lịch Hà Tĩnh.

+ Làm rõ thực trạng du lịch ở Hà Tĩnh về những thành tựu, thời cơ và những khó khăn, thách thức.

Từ thực tiễn, nêu lên những phương hướng và giải pháp tích cực, khoa học để phát triển du lịch Hà Tĩnh theo hướng bền vững.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh

* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng du lịch ở Hà Tĩnh từ năm 2000 đến nay; phương hướng và giải pháp từ nay đến năm 2020 để phát triển du lịch Hà Tĩnh theo hướng bền vững.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh; phương pháp thống kê, xã hội học; logic và lịch sử.


6. Dự kiến đóng góp của luận văn‌‌

- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh.

- Phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh.

- Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch của Hà Tĩnh theo hướng bền vững. Qua đó có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý du lịch ở Hà Tĩnh và những cán bộ liên quan có sự quan tâm nghiên cứu.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương, 9 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững.

Chương 2: Thực trạng du lịch ở Hà Tĩnh.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp từ nay đến năm 2020 để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí