điều kiện cụ thể của từng vùng mà người ta có thể xác định mức độ bền vững mà khu vực đó có thể đạt được.
Khả năng tải xã hội
Có hai cách hiểu:
- Là số lượng du khách được cộng đồng địa phương chấp nhận (chịu đựng được). Số lượng này tuỳ thuộc vào giới hạn chấp nhận của cộng đồng chứ không phải là số lượng du khách được lãnh thổ du lịch thu hút. Ví dụ: tỷ lệ chấp nhận du khách của các làng du lịch ở Áo là 1/1 (1 chủ/1 khách).
- Đối với du lịch thì du khách là “thượng đế”, do đó trong khả năng tải xã hội thì sự chấp nhận của du khách nhiều khi quan trọng hơn sự chấp nhận của cộng đồng bản địa. Số lượng du khách tỉ lệ thuận với niềm vui của du khách trước dịch vụ du lịch và thái độ ân cần của người địa phương. Chính thái độ thiếu niềm nở của người địa phương sẽ làm lượng du khách giảm đi.
Xuất phát từ hai cách hiểu trên đây về khả năng tải xã hội, thì hoàn toàn có thể tăng khả năng tải xã hội của điểm du lịch bằng chương trình giáo dục du khách và giáo dục cộng đồng.
Khả năng tải kinh tế
“Là khả năng chấp nhận các chức năng du lịch mà không gây phương hại đến các hoạt động mà địa phương mong đợi” (O’Reilly, 1986)[39]. Điều đó có nghĩa là nếu hoạt động du lịch gây phương hại đến các hoạt động kinh tế khác của địa phương thì có nghĩa là đã vượt qua khả năng tải.
Định nghĩa về khả năng tải kinh tế chưa thực sự chặt chẽ, vì rất có thể những thiệt hại của các hoạt động kinh tế khác sẽ được bù đắp bằng nguồn lợi của hoạt động du lịch, và điều đó được địa phương chấp nhận. Vì thế, khi xét khả năng tải kinh tế cần đặt trong mối quan hệ với sự tác động trở lại của các hoạt động kinh tế với tài nguyên và xã hội.
Trừ khả năng tải sinh thái, hiện nay chưa có phương pháp ưu việt nào có khả năng xác định giá trị chính xác của hai đại lượng khả năng tải xã hội và kinh tế.
1.1.3.2. Hệ thống chỉ thị môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch (Đánh giá bằng phương pháp PRA)
Cách xác định | |
1. Bộ chỉ thị về đáp ứng nhu cầu của du khách | Tỷ lệ % số khách quay trở lại/ tổng số khách Số ngày lưu trú bình quân/ đầu du khách Tỷ lệ % các rủi ro về sức khoẻ (bệnh tật, tai nạn) do du lịch/ số lượng du khách |
2. Bộ chỉ thị để đánh giá tác động của du lịch trên phân hệ sinh thái tự nhiên | % chất thải chưa được thu gom và xử lý Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa) Lượng nước tiêu thụ/ du khách/ngày (tính theo mùa) % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch Số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/ tổng số công trình Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động thực vật quí hiếm (phổ biến - hiếm hoi - không có) % khả năng vận tải sạch/ khả năng vận tải cơ gi ới (tính theo trọng tải) |
3. Bộ chỉ thị đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế | % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại % chi phí vật liệu xây dựng địa phương/ tổng chi phí vật liệu xây dựng % giá trị hàng hoá địa phương/ tổng giá trị hàng hoá tiêu dùng cho du lịch |
4. Bộ chỉ thị đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn | Chỉ số Doxey Sự xuất hiện các bệnh/ dịch liên quan với du lịch Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hoá của địa phương (so với dạng nguyên thuỷ) Số người ăn xin/ tổng số dân địa phương Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) – xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 1
- Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 2
- Những Điều Kiện Về Tiềm Năng Du Lịch Ở Hà Tĩnh
- Các Di Tích Lịch Sử, Văn Hoá, Kiến Trúc Nghệ Thuật
- Dịch Vụ Viễn Thông Và Quảng Bá Du Lịch Ở Hà Tĩnh
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nguồn: Manning E.W, 1996
Tuy có nhiều phương pháp để đánh giá du lịch bền vững, nhưng chung quy lại cũng nhìn nhận trên ba góc độ:
Góc độ bền vững về tài nguyên môi trường
- Số lượng (tỷ lệ) các khu điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ;
- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch;
- Áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý;
- Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Góc độ bền vững về kinh tế:
- Chỉ số về mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình quân của khách tăng;
- Số lượng ( tỷ lệ du khách quay trở lại);
- Mức độ hài lòng của du khách;
- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được nâng lên theo hướng bền vững;
- Tính trách nhiệm trong hoạt động quảng bá du lịch.
Góc độ đảm bảo sự bền vững về xã hội
- Mức độ phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ;
- Tác động xã hội từ hoạt động du lịch được quản lý;
- Mức độ hài lòng cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch;
- Mức độ đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Một số tiêu chí khác:
- Mức tăng trưởng đầu tư cho du lịch;
- Tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP.
1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của phát triển du lịch bền vững
1.1.4.1. Du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trước đây, người ta quan nịêm du lịch là một hình thức giải trí xa xỉ. Tuy nhiên từ những năm 60 của thế kỉ XX trở lại đây các hình thức dịch vụ du lịch đang được chú trọng phát triển, ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Khi thu nhập của người dân tăng lên, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu. Có cầu ắt hẳn có cung, du lịch phải kèm theo hàng loạt dịch vụ liên quan… du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch đang ngày càng trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều việc làm nhất trên thế giới (với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp; 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách); du lịch toàn cầu mỗi năm thu nhập hơn 514 tỷ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribe, 50% GDP là từ du lịch.
Đóng góp lớn vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung quan trọng, là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu về nghỉ ngơi, du lịch nhiều hơn. Doanh thu từ du lịch - dịch vụ chiếm một phần đáng kể trong GDP.
Tạo công ăn việc làm: hiện nay lao động ở khu vực nông thôn đang dư thừa, thiếu việc làm là tình trạng phổ biến tất cả các địa phương. Đặc biệt là các địa phương địa hình không phù hợp với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Tổ chức du lịch thế giới khẳng định du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện du lịch chiếm tới hơn 40% thương mại dịch vụ toàn cầu và 60% tổng số các hoạt động mậu dịch diễn ra trên thế giới. Du lịch được xem như một chất xúc tác để mở rộng và phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là dịch vụ. Phát triển du lịch sẽ tận dụng
được nguồn nhân lực, vật lực, tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa tránh lãng phí tài nguyên.
Du lịch không chỉ tạo thu nhập cho thế hệ hôm nay mà còn đảm bảo cho tương lai có một cuộc sống chắc chắn, nếu chúng ta biết phát triển du lịch theo hướng bền vững.
1.1.4.2. Phát triển du lịch bền vững đối với văn hoá xã hội
Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2006 - 2010 đã xác định tiếp tục duy trì phát triển mạnh mẽ và đảm bảo tính bền vững cho du lịch Việt Nam. Du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, phải tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Giữa phát triển du lịch và văn hoá xã hội có mối quan hệ tác động qua lại với nhau mang tính tất yếu khách quan. Du lịch là một hoạt động văn hoá. Sản phẩm du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, làng nghề… là sản phẩm kết tinh từ văn hoá. Hơn thế nữa, mục tiêu cơ bản của du lịch là sự phát hiện, tiếp thu, nâng cao các giá trị văn hoá vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống. Bằng hoạt động ấy, con người dường như được tiếp thêm sức mạnh từ các giá trị nhân văn của văn hoá để sống hài hoà hơn với thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó làm việc có hiệu quả hơn và sống tốt hơn.
Sự kết hợp giữa du lịch và quảng bá văn hoá Việt Nam là điều kiện tốt nhất để đưa văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là cách tốt nhất gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và đem lại nguồn thu nhập cho người lao động.
Thông qua du lịch các hoạt động đối ngoại của mỗi quốc gia được mở rộng, phát triển du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, qua đó góp phần nâng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Du lịch là con đường ngắn nhất để giao du, tiếp cận những văn hoá mới, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với truyền thống dân tộc do du khách từ nhiều nơi, nhiều dân tộc, nhiều quốc tịch, văn hoá, tôn giáo khác nhau.
1.1.4.3. Du lịch bền vững với vấn đề môi trường
Đầu tư vào du lịch là một biện pháp bảo vệ tài nguyên có hiệu quả nhất. Khi đầu tư vào một điểm du lịch nào đó, nhà đầu tư sẽ tìm biện pháp bảo vệ cảnh quan tự nhiên để tạo môi trường du lịch hấp dẫn để lôi cuốn du khách. Người dân có công ăn việc làm, tránh được tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, thực tế cho thấy, khi thu nhập của người dân tăng lên, tạo điều kiện để nâng cao nhận thức, do đó vấn đề bảo vệ sức khoẻ của mỗi người, mỗi nhà được chú trọng, môi trường sống cũng được quan tâm hơn. Du lịch góp phần quảng bá địa phương, là cơ sở thực tiễn để pháp luật hoàn thiện hơn. Vấn đề môi trường không chỉ giới hạn trong một vài người, một vài địa phương mà trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và một số vấn đề khác. Cải thiện tiện nghi môi trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy trì bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Nói tóm lại, du lịch góp phần bảo tồn thiên nhiên, tăng cường chất lượng môi trường, vai trò của môi trường được đề cao thông qua du lịch.
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam
Công tác xây dựng chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam được triển khai khá chậm. Từ lúc ra đời (năm 1960) đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ngành du lịch Việt Nam đã tồn tại, phát triển mà không có chiến lược ngành.
Các chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch với đường lối hợp tác đa phương trong kinh tế và đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, dẫn đến sự phát triển bùng nổ của du lịch vào những năm đầu thập niên 90. Hàng loạt các văn bản pháp quy đã được ban hành, riêng đối với ngành du lịch, từ năm 1992 tới nay
đã có hơn 30 văn bản pháp quy của Đảng và Chính phủ, 114 văn bản pháp quy của các bộ ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Đặc biệt trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, đã coi “phát triển du lịch thật sự thành một ngành kinh tế mũi nhọn…” [11, tr.178].
Trong thời gian gần đây, tình hình đầu tư cho du lịch được nâng cao, lần đầu tiên nhà nước đã đầu tư cho một chương trình hành động quốc gia về du lịch. Năm 2002 chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn 2001 - 2010 đã được chính phủ phê duyệt, năm 2005 luật du lịch được ban hành và trở thành quy chuẩn pháp luật về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
Tuy nhiên, mối quan hệ liên ngành tại một số khu vực có tài nguyên đặc thù, những khu vực nhạy cảm còn có những tồn tại, làm cản trở những định hướng quản lý khai thác bền vững tài nguyên, còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý du lịch với các Bộ chủ quản về văn hoá - thông tin, ngoại giao và Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Du lịch Việt Nam vẫn chưa có đại diện của mình ở nước ngoài. Những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến trong hoạt động du lịch, quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn chưa đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.
Nhận thức của xã hội, của các cấp các ngành về du lịch còn chưa đầy đủ đã làm tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo vệ, nhiều giá trị nhân văn bị mai một. Bên cạnh đó, trình độ dân trí còn chưa cao là yếu tố làm giảm tính bền vững của du lịch, cần phải tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu được và có trách nhiệm tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới
Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản
Với một nền văn hoá đặc sắc lâu đời cùng với những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xử lý môi trường, ngày nay Nhật Bản được biết đến như là một nước có ngành du lịch hiện đại và thành công nhất ở Châu Á. Trong đó phải kể đến thành công trong việc bảo vệ môi trường ở các địa điểm du lịch, một trong những điều kiện quan trọng để thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Nhật Bản. Vấn đề được đề cập đến trước hết là ý thức bảo vệ môi trường của những người làm du lịch. Khi dẫn đoàn vào tham quan, ngoài giới thiệu về điểm du lịch, hướng dẫn viên không quên nhắc nhở khách về những phong tục của người Nhật trong việc bảo vệ môi trường và hướng dẫn khách cách bố trí thùng rác, nhà vệ sinh, và cách phân loại rác khi cho vào thùng… Một cách rất tự nhiên các hướng dẫn viên nhặt những thứ rác còn vương vãi bỏ vào thùng rác cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của những người làm du lịch về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch ở Nhật Bản.
Ý thức giữ gìn môi trường trong sạch tại các điểm du lịch cũng được thấm sâu vào những người dân địa phương. Khi quan sát những người làm việc tại những cửa hàng, những nơi công cộng ở các điểm du lịch, ta có thể thấy họ có những hành động rất tự nhiên chỉ dẫn cho du khách bỏ những hộp, túi đồ uống… vào những nơi qui định và thậm chí họ cùng du khách phân loại các đồ kim loại, các đồ nhựa ngay tại thùng rác.
Sự quản lý môi trường tại các địa điểm du lịch là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Qui hoạch một cách bài bản là điều dễ dàng nhận thấy ở Nhật Bản. Việc bố trí các cửa hàng lưu nịêm, màu sắc, vật dụng trang trí, trang phục của người bán… đều phù hợp với từng điểm du lịch. Những thùng rác nhỏ nhắn được bố trí rất nhiều ở nơi đây và thông thường hai đến ba thùng rác được bố trí cạnh nhau để có thể phân loại rác ngay tại